"Việc áp dụng giá điện nhiều bậc ở Việt Nam hiện tại là chưa hợp lý"

CƯỜNG NGÔ - PHÚC ĐẠT |

Trao đổi với Lao Động, TS Ngô Đức Lâm - nguyên Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng, từ khi áp dụng biểu giá bán lẻ điện 6 bậc, nay rút gọn xuống còn 5 bậc, chưa có cuộc thanh tra đúng nghĩa nào công bố các số liệu của biểu giá điện. Vì vậy, cần phải minh bạch các số liệu trên, thanh tra cần vào cuộc làm rõ.

Không ai có quyền lấy của người này bù cho người khác, việc bù chéo không hợp lệ và ít hiệu quả

Bộ Công Thương đang dự thảo quyết định của Thủ tướng về biểu giá điện sinh hoạt, trong đó, biểu giá điện sinh hoạt rút gọn từ 6 bậc xuống 5 bậc. Nhưng hiện nay, bộ này đang lập đoàn thanh tra Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về cung ứng điện. Theo ông, việc đưa ra xin ý kiến biểu giá điện sinh hoạt ở thời điểm hiện tại liệu có phù hợp?

- Cá nhân tôi rất hoan nghênh Bộ Công Thương thời gian qua đã khẩn trương giải quyết tình trạng thiếu điện cho người dân. Tuy nhiên, vừa qua, ngành điện còn tồn tại rất nhiều vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã nêu ra và có yêu cầu thanh tra.

Việc cải tiến biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo bậc thang, rút gọn từ 6 bậc xuống 5 bậc là tốt. Nhưng cải tiến thời điểm này là chưa thích hợp. Chưa thích hợp ở chỗ, đoàn thanh tra đang kiểm tra vấn đề về giá điện sinh hoạt, xem xét các bậc đã đúng hay chưa. Do vậy, tôi cho rằng, tạm thời để lực lượng chức năng kiểm tra xong, làm rõ các vấn đề liên quan cho minh bạch, rõ ràng và có kết luận cuối cùng, đến lúc đó lấy ý kiến cải tiến biểu giá bán lẻ điện cũng chưa muộn.

TS Ngô Đức Lâm trao đổi với PV. Ảnh: Phúc Đạt
TS Ngô Đức Lâm trao đổi với PV. Ảnh: Phúc Đạt

Nhiều ý kiến cho rằng, câu chuyện bù chéo về giá điện giữa các hộ tiêu dùng với nhau vẫn còn nguyên bất cập. Quan điểm của ông như thế nào và cần điều chỉnh ra sao cho phù hợp?

- Khi tính biểu giá điện ở các cấp bậc khác nhau đã đặt ra 2 mục tiêu. Thứ nhất để tiết kiệm điện. Thứ hai để bù chéo giữa những hộ tiêu dùng nhiều và những hộ tiêu dùng ít.

Thời gian qua, vấn đề tiết kiệm điện là do phong trào vận động, không phải là kết quả của việc dùng giá điện cao khiến người dân tiết kiệm điện.

Tôi lấy ví dụ, một chung cư cao cấp sẵn sàng thuê máy phát điện với chi phí 200 triệu đồng/ngày, giá rất cao, nhưng họ vẫn sẵn sàng làm cho cư dân của mình. Vì vậy, không nên lấy biểu giá điện lũy tiến theo bậc thang để "ép" người tiêu dùng.

Về vấn đề bù chéo lẫn nhau. Những người tiêu dùng nhiều điện phải bù cho những người tiêu dùng ít. Việc bù trừ như vậy không đúng theo quy luật thị trường.

Khi người dân sử dụng điện theo thị trường điện lực, người dùng nhiều phải trả nhiều, người dùng ít trả ít; không có chuyện khách hàng đã dùng nhiều (phải trả tiền nhiều), lại còn phải chịu giá điện ở bậc cao (lên tới 3.457 Kwh cho giá điện bậc 5), phải trả tiền nhiều hơn nữa. Không ai có quyền lấy của người này bù cho người khác, nên việc bù chéo là không hợp lệ và ít hiệu quả.

Thứ ba, có thể xảy ra tình trạng không minh bạch, rõ ràng, có thể việc bù chéo lại sinh lợi cho bên bán điện. Vì vậy, theo tôi, việc áp dụng giá điện nhiều bậc ở Việt Nam hiện tại là chưa hợp lý.

Như ông phân tích, có vẻ như biểu giá điện theo bậc thang chưa thật sự minh bạch?

