Tuyệt đối không để khiếu kiện các dự án điện than không có trong quy hoạch

Cường Ngô |

Đối với tờ trình dự thảo Quy hoạch Điện VIII, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Công Thương tuyệt đối không để xảy ra các khiếu kiện của nhà đầu tư đối với các dự án nhiệt điện than không đưa vào quy hoạch.

Trình lại Thủ tướng dự thảo Quy hoạch Điện VIII trước ngày 20.10

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc hoàn thiện Quy hoạch Điện VIII theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Bộ Công Thương đã có Tờ trình 6328 ngày 13.10 về việc Phê duyệt Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Điện VIII).

Dựa trên tờ trình này, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Công Thương làm việc, thống nhất với Thanh tra Chính phủ về số liệu nguồn điện mặt trời đưa vào quy hoạch, khẳng định các điều kiện pháp lý, tuyệt đối không để xảy ra các khiếu kiện của nhà đầu tư đối với các dự án nhiệt điện than không đưa vào quy hoạch.

Đồng thời Bộ Công Thương hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch Điện VIII theo đúng chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trình lại Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20.10.2022.

Loại 6.800 MW nhiệt điện than

Theo tờ trình của Bộ Công Thương, đến hết tháng 9.2022, nước ta đã có 39 nhà máy nhiệt điện than, tổng công suất 24.674 MW đang vận hành.

Hiện nay, còn 12 dự án nhiệt điện than 13.792 MW đã được giao chủ đầu tư, đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư đang triển khai xây dựng, bao gồm: 7 dự án (6.992 MW) đang xây dựng. Trong đó, một số dự án đã thu xếp được vốn, đang xây dựng và chắc chắn sẽ vào vận hành, gồm: Thái Bình II, Quảng Trạch I, Vân Phong 1, Vũng Áng II.

Dự án nhiệt điện than Thái Bình 2. Ảnh: V.T
Dự án nhiệt điện than Thái Bình 2. Ảnh: V.T

Còn  5 dự án có tổng công suất 6.800 MW đang chuẩn bị đầu tư, nhưng có khó khăn trong triển khai và thu xếp vốn, bao gồm: Công Thanh (600 MW), Quảng Trị (1.200 MW), Sông Hậu II (2.000 MW), Nam Định 1 (1.200 MW), Vĩnh Tân III (1.800 MW).

Làm việc với 5 chủ đầu tư các dự án trên, Bộ Công Thương yêu cầu chủ đầu tư các dự án nêu trên nếu không dừng dự án, phải cung cấp được cam kết cụ thể bằng văn bản của chủ thể cho vay vốn, chậm nhất 30.10.2022.

Tuy nhiên, xét trên bối cảnh thực tế các dự án đang phải tìm cổ đông mới tham gia và tìm nguồn vốn, Bộ Công Thương cho rằng việc triển khai tiếp các dự án này là rất khó khăn.

Do đó, trong tính toán quy hoạch lần này, Bộ Công Thương không đưa 6.800 MW các dự án này vào cân đối và bù bằng các nguồn khác, chủ yếu là điện gió, sinh khối. Nhưng để tránh rủi ro pháp lý và đền bù nhà nước, các dự án này vẫn để trong danh mục cho đến khi hoàn tất chính thức các thủ tục dừng, chấm dứt các dự án.

Đối với khoảng 6.565 MW điện mặt trời có trong Quy hoạch Điện VII điều chỉnh nhưng chưa vận hành. Một số dự án có trong quy hoạch đã được chấp thuận nhà đầu tư, triển khai thực tế, công suất 2.428 MW. Hồi tháng 8, Bộ Công Thương đã đề nghị Chính phủ cho phép thực hiện tiếp số dự án này tới năm 2030. Số còn lại chưa có nhà đầu tư, trên 4.136 MW, thì chưa triển khai tiếp trước 2030.

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 20.8, Tổng thanh tra nêu ý kiến chỉ xem xét đưa vào Quy hoạch Điện VIII những dự án đã hoàn thành, nhưng chưa xác định giá bán điện, đã ký hợp đồng mua sắm thiết bị và đang thi công... với tổng công suất 636 MW.

Tuy nhiên, tại tờ trình Chính phủ ngày 13.10, Bộ Công Thương nêu quan điểm vẫn nên tiếp tục cho phép thực hiện các dự án đã trong quy hoạch, có nhà đầu tư làm tới năm 2030, tổng công suất 2.360,42 MW. Số này giảm 68 MW so với lần đề xuất cách đây hai tháng vì một số dự án các chủ đầu tư không thực hiện tiếp.

Trong số này, 5 dự án, phần dự án đã xây lắp xong nhưng chưa xác định giá bán, tổng công suất 452,6 MW. 11 dự án đã ký hợp đồng mua sắm thiết bị với công suất 426,6 MW và 6 dự án đang giai đoạn chuẩn bị đầu tư (thực hiện thủ tục đất đai, khảo sát, thiết kế...), chưa ký hợp đồng mua sắm thiết bị, công suất 1.481,2 MW.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Loại 6.800 MW nhiệt điện than

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa có tờ trình 6328 gửi Chính phủ về việc phê duyệt Đề án quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó, Bộ này tiếp tục không đưa 6.800 MW nhiệt điện than vào cân đối.

Thêm quốc gia EU trở lại dùng điện than do khủng hoảng năng lượng

Hải Anh |

Hà Lan đã cùng với các quốc gia Liên minh Châu Âu (EU) khác là Đức và Áo quay trở lại sử dụng điện than trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng.

Nhiều dự án điện than có thể phải hủy bỏ

Lam Duy |

Khó khăn về huy động vốn và cam kết giảm phát thải có thể khiến nhiều dự án điện than phải hủy bỏ hoặc chuyển sang dùng nhiên liệu khác.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Loại 6.800 MW nhiệt điện than

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa có tờ trình 6328 gửi Chính phủ về việc phê duyệt Đề án quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó, Bộ này tiếp tục không đưa 6.800 MW nhiệt điện than vào cân đối.

Thêm quốc gia EU trở lại dùng điện than do khủng hoảng năng lượng

Hải Anh |

Hà Lan đã cùng với các quốc gia Liên minh Châu Âu (EU) khác là Đức và Áo quay trở lại sử dụng điện than trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng.

Nhiều dự án điện than có thể phải hủy bỏ

Lam Duy |

Khó khăn về huy động vốn và cam kết giảm phát thải có thể khiến nhiều dự án điện than phải hủy bỏ hoặc chuyển sang dùng nhiên liệu khác.