Tín hiệu tích cực từ các tập đoàn lớn với công nghiệp hỗ trợ

H.A |

Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới cam kết mở rộng đầu tư tại Việt Nam, trong đó có mảng sản xuất linh kiện điện tử. Đây chính là cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. 

Tập đoàn Samsung chuẩn bị sản xuất thử lưới bóng chíp bán dẫn

Ông Roh Tae-Moon - Tổng Giám đốc Tập đoàn Samsung Điện tử (Hàn Quốc) - cho biết: Tập đoàn đang chuẩn bị điều kiện để sản xuất thử các sản phẩm lưới bóng chíp bán dẫn và sẽ sản xuất đại trà từ tháng 7.2023 tại Nhà máy Samsung Electro-Mechanics Việt Nam tại Thái Nguyên.

Tập đoàn này cũng dự kiến khánh thành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại TP.Hà Nội vào cuối năm 2022, đầu năm 2023. Đây là Trung tâm R&D của Tập đoàn Samsung không chỉ cho Việt Nam mà cho cả khu vực Đông Nam Á, hiện đã hoàn thành khoảng 85%.

Việc Tập đoàn Samsung lên kế hoạch sản xuất sản phẩm chip bán dẫn tại Việt Nam, đồng thời thành lập Trung tâm R&D cho cả khu vực Đông Nam Á tại đây cho thấy, Tập đoàn đã coi Việt Nam là trung tâm sản xuất các sản phẩm của toàn khu vực.

Đặc biệt, việc Tập đoàn Samsung lên kế hoạch sản xuất lưới bóng chip bán dẫn tại Việt Nam sẽ mở ra những cơ hội lớn cho Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, với những sản phẩm công nghệ có hàm lượng cao hơn. Đây cũng là tín hiệu tốt cho môi trường đầu tư Việt Nam, TS Trần Toàn Thắng - Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Chinhphu.vn cho hay.

Tín hiệu tích cực từ nhiều tập đoàn lớn

Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), Uỷ viên Ban chấp hàng Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) - cho rằng, với Samsung, quyết định phát triển mạnh hơn tại Việt Nam đã khá rõ ràng.

Ngoài ra, Samsung cũng đang có kế hoạch tiếp tục mở rộng nhà máy tại Bắc Ninh, Thái Nguyên. Đầu năm nay, Đồng Nai đã cấp giấy phép đầu tư cho 2 dự án 100 triệu USD của nhà cung cấp linh kiện cho Samsung là Công ty Hansol Electronics Việt Nam (Hàn Quốc).

Bà Hương còn nhận định, ngành sản xuất linh kiện điện tử Việt Nam được hưởng lợi khi các hãng lớn của thế giới đã và đang dịch chuyển nhà máy, chuỗi sản xuất từ Trung Quốc sang các nước xung quanh.

Tập đoàn Samsung lên kế hoạch sản xuất sản phẩm chip bán dẫn tại Việt Nam. Ảnh minh họa: Chinhphu.vn
Tập đoàn Samsung lên kế hoạch sản xuất sản phẩm chip bán dẫn tại Việt Nam. Ảnh minh họa: Chinhphu.vn

Phó Chủ tịch VASI cho biết, tác động của đại dịch COVID-19, xung đột giữa Nga - Ukraine và chính sách Zero-COVID của Trung Quốc đã khiến giá nhiên, nguyên liệu tăng phi mã, chuỗi cung ứng sản xuất linh kiện bị gián đoạn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, nhất là ngành công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử.

"Riêng đối với ngành sản xuất linh kiện điện tử, chính sách Zero-COVID của Trung Quốc đã khiến các doanh nghiệp thiếu nhiều nguyên liệu sản xuất, đặc biệt là chất bán dẫn" - bà Hương nói.

Do đó, theo bà Hương, ngành sản xuất linh kiện điện tử Việt Nam được hưởng lợi từ xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng. Các hãng lớn của thế giới đã và đang dịch chuyển nhà máy, chuỗi sản xuất từ Trung Quốc sang các nước xung quanh. Trong đó, các nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng toàn cầu của những hãng lớn đang dần tập trung vào Việt Nam: Apple đã chuyển 11 nhà máy của các doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) trong chuỗi cung ứng của hãng này sang Việt Nam; nhiều hãng khác như Foxconn, Luxshare, Pegatron, Wistron cũng mở rộng cơ sở sản xuất sẵn có tại Việt Nam...

Bên cạnh đó, mới đây, tờ Nikkei Asia đăng tải thông tin, hãng Apple - tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ - cũng đang lên kế hoạch để sản xuất Apple Watch và MacBook tại Việt Nam.

