Văn Phú Invest: Nợ phải trả gấp đôi vốn chủ sở hữu, vượt 6.800 tỉ

Tùng Thư |

Kết thúc quý III/2020, nợ phải trả của Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú Invest (HOSE: VPI) lên tới 6.827 tỉ đồng, gấp hơn 2 lần vốn chủ sở hữu (2.992 tỉ đồng).

Như Lao Động đã thông tin, mặc dù doanh thu và lợi nhuận của Văn Phú Invest tăng ngoạn mục trong giai đoạn 2015 -2019 nhưng dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp này lại chìm sâu trong trạng thái âm 5 năm liên tiếp.

Dòng tiền kinh doanh âm cũng là lý do chính khiến Văn Phú Invest lệ thuộc vào dòng vốn vay.

Nợ tăng theo cấp số nhân

Báo cáo tài chính của Văn Phú Invest qua các năm cho thấy, có những thời điểm, doanh nghiệp này có 1 đồng thì đi vay 5 đồng như năm 2015, khi ấy vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp xấp xỉ 344 tỉ đồng nhưng nợ phải trả lên đến 1.766 tỉ đồng.

Năm 2016, tỉ lệ đòn bẩy tài chính của Văn Phú Invest tiếp tục tăng, nợ phải trả (2.330 tỉ đồng) gấp 6 lần vốn tự có (363,5 tỉ đồng).

Theo chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu thể hiện mức độ phụ thuộc tiền vay của doanh nghiệp.

“Nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu", ông Nguyễn Trí Hiếu cho biết và nhấn mạnh hệ số nợ/vốn chủ sở hữu lên tới 5, 6 lần là rất rủi ro.

Năm 2017, Văn Phú Invest chính thức đưa cổ phiếu VPI niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Vốn chủ sở hữu tăng lên 2.036 tỉ đồng. Cùng năm đó, nợ phải trả của Văn Phú Invest là 1.700 tỉ đồng, thấp hơn vốn tự có.

Tuy nhiên, từ đó đến nay (2017-2020), nợ phải trả của Văn Phú Invest đã tăng vọt theo cấp số nhân, từ 1.700 tỉ (2017) lên 4.264 tỉ đồng (2018), 6.281 tỉ đồng (2019) và 6.827 tỉ đồng (9 tháng năm 2020).

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2018-2020 lần lượt là: 1,7 lần (năm 2018), 2,3 lần (năm 2019), 2,28 (cuối tháng 9/2020).

Trong khi đó, hệ số nợ phải trả/tổng tài sản của Văn Phú Invest ở mức 0,45 (2017); 0,63 (2018); 0,7 (2019 và 9 tháng năm 2020). Những con số kể trên lớn gấp nhiều lần so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Theo tính toán của Chứng khoán Rồng Việt, hệ số nợ phải trả/tổng tài sản của Vinhomes chỉ ở mức 0,18; Nam Long là 0,13; Khang Điền 0,09; Đất Xanh 0,29; DIC Corp 0,16. Ngay cả những doanh nghiệp vốn được biết đến là có đòn bẩy tài chính cao như Novaland hay Hà Đô thì nợ phải trả/tổng tài sản vẫn thua xa Văn Phú Invest. Cụ thể, Novaland là 0,39 và Hà Đô là 0,44.

Cũng theo Chứng khoán Rồng Việt, trung bình, hệ số nợ phải trả/tổng tài sản của các doanh nghiệp bất động sản ở mức 0,24.

Những chủ nợ lớn của Văn Phú Invest

Báo cáo tài chính quý III của Văn Phú Invest cho thấy doanh nghiệp đang vay 991 tỉ đồng ngắn hạn và 1.906 tỉ đồng dài hạn từ các ngân hàng.

Văn Phú Invest vay ngắn hạn 574 tỉ đồng tại ngân hàng Indovina – chi nhánh Thiên Long; 397 tỉ đồng tại ngân hàng VPBank; 19 tỉ đồng vay BIDV – chi nhánh Đại La.

Về dài hạn, Văn Phú vay Vietcombank – chi nhánh Thủ Thiêm và ngân hàng Indovina – chi nhánh Thiên Long 831 tỉ đồng; Indovina – chi nhánh Thiên Long 504 tỉ đồng; VPBank 352 tỉ đồng; Vietcombank – chi nhánh Tây Hà Nội 216 tỉ đồng.

Báo cáo tài chính quý III cũng cho thấy áp lực đối với Văn Phú đến từ các khoản vay đến hạn thanh toán gồm: 556 tỉ đồng vay dài hạn tại Vietcombank – chi nhánh Thủ Thiêm; 281 tỉ đồng tại Indovina – chi nhánh Thiên Long ; Indovina – chi nhánh Thiên Long 16 tỉ đồng, VPBank 267 tỉ đồng và trái phiếu phát hành dài hạn đến hạn 309 tỉ đồng.

Tùng Thư
TIN LIÊN QUAN

Văn Phú Invest: Rủi ro từ dòng tiền kinh doanh âm triền miên

Tùng Thư |

Nếu chỉ nhìn vào kết quả kinh doanh, thì nhiều năm trở lại đây, doanh thu và lãi ròng của Văn Phú Invest tăng trưởng rất đều đặn. Tuy nhiên, bảng lưu chuyển tiền tệ lại hé lộ rủi ro của Văn Phú Invest đến từ dòng tiền kinh doanh đã chìm sâu trong trạng thái âm nặng 5 năm gần đây.

Công ty mua bán nợ của gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát đang làm ăn ra sao?

Tùng Thư |

Công ty TNHH Mua bán nợ VNAMC của Tân Hiệp Phát được thành lập vào tháng ngày 7.3.2018, cổ đông lớn của công ty là bà Trần Ngọc Bích và Trần Uyên Phương, mỗi người sở hữu tỷ lệ vốn góp 50%. Cả 2 đều là con gái ông Trần Quý Thanh.

CEO Group chưa thoát lỗ, nợ dài hạn tăng thêm hơn 200 tỉ

Tùng Thư |

Kết thúc 9 tháng đầu năm, CEO Group ghi nhận 682 tỉ đồng doanh thu, chỉ bằng 1/5 so với cùng kỳ 2019 (ghi nhận hơn 3.166 tỉ đồng).

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Văn Phú Invest: Rủi ro từ dòng tiền kinh doanh âm triền miên

Tùng Thư |

Nếu chỉ nhìn vào kết quả kinh doanh, thì nhiều năm trở lại đây, doanh thu và lãi ròng của Văn Phú Invest tăng trưởng rất đều đặn. Tuy nhiên, bảng lưu chuyển tiền tệ lại hé lộ rủi ro của Văn Phú Invest đến từ dòng tiền kinh doanh đã chìm sâu trong trạng thái âm nặng 5 năm gần đây.

Công ty mua bán nợ của gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát đang làm ăn ra sao?

Tùng Thư |

Công ty TNHH Mua bán nợ VNAMC của Tân Hiệp Phát được thành lập vào tháng ngày 7.3.2018, cổ đông lớn của công ty là bà Trần Ngọc Bích và Trần Uyên Phương, mỗi người sở hữu tỷ lệ vốn góp 50%. Cả 2 đều là con gái ông Trần Quý Thanh.

CEO Group chưa thoát lỗ, nợ dài hạn tăng thêm hơn 200 tỉ

Tùng Thư |

Kết thúc 9 tháng đầu năm, CEO Group ghi nhận 682 tỉ đồng doanh thu, chỉ bằng 1/5 so với cùng kỳ 2019 (ghi nhận hơn 3.166 tỉ đồng).