Tổng giám đốc Sovico dự chi 370 tỉ gom 15 triệu cổ phiếu HDB

Minh An |

Ông Phạm Khắc Dũng - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sovico vừa đăng ký mua hơn 15,3 triệu cổ phiếu HDB của Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank) nhằm mục đích đầu tư.

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE), giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 30.12.2020 đến ngày 28.1.2021, theo phương thức thỏa thuận.

Cũng trong khoảng thời gian ông Phạm Khắc Dũng đăng ký mua vào, Công ty Cổ phần Địa ốc Phú Long - công ty con của Sovico cũng đăng ký bán hơn 15,3 triệu cổ phiếu HDB với phương thức giao dịch thỏa thuận. Địa ốc Phú Long cho biết mục đích giao dịch là nhằm chuyển dịch danh mục đầu tư trong nội bộ và tập đoàn.

Hiện tại, ông Dũng đang không giữ bất kì cổ phiếu HDB nào; còn Phú Long đang nắm giữ gần 19,5 triệu đơn vị, tương đương 1,21% vốn điều lệ HDBank. Nếu giao dịch hoàn tất, tỉ lệ sở hữu của ông Dũng tại HDBank sẽ tăng lên 0,95% trong khi của Phú Long sẽ giảm xuống còn 0,26%.

Sovico hiện đang nắm giữ hơn 232 triệu cổ phiếu HDB, tương đương 14,45% vốn điều lệ HDBank và là cổ đông lớn duy nhất tại nhà băng này.

Hiện bà Nguyễn Thị Phương Thảo đang giữ chức Chủ tịch HĐQT Sovico đồng thời là Phó Chủ tịch thường trực HĐQT HDBank và nắm giữ gần 60 triệu cổ phần tại đây (3,72%).

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu HDB đang dao động quanh mức 24.000 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo mức giá này, Tổng giám đốc Sovico Phạm Khắc Dũng sẽ chi khoảng 370 tỉ đồng để mua hơn 15,3 triệu cổ phiếu đã đăng ký.

Minh An
TIN LIÊN QUAN

Đầu tư cổ phiếu nào “trúng đậm” năm 2020?

Cẩm Thư |

Những nhà đầu tư rót tiền vào cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, thép và bất động sản khu công nghiệp đã "trúng đậm" trong năm 2020.

Chuẩn bị đón sóng 900 triệu cổ phiếu ngân hàng lần đầu lên sàn

Mi Trần |

Làn sóng cổ phiếu ngân hàng tiếp tục chào đón hai mã mới lần đầu tiên chào sàn chứng khoán.

Nên rót tiền vào cổ phiếu nào năm 2021?

Cẩm Thư |

Khép lại năm 2020 đầy khó khăn do những tác động tiêu cực của COVID-19, năm 2021 kinh tế Việt Nam được kỳ vọng phục hồi nhờ các động lực như đầu tư công được đẩy mạnh, triển vọng tiêu dùng tích cực và lãi suất cố định được duy trì ở mức thấp. Nhiều cổ phiếu được dự báo hấp dẫn khi kinh tế phục hồi hậu COVID-19.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Đầu tư cổ phiếu nào “trúng đậm” năm 2020?

Cẩm Thư |

Những nhà đầu tư rót tiền vào cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, thép và bất động sản khu công nghiệp đã "trúng đậm" trong năm 2020.

Chuẩn bị đón sóng 900 triệu cổ phiếu ngân hàng lần đầu lên sàn

Mi Trần |

Làn sóng cổ phiếu ngân hàng tiếp tục chào đón hai mã mới lần đầu tiên chào sàn chứng khoán.

Nên rót tiền vào cổ phiếu nào năm 2021?

Cẩm Thư |

Khép lại năm 2020 đầy khó khăn do những tác động tiêu cực của COVID-19, năm 2021 kinh tế Việt Nam được kỳ vọng phục hồi nhờ các động lực như đầu tư công được đẩy mạnh, triển vọng tiêu dùng tích cực và lãi suất cố định được duy trì ở mức thấp. Nhiều cổ phiếu được dự báo hấp dẫn khi kinh tế phục hồi hậu COVID-19.