Trung Quốc tái cấu trúc nợ trái phiếu: Chủ yếu tự giải quyết không qua tòa án

Đức Mạnh |

Phần lớn vỡ nợ trái phiếu tại Trung Quốc được tự giải quyết bởi các thành viên thị trường mà không qua thủ tục tòa án hoặc sự can thiệp của cơ quan quản lý. Số lượng trái phiếu được gia hạn tiếp mà không phải thanh toán chiếm tới 56%.

Quy mô thị trường trái phiếu Trung Quốc chiếm 44% GDP

Theo thống kê từ FiinRatings, tính đến cuối năm 2021, tỉ lệ vỡ nợ trái phiếu tại Trung Quốc là 1,35%. Quy mô thị trường trái phiếu nước này đạt 8 nghìn tỉ USD, chiếm tới 44% GDP, trong khi đó tỉ lệ này ở Việt Nam ở mức 14% GDP. Nhiều biện pháp đã được Chính phủ Trung Quốc áp dụng giúp các doanh nghiệp giảm áp lực bằng cách gia hạn nợ, hoán đổi trái phiếu...

Nhà đầu tư trong nước ưu tiên giải quyết bằng việc gia hạn kỳ trả nợ nhưng phải thanh toán (từ năm 2018)
Tại Trung Quốc, nhà đầu tư trong nước ưu tiên giải quyết bằng việc gia hạn kỳ trả nợ nhưng phải thanh toán (từ năm 2018). Ảnh: FiinRatings

Cụ thể, phương pháp sử dụng hợp đồng hoán đổi trái phiếu được áp dụng trong gần 79% các vụ vỡ nợ trái phiếu quốc tế. 72% các vụ vỡ nợ nội địa được xử lí bằng cách gia hạn nợ.

Phần lớn vỡ nợ trái phiếu tại Trung Quốc được tự giải quyết bởi các thành viên thị trường mà không qua thủ tục tòa án hoặc sự can thiệp của cơ quan quản lý. Tỉ lệ này chiếm tới 76% số trái phiếu vỡ nợ. Với số lượng trái phiếu được gia hạn tiếp mà không phải thanh toán chiếm tới 56%, các chuyên gia từ FiinRatings cho rằng trước mắt đây có thể là kinh nghiệm lựa chọn phương án phù hợp cho nhà đầu tư và tổ chức phát hành tại Việt Nam.

"Tuy nhiên đây cũng chỉ là phương án ngắn hạn khi chưa thể giải quyết tận gốc vấn đề. Thị trường Trung Quốc hiện đang trải qua vỡ nợ đợt 2 và cần tới sự hỗ trợ từ Chính phủ với quỹ hỗ trợ quy mô 29 tỉ USD vào tháng 9.2022", FiinRatings nêu quan điểm.

Hướng tái cấu trúc nợ trái phiếu tại Việt Nam

Để phù hợp với thị trường Việt Nam, FiinRatings đề xuất 3 phương án tái cấu trúc nợ và có thể đàm phán trước khi nợ đến kỳ đáo hạn.

Một là gia hạn kỳ trả nợ có thanh toán một phần. Các doanh nghiệp có năng lực và mong muốn đáp ứng nghĩa vụ nợ nhưng gặp khó khăn trong ngắn hạn nên muốn giãn nợ để vượt qua giai đoạn này.

Cụ thể, việc chủ động thanh toán một phần và phần còn lại được giãn hoặc hoãn sẽ giúp doanh nghiệp tuân thủ trả nợ gốc và lãi sẽ giúp các nhà phát hành giữ mức độ tín nhiệm cho các hoạt động huy động vốn trong tương lai. Các nhà phát hành nên chủ động thông tin tới nhà đầu tư về tình hình sản xuất kinh doanh, thực hiện dự án và tiến độ trả nợ, cũng như đưa ra mức lãi suất đền bù phù hợp. Về phía các nhà đầu tư, cần chủ động đánh giá và rà soát tình trạng pháp lý và tiến độ thực hiện của dự án trước khi đồng ý gia hạn kỳ trả nợ.

