Trái ngược kết quả kinh doanh của hai ông lớn thị trường kính mắt ở Hà Nội

Quang Dân |

Kính mắt Việt Tín và Kính mắt Việt Nam là hai đơn vị sở hữu chuỗi cửa hàng kính mắt ấn tượng tại TP. Hà Nội. Dù có quy mô cửa hàng gần như  tương đương, thế nhưng hai doanh nghiệp này đang thu về kết quả kinh doanh trái ngược.

Kính mắt là một loại phụ kiện khá phổ biến, nó không chỉ mang yếu tố thẩm mỹ, thời trang, mà còn có tác dụng bảo vệ mắt khỏi những tia tử ngoại, tránh ô nhiễm và bụi bẩn.

Bên cạnh đó, với tỷ lệ người mắc các tật khúc xạ gia tăng, nên dịch vụ kinh doanh đo mắt và khám mắt, tư vấn miễn phí, kết hợp với đó là cung cấp các sản phẩm gọng kính - mắt kính tại TP. Hà Nội phát triển mạnh trong những năm qua.

Tại thị trường mắt kính Hà Nội, có thể kể đến một vài chuỗi mắt kính nổi tiếng như Kính mắt Việt Tín, Kính mắt Việt Nam, Kính mắt Quang Nhãn, Kính mắt EyePlus... đặc điểm chung của các đơn vị kính mắt kể trên là đều có hệ thống nhiều cửa hàng tại vị trí đắc địa ở nhiều tuyến phố lớn trên địa bàn TP. Hà Nội.

Nổi bật trong đó là Kính mắt Việt Tín với 10 cửa hàng được phân bổ trên nhiều quận, huyện, có bãi để xe ô tô và Kính mắt Việt Nam với 7 cửa hàng tại TP. Hà Nội và 4 cửa hàng tại TP. HCM.

Được biết, đây là hai thương hiệu mắt kính lâu năm. Theo đó, Kính mắt Việt Tín là thương hiệu của Công ty TNHH Công nghệ Nhãn khoa Kính mắt Việt Tín, được thành lập từ năm 2005, trong khi đó Kính mắt Việt Nam là chuỗi cửa hàng do Công ty TNHH Kính mắt Việt Nam xây dựng, doanh nghiệp này được thành lập vào năm 2002.

Kính mắt là một trong những mặt hàng đưa lại doanh thu lớn cho nhiều doanh nghiệp. Ảnh: Chụp màn hình.
Kính mắt là một trong những mặt hàng đưa lại doanh thu lớn cho nhiều doanh nghiệp. Ảnh: Chụp màn hình.

Dù cùng có lịch sử lâu đời, sở hữu chuỗi cửa hàng mắt kính gần như tương đương nhau, thế nhưng lại đang cho kết quả kinh doanh trái ngược của 2 ông lớn trong ngành kính mắt ở Hà Nội.

Cụ thể, kết thúc năm 2022, doanh thu Kính mắt Việt Nam khoảng 152 tỉ đồng, tăng 57% so với năm trước đó, lợi nhuận trước thuế xấp xỉ 8 tỉ đồng, tăng 33%. Tại ngày 31.12.2022, Kính mắt Việt Nam đang có 37 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản Kính mắt Việt Nam đạt khoảng 161 tỉ đồng, giảm 10% so với hồi đầu năm. Nợ phải trả xấp xỉ 86 tỉ đồng, giảm 20%. Vốn chủ sở hữu đạt gần 76 tỉ đồng, trong khi vốn góp chủ sở hữu hơn 38 tỉ đồng.

Trong khi đó, năm 2022 Kính mắt Việt Tín thu về khoảng 80 tỉ đồng doanh thu, tăng 38% so với cùng kì, lợi nhuận trước thuế gần 6 tỉ đồng, nhưng cùng kỳ doanh nghiệp báo lỗ sau thuế hơn 6 tỉ đồng. Tuy nhiên, tính đến cuối năm ngoái, Kính mắt Việt Tín đang phải gánh khoản lỗ luỹ kế gần 52 tỉ đồng.

Xét về quy mô tài sản, Kính mắt Việt Tín có tổng tài sản nhỉnh hơn Kính mắt Việt Nam, theo đó, tại ngày 31.12.2022, tổng tài sản Kính mắt Việt Tín khoảng 235 tỉ đồng, tăng 29% so với năm 2021. Doanh nghiệp này có 285 tỉ đồng nợ phải trả. Bên cạnh đó, đáng chú ý khi vốn chủ sở hữu tại Kính mắt Việt Tín đang âm hơn 50 tỉ đồng.

Quang Dân
TIN LIÊN QUAN

Tồn kho chiếm 78% tổng tài sản Kính mắt Việt Nam

Quang Dân |

Tại ngày 31.12.2022, tổng tài sản Công ty TNHH Kính mắt Việt Nam (Kính mắt Việt Nam) khoảng 161 tỉ đồng, giảm 10% so với cùng kì. Trong đó, hàng tồn kho chiếm phần lớn với 126 tỉ đồng, tương ứng khoảng 78% tổng tài sản công ty.