- Theo Luật Giá năm 2012, ngành điện đã đủ mọi điều kiện để đầu tư và tái phát triển, kể cả cuộc sống của những người làm trong ngành điện. Vì tất cả chi phí đều được tính vào giá thành. Ngoài giá thành, Nhà nước còn tính định mức hợp lý cho số lãi để cho ngành điện phát triển và đảm bảo phúc lợi.

Tôi nghĩ rằng, cách tính giá điện hiện nay của Bộ Công Thương không đảm bảo nguyên tắc tổng doanh thu điện sinh hoạt được tính theo từng bậc (5, 6 bậc) cho khách hàng (gọi là T2) phải cân bằng với tổng doanh thu tính theo giá điện bình quân (gọi là T1).

Các đoàn thanh tra hằng năm kiểm toán cũng không công bố các con số này. Trong khi đó, nếu ngay từ đầu công khai, đảm bảo đủ nguyên tắc T1 luôn bằng T2 thì dù có chia 3 hay 5, 7 bậc, giá trung bình tính ra cũng đều quay về giá bình quân, không thể cao hơn.

Số lượng từng bậc sử dụng bao nhiêu điện rất dễ để tính toán. Nếu như kiểm toán thì sẽ biết bậc 1, bậc 2,… sẽ dùng hết bao nhiêu điện, nhân với giá điện sẽ tính ngay ra chênh lệch của 5 hoặc 6 bậc ấy với tổng thu nhập của 1 giá điện bình quân nếu không bằng nhau thì đó sẽ là chênh lệch.

Nhưng từ khi áp dụng biểu giá điện 6 bậc, chưa có cuộc thanh tra đúng nghĩa nào công bố các số liệu trên công bố cho toàn dân biết. Vì vậy, tôi mong muốn phải minh bạch các số liệu trên, thanh tra cần vào cuộc làm rõ.

Nếu tổng doanh thu theo bậc từ khách hàng lớn hơn tổng doanh thu tính theo giá điện bình quân, tôi hoàn toàn ủng hộ để áp dụng biểu giá 6 bậc đấy sao cho hợp lý nhất.

Biểu giá bán lẻ điện được đưa ra lấy ý kiến. Ảnh chụp màn hình
Biểu giá bán lẻ điện được đưa ra lấy ý kiến. Ảnh chụp màn hình

Từ khi áp dụng biểu giá điện 6 bậc, chưa có cuộc thanh tra đúng nghĩa nào

Ông nghĩ sao về biểu giá điện 1 giá, nó có phù hợp với với thực tiễn ở Việt Nam hay không?

- Biểu giá điện 1 giá là công bằng nhất, dễ nhất, nhà nào cũng biết. Giá điện bình quân công bố, giá nhà nước bán, mỗi gia đình dùng bao nhiêu... đều rất rõ ràng.

Một trong các điều kiện để áp dụng cơ chế biểu giá điện 1 giá là phải hoàn thiện thị trường điện bán lẻ cạnh tranh. Nhưng thị trường này đến nay vẫn "giậm chân tại chỗ" thì chưa thể nói đến câu chuyện điện một giá được?

- Chúng ta có 3 bước của thị trường điện lực: Phát điện cạnh tranh, bán buôn cạnh tranh và bán lẻ cạnh tranh. Phát điện cạnh tranh mặc dù đã có nhưng cần sòng phẳng với nhau hơn. Ví dụ như các nhà đầu tư điện mặt trời, điện gió vừa qua, họ rất muốn phát điện lên lưới nhưng... chật vật lắm.

Còn thị trường bán buôn điện cạnh tranh chưa hoàn thành. Bán lẻ điện cạnh tranh là quá trình lâu dài hơn. Theo dự kiến, đến năm 2024 sẽ bắt đầu hoàn thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh và đi vào thí điểm. Thế nhưng bán buôn chưa xong thì nói gì đến bán lẻ điện cạnh tranh.

Theo ông, giải pháp căn cơ để xây dựng một biểu giá điện hợp lý ở thời điểm hiện tại đối với thị trường điện, đối với Việt Nam như thế nào?

- Nhà nước đang kiểm tra và muốn đổi mới toàn diện ngành điện. Trước mắt, cần chờ kết luận thanh tra, sau đó sẽ đổi mới toàn bộ. Tôi tin rằng, Nhà nước cũng nhận ra rằng, không cải tổ ngành điện thì vấn đề cấp điện lâu dài sẽ không được ổn định. Vấn đề cơ bản nhất sẽ ảnh hưởng đến nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy việc cấp điện không ổn định, không rõ ràng, minh bạch thì người ta sẽ không vào đầu tư nữa, sẽ rất bất lợi.

