Vì sao các hộ kinh doanh không thích “lớn” thành doanh nghiệp?

Kh.V |

Theo Tổng cục Thống kê, cả nước hiện có gần 5 triệu hộ kinh doanh cá thể. Đây là “nguồn tài nguyên” để hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp (DN) hoạt động, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Thế nhưng, điều lạ lùng là các hộ kinh doanh cá thể này lại không muốn đuợc “lên đời” thành DN. Tại sao?
Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (DN) đến năm 2020 của Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020 cả nước có ít nhất 1 triệu DN hoạt động. Một trong những giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện mục tiêu trên là tạo điều kiện, hỗ trợ và khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi và đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Loại hình hộ kinh doanh cơ bản áp dụng hình thức thuế đơn giản, nhưng khi chuyển từ hộ kinh doanh lên DN thì họ phải áp dụng chính sách thuế khác, phải mở sổ sách, thuê kế toán cùng các chính sách khác về lao động, bảo hiểm... phức tạp và “tốn kém” hơn nhiều!
“Nếu chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh, sẽ phải làm lại thủ tục, phải thuê kế toán, mở sổ sach, thực hiện các thủ tục kiểm toán với cơ quan chức năng, các chế độ BHXH với người lao động… rất phiền phức. Lợi đâu chưa thấy, vì chúng tôi vẫn kinh doanh theo quy mô này, khó mở rộng, nhưng nếu thành DN là phải mất thêm mỗi tháng ít nhất 10 triệu đồng” – bà Dương Thùy Dung (Phường Hà Huy Tập – TP.Vinh, Nghệ An) bày tỏ.
Theo kết quả điều tra DN của VCCI, điều ảnh hưởng trực tiếp và cản trở lớn nhất với DN là thủ tục kiểm toán và thuế, chế độ kế toán của DN nhỏ và siêu nhỏ cũng áp dụng như DN cỡ vừa và lớn, vẫn phải duy trì báo cáo kế toán, phải khai quyết toán thuế hồ sơ... cùng với các “gánh nặng” thanh tra, thủ tục hành chính... khiến không ít hộ sau một thời gian thành DN thì lại làm thủ tục xin… quay lại hộ kinh doanh!
Theo quy định hiện hành, hộ kinh doanh cá thể chịu mức thuế khoán được tính như sau: Thuế giá trị gia tăng 1% + thuế thu nhập cá nhân 0.5%, nghĩa là phải đóng 1.5% trên doanh thu, trong khi nếu là doanh nghiệp, họ sẽ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất 20% trên thu nhập, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân… Trong khi đó, theo một cán bộ cao cấp của VCCI, khi “lên đời” thanh DN, ít nhất phải có 10 lao động trở lên và bắt buộc phải có kế toán. Như vậy, chắc chắn chi phí chi trả lao động sẽ tăng lên bởi số nhân lực tăng lên. Đây cũng chính là những quy định cứng nhắc khiến họ không muốn lớn thành DN.
Theo ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng Ban Pháp chế VCCI, để khuyến khích mỗi hộ kinh doanh cá thể trở thành DN phải cho họ thấy được lợi ích nhiều hơn chi phí, thuận lợi nhiều hơn cản trở, chứ không thể ép bằng các mệnh lệnh hành chính.
Tuy nhiên, có một thực tế là, hiện nay, nhiều hộ kinh doanh thu nhập mỗi năm hàng trăm tỷ đồng nhưng vẫn đóng thuế khoán như những hộ kinh doanh khác là không hợp lý và gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Vì vậy, việc chuyển đổi hộ kinh doanh lên DN là việc làm cần thiết. Để làm được điều này, Nhà nước cần các chính sách hỗ trợ DN trong khoảng 3 năm đầu hoạt động, có như vậy, DN mới thấy thuận lợi và không bị giảm bớt quyền lợi và lợi nhuận.
Kh.V
TIN LIÊN QUAN

Cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước ỳ ạch do đâu?

ĐỨC THÀNH |

Câu chuyện cổ phần hóa (CPH) các doanh nghiệp nhà nước gặp nhiều khó khăn giống như câu chuyện cũ được kể nhiều lần. Nhưng một khi đã chỉ rõ được nguyên nhân, cần phải có giải pháp để xử lý vấn đề.

Doanh nghiệp ngang nhiên rao bán căn hộ, đất nền trái quy định

NHIỆT BĂNG |

Dự án chưa làm xong cơ sở hạ tầng, hoặc nghiệm thu hoàn thành phần móng nhưng chủ đầu tư đã rao bán căn hộ, đất nền. Đó là thực trạng tại một số dự án tại tỉnh Khánh Hòa.

Bị cạnh tranh “bẩn”, doanh nghiệp lâm vào rủi ro tài chính

Đức Thành |

Công nghệ thông tin mang tới những tiện ích để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng, nhưng cùng với đó là vô số những rắc rối “từ trên trời rơi xuống” chỉ vì những dòng trạng thái vu vơ hoặc có chủ đích trên truyền thông hoặc mạng xã hội. Thiệt hại ấy có thể đong đếm bằng nhiều tỉ đồng, thậm chí có thể xóa sổ một thương hiệu.

Sập cửa hàng tiện lợi ở TPHCM, nghi có người mắc kẹt bên trong

Chân Phúc |

TPHCM - Cửa hàng tiện lợi nằm trên đường Vĩnh Hội (quận 4) bất ngờ bị sập, hiện lực lượng chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp cứu nạn cứu hộ.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước ỳ ạch do đâu?

ĐỨC THÀNH |

Câu chuyện cổ phần hóa (CPH) các doanh nghiệp nhà nước gặp nhiều khó khăn giống như câu chuyện cũ được kể nhiều lần. Nhưng một khi đã chỉ rõ được nguyên nhân, cần phải có giải pháp để xử lý vấn đề.

Doanh nghiệp ngang nhiên rao bán căn hộ, đất nền trái quy định

NHIỆT BĂNG |

Dự án chưa làm xong cơ sở hạ tầng, hoặc nghiệm thu hoàn thành phần móng nhưng chủ đầu tư đã rao bán căn hộ, đất nền. Đó là thực trạng tại một số dự án tại tỉnh Khánh Hòa.

Bị cạnh tranh “bẩn”, doanh nghiệp lâm vào rủi ro tài chính

Đức Thành |

Công nghệ thông tin mang tới những tiện ích để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng, nhưng cùng với đó là vô số những rắc rối “từ trên trời rơi xuống” chỉ vì những dòng trạng thái vu vơ hoặc có chủ đích trên truyền thông hoặc mạng xã hội. Thiệt hại ấy có thể đong đếm bằng nhiều tỉ đồng, thậm chí có thể xóa sổ một thương hiệu.