TPBank Hà Nội bị tố trây ỳ trả tiền bảo lãnh cho doanh nghiệp

Long Nguyễn |

Mặc dù chỉ là đơn vị trung gian giữ tiền cho một giao dịch thương mại, nhưng khi giao dịch bất thành, các doanh nghiệp thống nhất đòi lại tiền thì Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) viện nhiều lí do để không hoàn trả.

Báo Lao Động nhận được đơn của Công ty Cổ phần N&T (địa chỉ phường 14, quận Bình Thạnh, TPHCM) phản ánh về việc sau hơn 2 tháng đề nghị, phía công ty vẫn chưa nhận lại khoản tiền đang bị giữ tại ngân hàng TPBank.

Theo đó, ngày 27.10.2022, Công ty Cổ phần N&T ký hợp đồng mua bán với Công ty Cổ phần nhựa TSP (địa chỉ phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ngày 9.11.2022, TPBank – Chi nhánh Hà Nội đã phát hành thư Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước số BG 0110154 do ông Lê Tiến Sơn – Giám đốc chi nhánh ký.

Ngày 11.11.2022, Công ty N&T đã chuyển đủ số tiền yêu cầu là 10,535 tỉ đồng vào tài khoản của bên được bảo lãnh theo chỉ định của TPBank.

Nhưng trong 60 ngày từ thời điểm kể trên, phía Công ty TSP vẫn không có hàng giao như cam kết nên ngày 10.01.2023, Công ty N&T đã gửi văn bản đề nghị TPBank – Chi nhánh Hà Nội hoàn trả lại số tiền đã nộp.

Công ty N&T khẳng định đã nộp đúng và đủ các loại giấy tờ theo yêu cầu, song cho đến nay đã hơn 2 tháng, phía ngân hàng liên tục đưa ra lý do trì hoãn trả tiền, và đều là những lý do không thuyết phục như bắt lỗi chính tả trên văn bản hoặc yêu cầu đích thân Tổng Giám đốc Công ty phải có mặt tại Hà Nội để làm việc.

Làm việc với PV, ông Nguyễn Hữu Quang – người đại diện của Công ty N&T - cung cấp các văn bản thể hiện phía Công ty đã nhiều lần liên hệ với TPBank nhưng chưa được trả lời thỏa đáng.

Các biên bản, giấy tờ làm việc thể hiện Công ty N&T nhiều lần yêu cầu TBBank hoàn trả tiền. Ảnh: Long Nguyễn.
Các biên bản, giấy tờ làm việc thể hiện Công ty N&T nhiều lần yêu cầu TPBank hoàn trả tiền. Ảnh: Long Nguyễn

“Chúng tôi đã cung cấp đầy đủ các văn bản theo quy định. Trong đó có cả biên bản xác nhận việc Công ty TSP không thể đáp ứng hàng hóa theo hợp đồng. Từ đó, hai bên thống nhất để Công ty N&T yêu cầu TPBank trả lại khoản tiền đang giữ ở dạng bảo lãnh. Chúng tôi chỉ muốn lấy lại đúng số tiền của mình. Không hiểu vì lý do gì mà TPBank liên tục trì hoãn, gây thiệt hại và mệt mỏi cho doanh nghiệp”, ông Quang nói.

Cũng theo lời người này, công ty đã nhiều lần yêu cầu TPBank làm rõ khoản tiền 10,535 tỉ đồng hiện đang ở đâu, ai đang quản lý, giám sát… thì ngân hàng cũng không hồi đáp. Bất đắc dĩ, Công ty N&T mới phải gửi đơn lên các cơ quan chức năng và báo chí.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Lê Tiến Sơn – Giám đốc chi nhánh TPBank Hà Nội xác nhận khoản tiền bảo lãnh hiện vẫn chưa được hoàn trả lại cho Công ty N&T theo yêu cầu. Ông Sơn nói “có nhiều vấn đề” nhưng từ chối giải thích chi tiết.

Theo luật sư Nguyễn Danh Huế - Công ty Luật TNHH Hừng Đông (Đoàn LS Hà Nội), trong giao dịch mua bán giữa 2 công ty kể trên, TPBank thuần túy chỉ là trung gian giữ tiền hộ.

“Số tiền 10,535 tỉ đồng không phải của TPBank mà là của Công ty N&T. Trong trường hợp này, TPBank là đơn vị làm dịch vụ và được trả phí để thực hiện. Không ai vay mượn gì mà phải lụy ngân hàng cả”, luật sư Huế nói.

Vì thế theo luật sư Huế, khi thương vụ mua bán không thể thực hiện, nghiễm nghiên TPBank phải trả lại tiền cho Công ty N&T.