Theo tôi, ủng hộ vấn đề cải tổ càng sớm càng tốt và đã đến thời điểm phải thay đổi để tương lai ngành điện tươi sáng hơn.

Xin cảm ơn ông!

CƯỜNG NGÔ - PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

"Cơ chế bù chéo biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt không minh bạch"

Cường Ngô - Phúc Đạt |

TS Ngô Đức Lâm - nguyên Cục trưởng Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp, nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hiện nay chưa khắc phục được triệt để những bất cập của biểu giá bán lẻ điện hiện hành, trong đó có cơ chế bù chéo giá điện giữa các hộ tiêu dùng điện.

Biểu giá điện sinh hoạt cao nhất 3.457 đồng/kWh: Bất cập bù chéo giá điện vẫn còn nguyên

Anh Tuấn |

Chuyên gia năng lượng cho rằng, cơ cấu biểu giá điện hiện nay dù đã có sự điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn, nhưng vẫn chưa khắc phục được triệt để những bất cập của biểu giá bán lẻ điện hiện hành.

Giá bán lẻ điện sinh hoạt có thể lên tới 3.457 đồng/kWh

Cường Ngô |

Biểu giá bán lẻ điện dự kiến còn 5 bậc thay vì 6 như hiện hành và giá điện ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) khoảng 3.457 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT).

Giá điện ra sao sau khi áp khung giá mới?

Cường Ngô |

Việc ban hành khung giá là cơ sở để EVN xây dựng các phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện. Theo quy định, nếu thông số đầu vào thay đổi làm giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 3% trở lên và trong khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân thì giá điện được phép điều chỉnh tăng, nếu giảm thì giá điện phải giảm.

Miền Bắc sắp đón đợt mưa to diện rộng giải nhiệt

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định trong những ngày tới nhiều khu vực trên cả nước có mưa. Trong đó miền Bắc cục bộ có nơi mưa rất to, nền nhiệt giảm nhanh.

Cận cảnh đoạn đê chống lũ chậm tiến độ tại dự án 815 tỉ đồng

Phúc Đạt - Hạo Thiên |

Hà Nội - Theo ghi nhận, tại dự án mở rộng đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm (quận Tây Hồ, Hà Nội) vẫn còn nhiều đoạn chưa thành hình. Cùng với đó, các hạng mục đê bê tông cốt thép chống và cửa khẩu qua đê bị chậm tiến độ, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân sống trong khu vực.

Cụ ông U80 tốt nghiệp bằng giỏi trường Luật tiết lộ bí quyết đạt 3 bằng đại học

Minh Hà - Tường Vân |

Ông Ngô Tôn Đức, 78 tuổi đạt điểm tổng kết 8,1, cử nhân loại giỏi khoa Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội. Đây là tấm bằng đại học thứ 3 của học viên U80 này.

Cựu Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam khai về khoản tiền được tặng sinh nhật

Việt Dũng |

Hà Nội - Bị cáo Trần Văn Tân - cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam thừa nhận, được doanh nghiệp hối lộ 5 tỉ đồng khi cho phép họ thực hiện cách ly tại tỉnh.

"Cơ chế bù chéo biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt không minh bạch"

Cường Ngô - Phúc Đạt |

TS Ngô Đức Lâm - nguyên Cục trưởng Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp, nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hiện nay chưa khắc phục được triệt để những bất cập của biểu giá bán lẻ điện hiện hành, trong đó có cơ chế bù chéo giá điện giữa các hộ tiêu dùng điện.

Biểu giá điện sinh hoạt cao nhất 3.457 đồng/kWh: Bất cập bù chéo giá điện vẫn còn nguyên

Anh Tuấn |

Chuyên gia năng lượng cho rằng, cơ cấu biểu giá điện hiện nay dù đã có sự điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn, nhưng vẫn chưa khắc phục được triệt để những bất cập của biểu giá bán lẻ điện hiện hành.

Giá bán lẻ điện sinh hoạt có thể lên tới 3.457 đồng/kWh

Cường Ngô |

Biểu giá bán lẻ điện dự kiến còn 5 bậc thay vì 6 như hiện hành và giá điện ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) khoảng 3.457 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT).

Giá điện ra sao sau khi áp khung giá mới?

Cường Ngô |

Việc ban hành khung giá là cơ sở để EVN xây dựng các phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện. Theo quy định, nếu thông số đầu vào thay đổi làm giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 3% trở lên và trong khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân thì giá điện được phép điều chỉnh tăng, nếu giảm thì giá điện phải giảm.