Dù tài sản, doanh thu tăng mạnh, Kính mắt Việt Tín vẫn đang âm vốn

Quang Dân |

Bất chấp quy mô doanh nghiệp phát triển với 10 cửa hàng, quy mô tài sản, doanh thu đều ghi nhận tăng trưởng mạnh, thế nhưng vốn góp tại Kính mắt Việt Tín luôn duy trì ở mức 1,5 tỉ đồng. Vốn góp ít, trong bối cảnh lỗ luỹ kế là nguyên nhân khiến Kính mắt Việt Tín âm vốn trong năm qua.

Công ty con Vietracimex báo lãi ròng 150 tỉ đồng, nợ gấp gần 4 lần vốn chủ

Quang Dân |

Thời điểm CTCP năng lượng Hồng Phong 1 được thành lập vào năm 2017, Vietracimex sở hữu đến 96% vốn điều lệ công ty.

Tiểu thương cực khổ vì kinh doanh trong chợ Ngã Tư Sở xuống cấp trầm trọng

NGỌC THÙY |

Giữa cao điểm nắng nóng, nhiều tiểu thương kinh doanh trong chợ Ngã Tư Sở khốn khổ vì chợ quá xuống cấp, nhiều người phải chuyển đi nơi khác vì buôn bán ế ẩm.

Hệ sinh thái Vietracimex thế chấp cổ phần, loạt dự án năng lượng ở ngân hàng

Quang Dân |

Ngoài huy động vốn từ kênh trái phiếu để tập trung cho các dự án năng lượng, thì chính bản thân các doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái Vietracimex cũng thế chấp dự án của mình tại các ngân hàng.

Dự án Kim Chung – Di Trạch tái sinh, Vietracimex đem thế chấp làm dự án năng lượng

Quang Dân |

Sau hơn 2 năm dự án Kim Chung – Di Trạch nhận được quyết định “tái sinh”, việc nổi bật nhất mà dự án mang lại cho Vietracimex chính là trở thành tài sản đảm bảo để doanh nghiệp này huy động vốn cho các dự án phát triển năng lượng. Trong khi đó, bản thân dự án vẫn chưa thể hoàn thiện.

Vietracimex chậm lãi trái phiếu, tổng nợ hơn 20.000 tỉ, khả năng trả nợ yếu

Quang Dân |

Kết thúc năm 2022, tổng nợ phải trả Vietracimex còn khoảng 20.335 tỉ đồng. Đáng chú ý khi nợ ngắn hạn đã vượt tài sản ngắn hạn, cho thấy những rủi ro về tính thanh khoản trong ngắn hạn của công ty.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Tồn kho chiếm 78% tổng tài sản Kính mắt Việt Nam

Quang Dân |

Tại ngày 31.12.2022, tổng tài sản Công ty TNHH Kính mắt Việt Nam (Kính mắt Việt Nam) khoảng 161 tỉ đồng, giảm 10% so với cùng kì. Trong đó, hàng tồn kho chiếm phần lớn với 126 tỉ đồng, tương ứng khoảng 78% tổng tài sản công ty.

Dù tài sản, doanh thu tăng mạnh, Kính mắt Việt Tín vẫn đang âm vốn

Quang Dân |

Bất chấp quy mô doanh nghiệp phát triển với 10 cửa hàng, quy mô tài sản, doanh thu đều ghi nhận tăng trưởng mạnh, thế nhưng vốn góp tại Kính mắt Việt Tín luôn duy trì ở mức 1,5 tỉ đồng. Vốn góp ít, trong bối cảnh lỗ luỹ kế là nguyên nhân khiến Kính mắt Việt Tín âm vốn trong năm qua.

Công ty con Vietracimex báo lãi ròng 150 tỉ đồng, nợ gấp gần 4 lần vốn chủ

Quang Dân |

Thời điểm CTCP năng lượng Hồng Phong 1 được thành lập vào năm 2017, Vietracimex sở hữu đến 96% vốn điều lệ công ty.

Tiểu thương cực khổ vì kinh doanh trong chợ Ngã Tư Sở xuống cấp trầm trọng

NGỌC THÙY |

Giữa cao điểm nắng nóng, nhiều tiểu thương kinh doanh trong chợ Ngã Tư Sở khốn khổ vì chợ quá xuống cấp, nhiều người phải chuyển đi nơi khác vì buôn bán ế ẩm.

Hệ sinh thái Vietracimex thế chấp cổ phần, loạt dự án năng lượng ở ngân hàng

Quang Dân |

Ngoài huy động vốn từ kênh trái phiếu để tập trung cho các dự án năng lượng, thì chính bản thân các doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái Vietracimex cũng thế chấp dự án của mình tại các ngân hàng.

Dự án Kim Chung – Di Trạch tái sinh, Vietracimex đem thế chấp làm dự án năng lượng

Quang Dân |

Sau hơn 2 năm dự án Kim Chung – Di Trạch nhận được quyết định “tái sinh”, việc nổi bật nhất mà dự án mang lại cho Vietracimex chính là trở thành tài sản đảm bảo để doanh nghiệp này huy động vốn cho các dự án phát triển năng lượng. Trong khi đó, bản thân dự án vẫn chưa thể hoàn thiện.

Vietracimex chậm lãi trái phiếu, tổng nợ hơn 20.000 tỉ, khả năng trả nợ yếu

Quang Dân |

Kết thúc năm 2022, tổng nợ phải trả Vietracimex còn khoảng 20.335 tỉ đồng. Đáng chú ý khi nợ ngắn hạn đã vượt tài sản ngắn hạn, cho thấy những rủi ro về tính thanh khoản trong ngắn hạn của công ty.