Triển khai xã hội hóa công tác đăng kiểm tàu cá

Vũ Long |

Tại các Điều 68, 69 và Điều 70 của Luật Thủy sản năm 2017 đã nhấn mạnh việc xã hội hóa đăng kiểm tàu cá.

Xã hội hóa đăng kiểm tàu cá

Theo Luật Thủy sản năm 2003, cơ quan được giao nhiệm vụ đăng kiểm tàu cá chỉ thuộc nội bộ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhưng với Luật Thủy sản năm 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2019, hoạt động đăng kiểm tàu cá ngoài cơ quan, đơn vị của Nhà nước còn cho phép tư nhân được tham gia nếu có đủ điều kiện, cụ thể, tại các Điều 68, 69 và Điều 70 của Luật Thủy sản năm 2017 đã nhấn mạnh việc xã hội hóa đăng kiểm tàu cá.

Mục tiêu xã hội hóa hoạt động đăng kiểm tàu cá là làm sao tranh thủ được các nguồn lực của xã hội, thu hút được các lực lượng tham gia, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả và sự thông thoáng trong hoạt động đăng kiểm tàu cá, từng bước xây dựng và tiến tới nghề cá hiện đại.

Tính đến nay đã công nhận 26 cơ sở đăng kiểm tàu cá đủ điều kiện tại các địa phương (9 cơ sở loại I, 12 cơ sở loại II, 5 cơ sở loại III). Có 2 địa phương không đề nghị công nhận là Ninh Bình, TP.Hồ Chí Minh.

Ông Nguyễn Văn Trung - Vụ trưởng Vụ Khai thác Thủy sản (Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn -NNPTNT) cho biết: “Trước đây, công tác đăng kiểm tàu cá giao cho cơ quan quản lý nhà nước làm dịch vụ công, nhưng theo Luật Thủy sản 2017, nhiệm vụ này sẽ được xã hội hóa. Theo đó, các cơ sở đăng kiểm nào đủ điều kiện theo quy định (cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực…) sẽ được thực hiện dịch vụ đăng kiểm tàu cá.

Nếu trước đây, tàu cá tỉnh nào thì đăng kiểm ở chi cục khai thác thủy sản ở tỉnh đó, thì nay chủ tàu có quyền lựa chọn bất kỳ cơ sở đăng kiểm tàu cá đủ điều kiện, tức là tàu của Kiên Giang có thể đăng kiểm ở Quảng Ninh”.

Thông thoáng, nhưng không "thả nổi" trách nhiệm quản lý

Xã hội hóa công tác đăng kiểm là một bước tiến trong tư duy quản lý nhưng nếu việc kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước không chặt chẽ, hoạt động các cơ sở đăng kiểm cũng rất dễ bị “biến tướng”.

Hoạt động đăng kiểm tàu cá ngoài cơ quan, đơn vị của Nhà nước còn cho phép tư nhân được tham gia nếu có đủ điều kiện. Ảnh: CCTS Nghệ An
Hoạt động đăng kiểm tàu cá ngoài cơ quan, đơn vị của Nhà nước còn cho phép tư nhân được tham gia nếu có đủ điều kiện. Ảnh: CCTS Nghệ An

Bà Phan Thị Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Tổng cục Thủy sản khẳng định: “Tuy Luật mới cho phép tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động đăng kiểm nhưng hoàn toàn không thả nổi về quản lý nhà nước, thậm chí còn được quản lý chặt hơn. Theo bà Huệ, Luật quy định rất chi tiết điều kiện của cơ sở thực hiện đăng kiểm tàu cá và khi nào thì được chứng nhận đủ điều kiện trước khi tham gia hoạt động từ cơ quan quản lý nhà nước”.

Mục tiêu trong xã hội hóa hoạt động đăng kiểm tàu cá là đảm bảo được sự thông thoáng, tranh thủ được các nguồn lực xã hội, thu hút được các lực lượng tham gia vào hoạt động đăng kiểm chứ không phải chỉ “đóng khung” trong bộ máy của Tổng cục Thủy sản. Nhưng không vì thế mà thả nổi hoạt động này, Nhà nước vẫn phải quản lý và phải có giải pháp quản lý hiệu quả hơn.

Theo Luật Thủy sản 2017, Bộ NNPTNT có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm. Theo đó, định kỳ 24 tháng sẽ thực hiện kiểm tra duy trì điều kiện của cơ sở tàu cá.

