Tung gói hỗ trợ 280.000 tỉ cứu doanh nghiệp: Phải hiểu đúng, tránh rủi ro

Cao Nguyên |

Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 11 về giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh ứng phó dịch COVID-19; trong đó có hai gói hỗ trợ quan trọng gồm gói tín dụng 250.000 tỉ đồng và gói hỗ trợ tài khoá 30.000 tỉ đồng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Đối với hai gói hỗ trợ này, Tiến sĩ Lê Duy Bình (Giám đốc điều hành Economica Vietnam) cho rằng, điểm mấu chốt sẽ phụ thuộc vào chính tính toán và quyết định của các ngân hàng thương mại. Cả hai gói hỗ trợ này đều không phải tiền mới được bơm vào nền kinh tế.

Cứu doanh nghiệp thời dịch

Theo Chỉ thị số 11, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung thực hiện bảy nhiệm vụ, giải pháp lớn. Đối với nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng.

Kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 (trước hết là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250 nghìn tỉ đồng).

Ngoài ra, Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3.2020; khẩn trương trình Chính phủ về việc miễn, giảm thuế, phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp về thuế và chi ngân sách nhà nước, trước hết là gói hỗ trợ khoảng 30.000 tỉ đồng để góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Chia sẻ với Lao Động, TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, cần hiểu đúng để có thể làm đúng đối với 2 gói hỗ trợ: Gói tín dụng khoảng 250.000 tỉ đồng và gói hỗ trợ tài khóa khoảng 30.000 tỉ đồng.

Đối với gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250.000 tỉ đồng, đây là tổng các gói mà khoảng 10 tổ chức tín dụng (TCTD) đã cam kết để cho vay mới với mức lãi suất thấp hơn, ưu đãi hơn (từ 0,5-1,5%/năm) so với tín dụng thông thường. Tổng số các gói tín dụng này có thể sẽ nhiều hơn khi nhiều ngân hàng tham gia hơn.

Theo ông Lực, gói tín dụng này có 4 đặc điểm chính, mục đích là để cho vay mới hỗ trợ các doanh nghiệp hay hộ gia đình chịu tác động tiêu cực từ dịch COVID-19 (hỗ trợ thanh khoản, nhu cầu vốn lưu động…); nguồn vốn chính của các gói này là tiền gửi của người dân và doanh nghiệp (không phải nguồn vốn từ NSNN); tập trung cho vay những lĩnh vực ưu tiên, những lĩnh vực chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19...

Đối với gói hỗ trợ tài khoá khoảng 30.000 tỉ đồng theo TS Cấn Văn Lực, đây là tổng số tiền được hiểu là dự tính đối với các khoản miễn, giảm, chi tiêu do dịch COVID-19. Giải pháp gói tài khoá cũng rất quan trọng vì nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình đang mong đợi.

TS. Cấn Văn Lực cho rằng, về bản chất, hai gói hỗ trợ này không giống như những gói kích cầu năm 2009 (gồm gói 1 tỉ USD hỗ trợ lãi suất tín dụng và 8 tỉ USD kích cầu nền kinh tế, đều lấy từ NSNN) - đó là những gói thực tế mà nói là không hiệu quả, gây hệ lụy về sau (tăng lạm phát, dòng vốn đổ vào một số lĩnh vực ít hiệu quả…) và việc triển khai cực kỳ phức tạp.

Không phải tiền mới bơm vào nền kinh tế

Trong khi đó, chia sẻ với PV, Giám đốc điều hành Economica Vietnam TS Lê Duy Bình cho rằng, trong bối cảnh hiện tại, cách thức thực hiện như vậy là hợp lý. Gói hỗ trợ là hành động kịp thời nhằm hỗ trợ và chia sẻ cùng doanh nghiệp, song cũng thể hiện thái độ rất thận trọng của Chính phủ trong điều hành vĩ mô.

