Tràm cây giảm giá, nông dân giảm nửa thu nhập

PHƯƠNG ANH |

Giá tràm cây ở huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) giảm thấp và duy trì thời gian dài làm người dân trồng tràm gặp khó khăn. So với cách đây 3 năm, người trồng tràm bị giảm khoảng 50% thu nhập.

Vừa bán 3 công tràm (3.000m2) 4 năm tuổi với giá 8 triệu đồng/công, anh Lê Minh Tuấn ở xã Hưng Phú (huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) cho biết, giá này đã giảm một nửa so với 3 năm trước đó. Với giá này, sau khi trừ chi phí, gia đình chỉ còn lãi được khoảng 2 - 3 triệu đồng.

Anh Tuấn cho biết: “Chi phí đầu tư mỗi công khoảng 2 triệu đồng tiền cây giống, chưa tính đến chi phí phun xịt thuốc, thuê nhân công cắt tỉa cành. Tràm trồng từ 3 - 4 năm mới cho thu hoạch. Trong khoảng thời gian ấy không có thu nhập gì khác trên đất trồng tràm”.

Cũng theo anh Tuấn, giá thấp như hiện nay, nếu bán thì lãi ít, mà để cây tràm quá lứa thêm 1-2 năm lại càng khó bán hơn. Còn giá này đối với những hộ thuê đất để trồng tràm thì xem như thua lỗ.

Giá tràm giảm người trồng tràm giảm nửa thu nhập. Ảnh: Phương Anh
Giá tràm giảm người trồng tràm giảm nửa thu nhập. Ảnh: Phương Anh

Không chỉ người trồng mà những hộ mua tràm về bán lại cho các vựa lớn cũng bị ảnh hưởng.

Ghi nhận tại xã Mỹ Phước (huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) nhiều điểm thu mua tràm cũng không còn sôi động như trước. Giá tràm tại vườn giảm đồng nghĩa với việc giá tràm bán ra cho các vựa cũng bị giảm theo. Nếu như 3 năm trước một cây cừ tràm loại 4,5 cm (đường kính) có giá 34.000 đồng/cây thì nay chỉ còn 17.000 đồng/cây. Các loại tràm đường kính từ 3,8 - 4 cm cũng giảm còn nửa giá, chỉ còn ở mức từ 5.000 - 15.000 đồng/cây.

“Với giá này mình đi mua về bán lại mỗi công còn lãi từ 1 - 1,2 triệu đồng, mà bán rất chậm, có khi cả tháng trời mới bán xong một đám tràm 1ha. Thêm điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều hộ lại mua trước trả tiền sau dẫn đến nhiều lúc đứt đoạn nguồn vốn, không xoay sở kịp”.

Nhiều vựa tràm gặp khó do sức tiêu thụ tràm chậm. Ảnh: Phương Anh
Nhiều vựa tràm gặp khó do sức tiêu thụ tràm chậm. Ảnh: Phương Anh

Toàn huyện Mỹ Tú có trên 2.000 ha trồng tràm. Nhiều năm về trước, người dân ở các xã Hưng Phú, Long Hưng, Mỹ Phước có cuộc sống ổn định cũng nhờ cây tràm. Bởi đây là vùng trũng, nhiễm phèn mặn, các loại cây như lúa, hoa màu, cây ăn trái cho năng suất thấp, chỉ có cây tràm là sinh trưởng phát triển tốt ngay cả điều kiện thổ nhưỡng bất lợi.

Thời “hoàng kim”, nông dân trồng tràm bán 180 - 200 triệu đồng/ha. Song, từ năm 2021 đến nay, giá tràm giảm mạnh, có lúc chỉ còn khoảng 50 triệu đồng/ha, làm người trồng tràm gặp nhiều khó khăn. Nếu bán giá thấp thì không có lãi, thậm chí thua lỗ, còn để cây quá lứa sẽ càng khó bán hơn.

Theo nhiều hộ trồng tràm cho biết, nguyên nhân giá tràm sụt giảm là do thời gian qua giá vật tư xây dựng tăng làm ảnh hưởng đến lĩnh vực xây dựng, đồng thời các chủ thầu xây dựng chuyển sang dùng ép trụ bêtông thay cừ tràm.

PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Biến lá bồ đề thành tranh, 9X Sóc Trăng giải quyết việc làm cho hàng chục lao động

PHƯƠNG ANH |

Từ những chiếc lá bồ đề bình thường, sau khi qua các công đoạn xử lý, Đặng Duy Khánh (28 tuổi, ngụ xã Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) đã biến thành những bức tranh sinh động và tinh xảo mang đậm nét Phật giáo.

