Triển vọng kinh tế năm 2024 - kỳ vọng bứt phá mới

TS. Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế |

Vào năm 2024 với tâm thế lạc quan, bởi về tổng thể, giai đoạn khó khăn nhất trên hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch đã ở phía sau, nhất là với một số lĩnh vực như bất động sản và dệt may, gia dày và công nghiệp điện tử... Hầu hết các chỉ số tăng trưởng kinh tế năm 2024 sẽ tích cực hơn năm 2023. Việt Nam vẫn là điểm sáng về tốc độ tăng trưởng, cải thiện cơ cấu kinh tế và nâng tầm vị thế quốc tế.

Điểm sáng về tốc độ tăng trưởng

Năm 2024, nhiều quốc gia có thêm động lực mới từ cơ hội giảm lạm phát, lãi suất và nới lỏng dần chính sách tài chính-tiền tệ, cùng sự gia tăng trở lại nhu cầu tiêu dùng ở một số thị trường lớn trên thế giới.

Việt Nam bước vào năm 2024 với tâm thế lạc quan, bởi về tổng thể, giai đoạn khó khăn nhất trên hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch đã ở phía sau, nhất là với một số lĩnh vực như bất động sản và dệt may, gia dày và công nghiệp điện tử... Hầu hết các chỉ số tăng trưởng kinh tế năm 2024 sẽ tích cực hơn năm 2023.

Hiện Việt Nam liên tiếp có nhiều cải thiện các chỉ số xếp hạng quốc tế, như: ”Chỉ số hạnh phúc toàn cầu", “Chỉ số Đổi mới sáng tạo”, “Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam”; cũng như về Truyền thông số, Thanh toán số, kinh tế số và xếp hạng tín nhiệm quốc tế về tín dụng dài hạn (ngày 8.12.2023, Fitch Ratings đã nâng hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn bằng ngoại tệ của Việt Nam từ mức BB lên BB+, với triển vọng ổn định; với thâm hụt ngân sách trung bình khoảng 4,3% GDP giai đoạn 2024-2025).

IMF dự báo năm 2024, kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 5,8%, tức cao gấp đôi mức trung bình thế giới và thuộc nhóm 20 nền kinh tế có mức tăng trưởng cao nhất thế giới năm 2024.

Nhiều dự báo của các tổ chức quốc tế uy tín khác còn tin tưởng mạnh mẽ rằng Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng trung hạn hàng năm khoảng 7% GDP.

Việt Nam vẫn là điểm đến của quá trình chuyển dịch cơ cấu

Động lực tăng trưởng năm 2024 được hội tụ, cộng hưởng và lan tỏa từ những thành tựu đổi mới, hội nhập và phát triển trước đó, nổi bật là sự ổn định và đảm bảo các cân đối vĩ mô; Việt Nam vẫn là điểm đến của quá trình chuyển dịch cơ cấu và các dòng vốn quốc tế nhờ sức hấp dẫn của môi trường đầu tư và địa lý kinh tế; thị trường trong nước tiếp tục mở rộng; dòng khách quốc tế và dòng FDI giải ngân đều liên tục được cải thiện.

Đặc biệt, năm 2024 được kỳ vọng Việt Nam sẽ có bứt phá từ nhiều dự án FDI mới và quy mô lớn trong lĩnh vực công nghệ cao và tiếp tục nâng tầm vị thế quốc tế của mình.
Theo Google, kinh tế số Việt Nam dự kiến đạt 45 tỉ USD năm 2025 so với 30 tỉ USD năm 2023.

Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam cho hay, nền kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng và dự kiến sẽ phục hồi nhanh trong tương lai gần nhờ tiêu dùng trong nước mạnh, được hỗ trợ bởi lạm phát ở mức vừa phải, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công và cải thiện các hoạt động thương mại, cũng như các lĩnh vực khác được dự báo tăng trưởng lành mạnh.
Lĩnh vực dịch vụ được kỳ vọng tiếp tục mở rộng nhờ sự hồi sinh của ngành du lịch và sự phục hồi của các dịch vụ liên quan. Lĩnh vực chế biến, chế tạo sẽ vẫn là động lực chính thúc đẩy hoạt động kinh tế của đất nước và những trở ngại đối với xuất khẩu được dự báo sẽ giảm dần từ cuối năm 2023 đến năm 2024, khi nền kinh tế Mỹ và EU bắt đầu phục hồi.

Tuy vậy, theo Thủ tướng Chính phủ, năm 2024, Việt Nam tiếp tục chịu “tác động tiêu cực kép” từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập bên trong; thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, nhất là trong điều hành kinh tế vĩ mô, vừa phải kiểm soát lạm phát, vừa phải thúc đẩy tăng trưởng.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về kết quả thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, trong 23 chỉ tiêu có thông tin, số liệu, có 10 chỉ tiêu có thể đạt được, 13 chỉ tiêu cần nỗ lực rất lớn.

Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh

Năm 2024, Quốc hội Việt Nam đã thông qua các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu, với tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700-4.730 USD; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1-24,2%.

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4-4,5%; Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8-5,3%; Dự toán thu ngân sách Nhà nước tăng khoảng 5%; bội chi ngân sách Nhà nước dưới 4% GDP; Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 69%. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm trên 1%...

Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Chính phủ ưu tiên, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, giảm lãi suất tín dụng cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực, tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu…

Phấn đấu năm 2024 tăng trưởng tín dụng trên 15% và tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% kế hoạch; tăng thu ngân sách Nhà nước khoảng 5% so với thực hiện năm 2023; cắt giảm ít nhất 10% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, quy định kinh doanh.

Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ trong giới hạn cho phép của Quốc hội; xử lý nợ xấu, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng...

Tập trung cơ cấu lại đầu tư công theo hướng tập trung có trọng tâm, trọng điểm đề cao hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ dự án; cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.

TS. Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp Việt Nam được hỗ trợ để phát triển kinh tế số

NGUYỄN ĐĂNG |

TPHCM - Hôm 24.1, Khu Công viên Quang Trung (QTSC) và CDNetworks, doanh nghiệp hàng đầu châu Á về các dịch vụ trên nền tảng công nghệ biên (Edge), đã chính thức công bố việc hợp tác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tại Việt Nam phát triển kinh tế số.

Ngày càng nhiều nền kinh tế lớn thay USD bằng nhân dân tệ

Nhật Minh |

Nga không phải là nền kinh tế lớn duy nhất thay thế USD bằng nhân dân tệ trong thanh toán thương mại.

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế tương xứng với quan hệ hữu nghị Việt Nam - Hungary

Thanh Hà |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Chủ tịch Quốc hội Hungary Jakab István nhất trí đẩy mạnh hợp tác kinh tế tương xứng với mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước, thông qua việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống đồng thời tăng cường hợp tác trong những lĩnh vực tiềm năng mới.

Dự báo diễn biến thời tiết từ nay đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

AN AN - MINH HÀ |

Đại diện cơ quan khí tượng đã đưa ra nhận định xu thế thời tiết trong giai đoạn cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Theo đó, thời tiết Bắc Bộ sẽ liên tục thay đổi hình thế.

Thực hư việc động vật của vườn thú Hà Nội co ro trong rét đậm

Tùng Giang |

Tối ngày 27.1, mạng xã hội lan truyền hình ảnh các con thú tại vườn thú Hà Nội (hay còn gọi là Công viên Thủ Lệ) trong tình trạng đói rét, từng bầy khỉ co ro ngồi nép vào nhau. Trong khi đó, nhiều loài động vật không được sưởi ấm, gầy trơ xương. Về việc này, đại diện Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội đã lên tiếng.

Sắm Tết online thời hiện đại

Hà Lê |

Thay vì tất bật dậy sớm hay chen chân ở chợ, siêu thị để sắm Tết, mua sắm online đang là lựa chọn hàng đầu của không ít người trong dịp Tết này.

Jurgen Klopp rời Liverpool để lại một di sản quý giá hơn mọi danh hiệu

VIỆT HÙNG |

Sau khi rời Liverpool, Jurgen Klopp có thể yên tâm vì đội bóng được kỳ vọng vẫn chơi hay trong nhiều năm tới khi nền tảng ông để lại quá vững vàng.

Phó Chủ nhiệm UBKT Trung ương trao quà Tết đến công nhân khó khăn tại Vĩnh Long

HOÀNG LỘC |

Ngày 28.1, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Văn Rón trao 200 phần quà Tết cho công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Vĩnh Long.

Doanh nghiệp Việt Nam được hỗ trợ để phát triển kinh tế số

NGUYỄN ĐĂNG |

TPHCM - Hôm 24.1, Khu Công viên Quang Trung (QTSC) và CDNetworks, doanh nghiệp hàng đầu châu Á về các dịch vụ trên nền tảng công nghệ biên (Edge), đã chính thức công bố việc hợp tác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tại Việt Nam phát triển kinh tế số.

Ngày càng nhiều nền kinh tế lớn thay USD bằng nhân dân tệ

Nhật Minh |

Nga không phải là nền kinh tế lớn duy nhất thay thế USD bằng nhân dân tệ trong thanh toán thương mại.

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế tương xứng với quan hệ hữu nghị Việt Nam - Hungary

Thanh Hà |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Chủ tịch Quốc hội Hungary Jakab István nhất trí đẩy mạnh hợp tác kinh tế tương xứng với mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước, thông qua việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống đồng thời tăng cường hợp tác trong những lĩnh vực tiềm năng mới.