Theo ông Bình, về bản chất, gói tín dụng 250.000 tỉ đồng sẽ là tổng hợp tổng dư nợ hiện tại mà các ngân hàng thương mại sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng dưới các hình thức như tái cấu trúc lại kỳ hạn khoản vay, giảm lãi, phí. Đây là sự chia sẻ giữa hai bên ngân hàng và doanh nghiệp. Nó sẽ không phải là hình thức giống như gói kích thích kinh tế trước đây khi ngân sách được sử dụng ngân sách để trợ giúp lãi suất.

“Với hình thức này, sẽ không một đồng nào từ ngân sách hay từ phía NHNN được bơm ra. Nó vẫn là những cái nằm trong cung tiền hiện tại. Vì vậy thị trường có thể tin rằng gói hỗ trợ này sẽ không gây áp lực mạnh lên lạm phát trong ngắn hạn. Tuy nhiên, thị trường cũng cần quan sát về  độ bền của các ngân hàng thương mại, và về quy mô của các khoản vay được tái cấu trúc, về sự suy giảm về lợi nhuận của các ngân hàng, về rủi ro của sự gia tăng nợ khó đòi trong hệ thống ngân hàng trong trung hạn”, ông Bình nói thêm.

Cũng theo TS Bình, đối với gói 30.000 tỉ đồng sẽ có thể được tiếp cận nhanh chóng thông qua các quyết định điều hành của của Chính phủ. Còn một phần của gói tín dụng 250.000 tỉ đồng sẽ mang lại lợi ích ngay cho nhiều doanh nghiệp do một số ngân hàng sẽ triển khai thực hiện ngay. Nhưng không phải tất cả các ngân hàng thương mại đều đã ở vị trí sẵn sàng. Vì vậy sẽ còn có nhiều doanh nghiệp tiếp tục phải chờ đợi trong nhiều tuần sắp tới.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Sau cam kết, ngân hàng đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp

Cẩm Hà |

Để hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục ảnh hưởng do dịch bệnh SARS-CoV-2 (COVID-19) gây ra, nhiều ngân hàng đã tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu khách hàng và phân tổ các nhóm nhằm triển khai cho vay mới, giãn nợ hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng.

Bộ Công Thương: Phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó do Covid -19

ANH HUY |

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh vừa có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải về việc hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân tháo gỡ khó khăn, giải tỏa ách tắc trong hoạt động thương mại trước tình hình dịch bệnh COVID-19.

Nhiều kịch bản hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng

Minh Hạnh – Cẩm Hà |

Dịch viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 đã bước sang tuần thứ ba kể từ sau Tết Nguyên đán 2020, khiến hoạt động của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn. Đặc biệt là các doanh nghiệp ngành Giao thông Vận tải như đường bộ và hàng không. Các doanh nghiệp đã tự xây dựng nhiều kịch bản để giữ mục tiêu tăng trưởng. Cùng đó ngân hàng cũng có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Sau cam kết, ngân hàng đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp

Cẩm Hà |

Để hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục ảnh hưởng do dịch bệnh SARS-CoV-2 (COVID-19) gây ra, nhiều ngân hàng đã tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu khách hàng và phân tổ các nhóm nhằm triển khai cho vay mới, giãn nợ hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng.

Bộ Công Thương: Phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó do Covid -19

ANH HUY |

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh vừa có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải về việc hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân tháo gỡ khó khăn, giải tỏa ách tắc trong hoạt động thương mại trước tình hình dịch bệnh COVID-19.

Nhiều kịch bản hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng

Minh Hạnh – Cẩm Hà |

Dịch viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 đã bước sang tuần thứ ba kể từ sau Tết Nguyên đán 2020, khiến hoạt động của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn. Đặc biệt là các doanh nghiệp ngành Giao thông Vận tải như đường bộ và hàng không. Các doanh nghiệp đã tự xây dựng nhiều kịch bản để giữ mục tiêu tăng trưởng. Cùng đó ngân hàng cũng có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.