Biến động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp 10 tháng đầu năm 2022. Ảnh: FiinRatings
Biến động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp 10 tháng đầu năm 2022. Ảnh: FiinRatings

Hai là gia hạn kỳ trả nợ không thanh toán gốc. Trong trường hợp nhà phát hành gặp khó khăn lớn không thể đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà đầu tư có thể cần phải chấp nhận một mức chiết khấu nhất định để dự án có thể hoàn thành.

Cụ thể, tùy theo năng lực tài chính hiện tại, nhà đầu tư có khả năng phải chấp nhận giãn hoặc hoãn toàn bộ phần nợ gốc, song vẫn có thể duy trì cơ hội thu lại phần tiền gốc và lãi trong tương lai, tùy theo thực tế đánh giá lại.

Chuyên gia lưu ý: "Phương án không thanh toán một phần nợ là động thái tương đối nhạy cảm và có khả năng ảnh hưởng đến uy tín của nhà phát hành. Do đó, doanh nghiệp nên chủ động xây dựng phương án và đàm phán với trái chủ trước khi đến hạn nhằm tránh rơi vào tình huống vi phạm nghĩa vụ nợ".

Ba là hàng đổi hàng. Đây là hoạt động đã diễn ra trong thời gian qua và đạt kết quả tương đối khả quan. Tuy nhiên, phương án này cần sự đồng thuận giữa nhà đầu tư và đơn vị phát hành.

Cụ thể, hàng đổi hàng là một lựa chọn quan trọng và phụ thuộc nhiều vào bản chất hoạt động kinh doanh và sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Nhà đầu tư có thể đồng tình với giải pháp này khi có đầy đủ thông tin và pháp lý về tài sản được sử dụng để hoán đổi.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Bộ Tài chính họp tìm giải pháp cho chứng khoán, trái phiếu

ĐÌNH TRƯỜNG |

Ngày 23.11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chủ trì cuộc họp với về thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Cuộc họpcó sự tham dự của gần 40 doanh nghiệp.

Rủi ro nhãn tiền khi dùng cổ phiếu đảm bảo cho trái phiếu

Đức Mạnh |

Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản đã phải bổ sung tài sản đảm bảo cho trái phiếu đã phát hành của mình. Theo chuyên gia, trong bối cảnh chứng khoán mất giá, khả năng bán cổ phiếu để lấy lại tiền trả cho nhà đầu tư là không dễ dàng.

Lấy lại niềm tin thị trường trái phiếu doanh nghiệp

TRÍ MINH |

Lãnh đạo Bộ Tài chính mới đây đánh giá, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã và đang bộc lộ một số rủi ro cần được nhìn nhận chính xác, hợp lý, đúng mức độ. Điều này nhằm hướng tới những giải pháp phù hợp, giúp thị trường phát triển đúng hướng, an toàn, bền vững.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Bộ Tài chính họp tìm giải pháp cho chứng khoán, trái phiếu

ĐÌNH TRƯỜNG |

Ngày 23.11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chủ trì cuộc họp với về thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Cuộc họpcó sự tham dự của gần 40 doanh nghiệp.

Rủi ro nhãn tiền khi dùng cổ phiếu đảm bảo cho trái phiếu

Đức Mạnh |

Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản đã phải bổ sung tài sản đảm bảo cho trái phiếu đã phát hành của mình. Theo chuyên gia, trong bối cảnh chứng khoán mất giá, khả năng bán cổ phiếu để lấy lại tiền trả cho nhà đầu tư là không dễ dàng.

Lấy lại niềm tin thị trường trái phiếu doanh nghiệp

TRÍ MINH |

Lãnh đạo Bộ Tài chính mới đây đánh giá, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã và đang bộc lộ một số rủi ro cần được nhìn nhận chính xác, hợp lý, đúng mức độ. Điều này nhằm hướng tới những giải pháp phù hợp, giúp thị trường phát triển đúng hướng, an toàn, bền vững.