Luật đã quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của cơ sở đăng kiểm và đăng kiểm viên tàu cá, trong đó khẳng định: Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đăng kiểm, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu; đăng kiểm viên chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, phân cấp, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá…

Xu hướng xã hội hóa hoạt động đăng kiểm là tất yếu khi mà đã đến lúc Nhà nước không nên phải “tốn cơm” nuôi những bộ máy cồng kềnh mà kém hiệu quả đối với những hoạt động, những dịch vụ mà Nhà nước có thể giao cho các thành phần ngoài nhà nước đảm đương khi họ có khả năng, có nguồn lực để thực hiện. Hy vọng Luật Thủy sản mới khi có hiệu lực thi hành sẽ tạo ra những đột phá, những bước tiến mới trong hoạt động đăng kiểm tàu cá, qua đó giúp ngư dân, các doanh nghiệp khai thác thủy sản sẽ có điều kiện tốt nhất vươn khơi, bám biển làm giàu và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Xã hội hóa, tự chủ y tế bị “biến tướng”: Thiếu giám sát, tạo kẽ hở để “ăn” trên lưng người bệnh

Thùy Linh |

Cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cùng cựu Phó Giám đốc, cựu Kế toán trưởng của bệnh viện này bị khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan vụ án nâng khống giá thiết bị y tế khiến dư luận sửng sốt. Theo các chuyên gia, vụ việc này là hậu quả của sự lạm dụng cơ chế tự chủ, cho tự chủ nhưng thiếu giám sát, tạo kẽ hở trong việc mua sắm thiết bị y tế, nâng khống giá dịch vụ khám chữa bệnh, “ăn” trên lưng người bệnh.

Dự án của Hội Khoa học kinh tế VN được hợp thức sai phạm: Làm méo mó chủ trương xã hội hóa giáo dục

nhóm phóng viên |

Sau nhiều năm được tỉnh Bắc Ninh cấp đất xây dựng dự án phục vụ mục đích giáo dục, Hội Khoa học kinh tế Việt Nam (VEA) không thực hiện đúng mà liên tục vi phạm và thực hiện các bước chuyển đổi để đề nghị hợp thức hóa sai phạm. Nhiều phần diện tích của dự án này bị VEA cho xây dựng các công trình không đúng quy hoạch. Trong khi đó, chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã không kiên quyết ngăn chặn, để sai phạm kéo dài và ký nhiều quyết định có thể giúp những sai phạm được hợp thức hóa.

Trường tiểu học kêu gọi phụ huynh xã hội hóa gần 600 triệu xây biến áp

Nguyễn Hùng |

Để có nguồn điện ổn định phục vụ học sinh, trường tiểu học Vĩnh Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh vừa có thông báo gửi các bậc phụ huynh, kêu gọi xã hội hóa trên 579 triệu đồng để lắp đặt trạm biến áp riêng. Việc này đang gây ra những ý kiến khác nhau.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Xã hội hóa, tự chủ y tế bị “biến tướng”: Thiếu giám sát, tạo kẽ hở để “ăn” trên lưng người bệnh

Thùy Linh |

Cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cùng cựu Phó Giám đốc, cựu Kế toán trưởng của bệnh viện này bị khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan vụ án nâng khống giá thiết bị y tế khiến dư luận sửng sốt. Theo các chuyên gia, vụ việc này là hậu quả của sự lạm dụng cơ chế tự chủ, cho tự chủ nhưng thiếu giám sát, tạo kẽ hở trong việc mua sắm thiết bị y tế, nâng khống giá dịch vụ khám chữa bệnh, “ăn” trên lưng người bệnh.

Dự án của Hội Khoa học kinh tế VN được hợp thức sai phạm: Làm méo mó chủ trương xã hội hóa giáo dục

nhóm phóng viên |

Sau nhiều năm được tỉnh Bắc Ninh cấp đất xây dựng dự án phục vụ mục đích giáo dục, Hội Khoa học kinh tế Việt Nam (VEA) không thực hiện đúng mà liên tục vi phạm và thực hiện các bước chuyển đổi để đề nghị hợp thức hóa sai phạm. Nhiều phần diện tích của dự án này bị VEA cho xây dựng các công trình không đúng quy hoạch. Trong khi đó, chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã không kiên quyết ngăn chặn, để sai phạm kéo dài và ký nhiều quyết định có thể giúp những sai phạm được hợp thức hóa.

Trường tiểu học kêu gọi phụ huynh xã hội hóa gần 600 triệu xây biến áp

Nguyễn Hùng |

Để có nguồn điện ổn định phục vụ học sinh, trường tiểu học Vĩnh Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh vừa có thông báo gửi các bậc phụ huynh, kêu gọi xã hội hóa trên 579 triệu đồng để lắp đặt trạm biến áp riêng. Việc này đang gây ra những ý kiến khác nhau.