Loại cây che bóng mát bất ngờ có giá trị kinh tế cao ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) được biết đến như thủ phủ của những cây hồng nhung. Từ một loại cây thường được trồng trong khuôn viên các chùa hay trước nhà dân để lấy bóng mát, vài năm gần đây, hồng nhung trở thành cây mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân ở địa phương này.

Giá lúa tăng, nông dân Sóc Trăng thu lợi nhuận cao

Phương Anh |

Tại Sóc Trăng, nông dân ở một số địa phương đang vào vụ thu hoạch diện tích lúa Hè thu năm 2023. Vụ lúa năm nay tuy ảnh hưởng của mưa giông nhưng nhìn chung đều mang lợi nhuận cho nông dân vì giá lúa năm nay cao hơn so với trung bình nhiều năm.

Liên kết, đa dạng sản phẩm để vực dậy làng nghề trăm năm ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Làng nghề đan đát Phú Tân, huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) có khoảng trăm năm. Trước đây, bà con phải vận chuyển ra trung tâm thành phố Sóc Trăng hay đi bán dạo ở các địa phương lân cận nên đôi khi thu nhập bấp bênh. 2 năm trở lại đây, người làm nghề ai cũng phấn khởi, vui mừng vì sản phẩm được bao tiêu và còn được xuất khẩu.

Không còn kéo cày, con trâu vẫn là “đầu cơ nghiệp” ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Làn sóng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp khiến hình ảnh “con trâu đi trước cái cày theo sau” dần không còn nữa. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, con trâu vẫn được người dân nuôi dưỡng như một loài vật có giá trị kinh tế cao. Tại các huyện Thạnh Trị, Trần Đề của tỉnh Sóc Trăng, nhiều hộ vươn lên khá giàu cũng từ nuôi trâu thương phẩm.

Cháy lớn ở cơ sở phế liệu, người dân ôm tài sản bỏ chạy

ĐÌNH TRỌNG |

Tại thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã xảy ra vụ cháy cơ sở phế liệu trong khu dân cư. Khói đen bao trùm khu vực xung quanh khiến người dân hoảng sợ ôm tài sản bỏ chạy.

Thanh tra Chính phủ đề xuất được trích 30% tiền thu hồi qua thanh tra

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 16.8, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết quy định việc các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.

Sống trong lo sợ ở chung cư dột nát, trần rơi từng mảng giữa lòng Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Tường bong tróc, trần nhà, cầu thang rơi từng mảng lớn... khiến người dân chung cư Đ74 Nam Pháp (phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) lo đến "mất ăn, mất ngủ" trong thời gian qua.

Biến lá bồ đề thành tranh, 9X Sóc Trăng giải quyết việc làm cho hàng chục lao động

PHƯƠNG ANH |

Từ những chiếc lá bồ đề bình thường, sau khi qua các công đoạn xử lý, Đặng Duy Khánh (28 tuổi, ngụ xã Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) đã biến thành những bức tranh sinh động và tinh xảo mang đậm nét Phật giáo.

Loại cây che bóng mát bất ngờ có giá trị kinh tế cao ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) được biết đến như thủ phủ của những cây hồng nhung. Từ một loại cây thường được trồng trong khuôn viên các chùa hay trước nhà dân để lấy bóng mát, vài năm gần đây, hồng nhung trở thành cây mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân ở địa phương này.

Giá lúa tăng, nông dân Sóc Trăng thu lợi nhuận cao

Phương Anh |

Tại Sóc Trăng, nông dân ở một số địa phương đang vào vụ thu hoạch diện tích lúa Hè thu năm 2023. Vụ lúa năm nay tuy ảnh hưởng của mưa giông nhưng nhìn chung đều mang lợi nhuận cho nông dân vì giá lúa năm nay cao hơn so với trung bình nhiều năm.

Liên kết, đa dạng sản phẩm để vực dậy làng nghề trăm năm ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Làng nghề đan đát Phú Tân, huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) có khoảng trăm năm. Trước đây, bà con phải vận chuyển ra trung tâm thành phố Sóc Trăng hay đi bán dạo ở các địa phương lân cận nên đôi khi thu nhập bấp bênh. 2 năm trở lại đây, người làm nghề ai cũng phấn khởi, vui mừng vì sản phẩm được bao tiêu và còn được xuất khẩu.

Không còn kéo cày, con trâu vẫn là “đầu cơ nghiệp” ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Làn sóng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp khiến hình ảnh “con trâu đi trước cái cày theo sau” dần không còn nữa. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, con trâu vẫn được người dân nuôi dưỡng như một loài vật có giá trị kinh tế cao. Tại các huyện Thạnh Trị, Trần Đề của tỉnh Sóc Trăng, nhiều hộ vươn lên khá giàu cũng từ nuôi trâu thương phẩm.