Để chuẩn bị cho sự kiện này, Tập đoàn khoa học, kỹ thuật Hồng Hải (Foxconn) - đối tác hàng đầu của Apple - cũng đã tìm cách mở rộng sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam bằng Biên bản ghi nhớ thuê hơn 50ha đất tại Khu công nghiệp Quang Châu (tỉnh Bắc Giang). Theo kế hoạch, Foxconn sẽ rót vào dự án mới này 300 triệu USD và sử dụng khoảng 30.000 lao động tại địa phương.

Trước đó, năm 2021, Tập đoàn LG Hàn Quốc cũng đã 2 lần tăng vốn đầu tư tại Việt Nam với dự án LG Display Việt Nam, Hải Phòng (LGD)…

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới liên tục cam kết đầu tư, mở rộng sản xuất tại Việt Nam là một tín hiệu tích cực, chứng tỏ sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhìn nhận, đa số các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam lại là doanh nghiệp nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu và thiếu vốn để đầu tư công nghệ hiện đại hay đáp ứng dây chuyền sản xuất liên tục thay đổi của các tập đoàn toàn cầu.

Vì vậy, để nắm được cơ hội trên, Phó Chủ tịch VASI kiến nghị Chính phủ có những chính sách chọn lọc quy mô lớn để thu hút các “ông lớn” nước ngoài về Việt Nam. Song các chính sách này phải kèm theo điều kiện sản xuất “sạch”, bảo vệ môi trường và không xả thải ra môi trường.

Bên cạnh đó, bà Hương còn kiến nghị một số vấn đề như nên có thêm các chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng lao động; các cơ quan chức năng cần tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tiếp cận với các chính sách hỗ trợ tín dụng của Chính phủ.

H.A
TIN LIÊN QUAN

Gỡ khó cho công nghiệp hỗ trợ

Huyền Hà |

“Năng lực ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn được đánh giá hạn chế. Sản xuất công nghiệp của Việt Nam còn phụ thuộc lớn vào các nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào nhập khẩu. Khả năng tự cung ứng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ từ các doanh nghiệp trong nước chiếm tỉ lệ thấp”.

Để duy trì lợi thế cạnh tranh, cần sớm xây dựng Luật Công nghiệp hỗ trợ

G.M |

Để duy trì lợi thế cạnh tranh ngành công nghiệp hỗ trợ, Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP.Hà Nội đề xuất cần sớm xây dựng Luật Công nghiệp hỗ trợ.

Đến 2025, công nghiệp hỗ trợ trở thành ngành công nghiệp quan trọng của Hưng Yên

H.A |

Để phát triển công nghiệp bền vững, đi vào chiều sâu, thời gian qua, tỉnh Hưng Yên đã và đang tích cực thực hiện các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, giúp tăng giá trị các sản phẩm công nghiệp trong nước, đưa công nghiệp của địa phương tham gia sâu vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.

Nhiều doanh nghiệp may mặc, da giày gặp khó, công nhân thiếu việc

HÀ ANH CHIẾN |

Tại Đồng Nai, nhiều doanh nghiệp đặc biệt là trong ngành giày da, ngành gỗ lâm vào tình trạng thiếu đơn hàng khiến cuộc sống của người lao động bị ảnh hưởng, thị trường lao động cũng trở nên ảm đạm khi các doanh nghiệp này có xu hướng ngưng tuyển lao động.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Gỡ khó cho công nghiệp hỗ trợ

Huyền Hà |

“Năng lực ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn được đánh giá hạn chế. Sản xuất công nghiệp của Việt Nam còn phụ thuộc lớn vào các nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào nhập khẩu. Khả năng tự cung ứng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ từ các doanh nghiệp trong nước chiếm tỉ lệ thấp”.

Để duy trì lợi thế cạnh tranh, cần sớm xây dựng Luật Công nghiệp hỗ trợ

G.M |

Để duy trì lợi thế cạnh tranh ngành công nghiệp hỗ trợ, Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP.Hà Nội đề xuất cần sớm xây dựng Luật Công nghiệp hỗ trợ.

Đến 2025, công nghiệp hỗ trợ trở thành ngành công nghiệp quan trọng của Hưng Yên

H.A |

Để phát triển công nghiệp bền vững, đi vào chiều sâu, thời gian qua, tỉnh Hưng Yên đã và đang tích cực thực hiện các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, giúp tăng giá trị các sản phẩm công nghiệp trong nước, đưa công nghiệp của địa phương tham gia sâu vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.

Nhiều doanh nghiệp may mặc, da giày gặp khó, công nhân thiếu việc

HÀ ANH CHIẾN |

Tại Đồng Nai, nhiều doanh nghiệp đặc biệt là trong ngành giày da, ngành gỗ lâm vào tình trạng thiếu đơn hàng khiến cuộc sống của người lao động bị ảnh hưởng, thị trường lao động cũng trở nên ảm đạm khi các doanh nghiệp này có xu hướng ngưng tuyển lao động.