Việc TPBank đang cố trì hoãn cho thấy có dấu hiệu bất thường, cần được các cơ quan chức năng làm rõ để tránh gây thêm thiệt thòi cho doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Liên quan đến vụ việc, đại diện TPBank cho hay: "Việc ông Quang cho rằng TPBank cố tình không thực hiện trả tiền bảo lãnh cho doanh nghiệp là không chính xác, bởi chủ thể có quyền trong giao dịch bảo lãnh do TPBank phát hành được xác định là pháp nhân – Cty Cổ phần đầu tư N&T (sau đây được gọi tắt là Công ty). Ngoài ra, các Văn bản Uỷ quyền do ông Quang cung cấp không đủ cơ sở xác định tính đúng đắn và chính xác của giao dịch ủy quyền của Công ty với ông Quang, do đó Ngân hàng không thể làm việc với ông Quang với tư cách đại diện của Công ty và các giao dịch bảo lãnh liên quan".

Cũng theo vị này, TPBank sẵn sàng làm việc tiếp tục với người đại diện pháp luật để giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến bảo lãnh của công ty N&T.

Long Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Bốn ngân hàng có vốn Nhà nước đồng loạt giảm lãi suất 0,2%

Đức Mạnh |

Động thái giảm lãi suất huy động của nhóm big 4 nằm trong nỗ lực giảm các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước từ 0,5% đến 1% bắt đầu từ ngày hôm nay 15.3.

6 ngân hàng Mỹ trong tầm ngắm sau vụ Silicon Valley phá sản

Thanh Hà |

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service đang cân nhắc việc hạ cấp tín dụng đối với 6 ngân hàng Mỹ sau vụ phá sản của ngân hàng Silicon Valley.

Vụ thất thoát hơn 180 tỉ đồng: Cựu giám đốc ngân hàng bị đề nghị 8-9 năm tù

Việt Dũng |

Hà Nội - Ông Đỗ Quốc Hùng - cựu Giám đốc BIDV Thành Đô bị đề nghị 8-9 năm tù do liên quan đến vụ cho vay sai 39 triệu USD gây thất thoát hơn 180 tỉ đồng.

Giờ thứ 9: Lấy vợ hơn tuổi - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Danh dự, tình yêu, sự trân trọng, tất cả đều bị cuốn đi bởi những cơn bão ghen tuông gây nên. Chúng ta đã chứng kiến nhiều thảm cảnh bắt nguồn từ những trận đánh ghen đầy nước mắt. Biết hậu quả sẽ là như vậy, nhưng chính người trong cuộc lại không thể làm chủ được bản thân mình. Chính điều đó đã dẫn đến những kết cục vô cùng đau lòng.

Người dân có thể mua được biển số đẹp hay không?

Nhóm PV |

Thông tin về trường hợp hai vợ chồng ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai bốc được 4 biển số "siêu đẹp" cho xe máy trong cùng một ngày được dư luận quan tâm và Bộ Công an đã vào cuộc để xác minh, làm rõ vụ việc. Từ vụ việc này, nhiều bạn đọc quan tâm đến quy trình cấp biển số xe cho xe ôtô, xe gắn máy được thực hiện thế nào và người dân có thể chủ động mua được biển số xe đẹp hay không?

Xe buýt phóng nhanh, lấn làn khiến người đi đường ám ảnh

HOA LỆ |

Hà Nội - Cách lái xe của một số tài xế xe buýt hiện nay được nhiều người đi đường ví như hung thần trên đường phố, ám ảnh và mất thiện cảm.

Văn hóa bánh mì

Bài và ảnh Việt Văn |

Theo nhiều giả thiết, bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ Pháp với những chiếc bánh Baguette (bánh mì Pháp hay còn gọi là bánh mì dài) đầu tiên du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn có thể từ năm 1859, sau khi người Pháp chiếm thành Gia Định.

Nhiều cây xanh ở Hà Nội vẫn bị "đeo gông"

Thái Mạnh |

Mặc dù việc nới gông cho cây xanh đã được các đơn vị chức năng thực hiện, tuy nhiên, theo ghi nhận vẫn còn nhiều cây xanh trên các tuyến đường như Láng, Võ Chí Công, Phạm Văn Đồng,... vẫn chịu tình trạng bị "đeo gông siết cổ".

Bốn ngân hàng có vốn Nhà nước đồng loạt giảm lãi suất 0,2%

Đức Mạnh |

Động thái giảm lãi suất huy động của nhóm big 4 nằm trong nỗ lực giảm các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước từ 0,5% đến 1% bắt đầu từ ngày hôm nay 15.3.

6 ngân hàng Mỹ trong tầm ngắm sau vụ Silicon Valley phá sản

Thanh Hà |

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service đang cân nhắc việc hạ cấp tín dụng đối với 6 ngân hàng Mỹ sau vụ phá sản của ngân hàng Silicon Valley.

Vụ thất thoát hơn 180 tỉ đồng: Cựu giám đốc ngân hàng bị đề nghị 8-9 năm tù

Việt Dũng |

Hà Nội - Ông Đỗ Quốc Hùng - cựu Giám đốc BIDV Thành Đô bị đề nghị 8-9 năm tù do liên quan đến vụ cho vay sai 39 triệu USD gây thất thoát hơn 180 tỉ đồng.