Tự tin kiểm soát lạm phát trong mức cho phép

ĐÌNH TRƯỜNG |

Bộ Tài chính cho biết, kiểm soát lạm phát luôn luôn nằm trong chương trình nghị sự của các cơ quan thuộc Chính phủ, với mục tiêu hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô. Cơ quan này tỏ ra tự tin có thể thực hiện được mục tiêu kiểm soát chỉ số lạm phát dưới mức cho phép của Quốc hội.

Vẫn dưới ngưỡng cho phép 

Cụ thể, ông Nguyễn Văn Truyền - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) - cho biết, chỉ số  CPI tháng 9 tăng 0,4% so với tháng trước, tăng 3,94% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 9 tháng 2022 tăng 2,73%.

"Theo như chỉ số lạm phát được Quốc hội và Chính phủ đặt ra cho năm 2022 không quá 4%. Như vậy chúng ta còn dư địa tương đối lớn" - ông Nguyễn Văn Truyền nói.

Đánh giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Cục Quản lý giá cho rằng có một số áp lực làm tăng giá trong nước bao gồm: Giá nhiên liệu và năng lượng còn biến động phức tạp do xung đột trên thế giới; bối cảnh lạm phát toàn cầu tác động đến chuỗi cung ứng hàng hoá, lương thực, thực phẩm; ảnh hưởng của biến động thời tiết, ngập lụt,... ảnh hưởng đến một số địa phương sẽ dẫn đến việc tăng giá cục bộ một số hàng hoá thiết yếu.

Trong khi đó, một số yếu tố đan xen khác có thể sẽ giúp làm giảm những áp lực trên như việc một số mặt hàng do Nhà nước định giá sẽ giữ ổn định từ nay đến cuối năm; sự kiên định trong điều hành ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; miễn giảm thuế, phí.

"Dư địa để thực hiện chỉ tiêu lạm phát đề ra của Quốc hội và Chính phủ dưới 4% là hoàn toàn có thể thực hiện được. Vì vậy, chúng ta khẳng định chỉ tiêu này có thể đạt được một cách yên tâm" - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá cho hay.

Về các giải pháp, cơ quan chức năng cho rằng thời gian tới cần tiếp tục thực hiện tốt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, đảm bảo yếu tố cung - cầu và xử lý ngay nếu có yếu tố biến động về giá; điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, kết hợp với chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm; chủ động đề xuất theo lộ trình, đánh giá kỹ tác động trong điều hành giá các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá; sử dụng các công cụ về điều hành giá, như kê khai giá, niêm yết giá, tổ chức thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về giá.

Tập trung nguồn lực, trí lực để kiểm soát

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, mục tiêu của Chính phủ vẫn là nhất quán để thực thi các giải pháp nhằm hướng tới đạt được nhiệm vụ về chỉ tiêu lạm phát đề ra hàng năm.

"Để làm được điều đó, 9 tháng qua, chúng ta đối mặt với áp lực lạm phát rất lớn, nên nhiệm vụ các giải pháp để kiểm soát lạm phát luôn luôn nằm trong chương trình nghị sự của các cơ quan của Chính phủ, của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước. Chính phủ, các bộ, ngành tập trung rất nhiều nguồn lực, trí lực để đề ra các giải pháp đồng bộ về chính sách tài khóa, tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo nguồn cung hàng hóa, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng..." - Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định.

Nói về các giải pháp về tài chính, Thử trưởng Bộ Tài chính cho hay, đã trình các cấp có thẩm quyền để giảm thuế ngay từ đầu năm cho doanh nghiệp, người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề xuất giảm thuế đối với mặt hàng xăng dầu.

“Gần đây nhất, tôi xin chia sẻ là Bộ Tài chính đã chuẩn bị sẵn các kịch bản khác nữa, không chỉ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu mà còn thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này, tuỳ thuộc vào diễn biến của giá xăng dầu trên thế giới để ứng phó kịp thời, giữ giá mặt hàng chiến lược. Rồi bên cạnh đó là giá của nông sản, lương thực, giá của dịch vụ y tế, giáo dục... Tất cả những cái đó cộng lại để có được kết quả như ngày hôm nay.

Chúng ta sẽ tiếp tục, không chủ quan, điều phối một cách nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác để đạt được các mục tiêu” - Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh.

Cũng liên quan đến vấn đề này, Tổng cục Thống kê mới đây sau khi công bố chỉ số CPI với mức tăng 2,73%, cho rằng, lạm phát năm 2022 có thể nói là đang được kiểm soát tốt. Một trong những nguyên nhân quan trọng, đó là vì để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

Dù vậy, đánh giá một cách thận trọng, phía Tổng cục Thống kê cho hay, áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm vẫn hiện hữu.

Biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu

Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 9.2022 tăng 0,47% so với tháng trước, tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 9 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,88% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,73%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Trong 9 tháng năm 2022, có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng gồm: Giá dịch vụ giáo dục giảm 1,88% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí trong năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch COVID-19, làm CPI chung giảm 0,1%. Giá bưu chính viễn thông giảm 0,42% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại di động giảm.

Để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

ĐÌNH TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Lạm phát cao có thể dẫn đến tiếp tục tăng lãi suất điều hành

TRÍ MINH |

Cơ quan quản lý tiền tệ cho hay, ưu tiên số 1 hiện nay là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Cơ quan này buộc phải tăng lãi suất để ổn định giá trị đồng tiền. Những tác động đến lãi suất cho vay cũng sẽ diễn ra đồng thời.

Sau Fed, ngân hàng trung ương nhiều nước tăng lãi suất ứng phó lạm phát

Thanh Hà |

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và đồng nghiệp khắp thế giới đang nỗ lực đánh bại lạm phát thông qua việc tăng lãi suất nhanh chóng.

Giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát sau khi FED tăng lãi suất

VƯƠNG TRẦN |

Ngày 22.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng liên quan tới xây dựng pháp luật và ổn định kinh tế vĩ mô. Trước bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất tác động tới các nền kinh tế, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, đây là ưu tiên xuyên suốt, vừa trước mắt, vừa lâu dài.

Thủ tướng ban hành Chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới

Theo Chinhphu.vn |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16.9.2022 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới.

Sập cửa hàng tiện lợi ở TPHCM, nghi có người mắc kẹt bên trong

Chân Phúc |

TPHCM - Cửa hàng tiện lợi nằm trên đường Vĩnh Hội (quận 4) bất ngờ bị sập, hiện lực lượng chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp cứu nạn cứu hộ.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Lạm phát cao có thể dẫn đến tiếp tục tăng lãi suất điều hành

TRÍ MINH |

Cơ quan quản lý tiền tệ cho hay, ưu tiên số 1 hiện nay là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Cơ quan này buộc phải tăng lãi suất để ổn định giá trị đồng tiền. Những tác động đến lãi suất cho vay cũng sẽ diễn ra đồng thời.

Sau Fed, ngân hàng trung ương nhiều nước tăng lãi suất ứng phó lạm phát

Thanh Hà |

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và đồng nghiệp khắp thế giới đang nỗ lực đánh bại lạm phát thông qua việc tăng lãi suất nhanh chóng.

Giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát sau khi FED tăng lãi suất

VƯƠNG TRẦN |

Ngày 22.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng liên quan tới xây dựng pháp luật và ổn định kinh tế vĩ mô. Trước bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất tác động tới các nền kinh tế, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, đây là ưu tiên xuyên suốt, vừa trước mắt, vừa lâu dài.

Thủ tướng ban hành Chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới

Theo Chinhphu.vn |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16.9.2022 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới.