Tín dụng bất động sản giảm khiến tín dụng toàn hệ thống giảm

Minh Ánh |

Ngoài nguyên nhân tín dụng bất động sản tăng/giảm cao khiến tín dụng toàn hệ thống tăng/giảm, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cũng điểm ra nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khiến tín dụng tăng trưởng âm ngay từ đầu năm.

Báo cáo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 diễn ra sáng 14.3, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, nguyên nhân khiến tín dụng tăng trưởng âm hai tháng đầu năm 2024, do nhiều khó khăn, vướng mắc.

Phó Thống đốc cho biết, đầu năm kinh tế thế giới diễn biến khó lường, áp lực lạm phát và mặt bằng lãi suất thế giới ở mức cao, đồng USD, giá vàng thế giới diễn biến phức tạp; chênh lệch lãi suất USD - VND... Đây là những yếu tố tác động tiêu cực lên sự ổn định của tỷ giá VND/USD trong nước, nhất là khi lãi suất VND dự kiến tiếp tục giảm.

Về khó khăn trong việc cấp tín dụng: Tín dụng 2 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng âm là do các vướng mắc và nguyên nhân sau:

Nguyên nhân khách quan là do yếu tố thời vụ, nhu cầu vốn tín dụng thường tăng cao vào dịp cuối năm và thời điểm trước Tết Nguyên đán dẫn tới 2 tháng đầu năm khó tăng trưởng nhanh quy mô tín dụng.

Tiếp theo là cầu và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế ở mức thấp: Nhiều doanh nghiệp thu hẹp hoặc ngừng hoạt động do sức ép lạm phát, giá cả vật liệu tăng; thiếu đơn hàng; nhiều yếu tố đầu vào, chi phí sản xuất kinh doanh cao nên không có nhu cầu vay vốn; người dân tăng dự phòng và giảm vay chi tiêu; tín dụng BĐS chiếm khoảng 21% tín dụng chung, tín dụng BĐS tăng/giảm cao thường khiến tín dụng toàn hệ thống tăng/giảm.

Một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn; nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa do quy mô vốn nhỏ, năng lực hạn chế, thiếu phương án kinh doanh khả thi, các giải pháp tăng tiếp cận tín dụng thông qua Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa... chưa phát huy được nhiều hiệu quả.

Khó khăn trong triển khai một số chương trình, chính sách tín dụng như: đối với Chương trình 120.000 tỉ đồng, các quy định pháp luật liên quan đến dự án nhà ở xã hội (quỹ đất, trình tự, thủ tục mua bán, định giá…) còn nhiều vướng mắc; số lượng dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư rất ít; một số điều kiện đối với người mua nhà không còn phù hợp; đối với các gói cho vay tiêu dùng, thu nhập của người lao động sụt giảm trong bối cảnh thất nghiệp, mất việc làm tăng cao nên không có nguồn để trả nợ dẫn đến cầu tín dụng tiêu dùng giảm; công nhân, người lao động chưa nắm bắt rõ thông tin trong khi các doanh nghiệp, công đoàn cơ sở chưa thật sự chú trọng truyền thông, phổ biến gói vay.

Khả năng huy động vốn trung, dài hạn của tổ chức tín dụng còn thấp so với nhu cầu vốn trung dài hạn của nền kinh tế.

Về nguyên nhân chủ quan, lãnh đạo NHNN cho rằng, một số ngân hàng thương mại còn thận trọng trong thực hiện cấp tín dụng do nợ xấu tăng. Một số khoản nợ cũ lãi suất cao chậm được điều chỉnh giảm để hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân vay vốn.

Tại một số ngân hàng, quy trình thủ tục cho vay vẫn chậm được cải tiến, nhất là thời gian xét duyệt cho vay còn dài, định giá và quyết định tài sản thế chấp còn quá thận trọng.

Việc thực hiện cơ chế tài sản bảo đảm còn thiếu linh hoạt, chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp, nhất là trong điều kiện thị trường BĐS đang trầm lắng. Thiếu sự kết nối, tương tác, chia sẻ, hợp tác của khách hàng và ngân hàng trong việc trực tiếp trao đổi tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn về vốn.

Huy động vốn qua cổ phiếu, trái phiếu, vốn FDI tăng thấp, những khó khăn trên thị trường thị trường trái phiếu, BĐS chưa được giải quyết căn cơ, triệt để... khiến nguồn vốn phục vụ tăng trưởng tiếp tục tập trung vào tín dụng ngân hàng, tỉ lệ tín dụng/GDP tăng cao (cuối năm 2023 khoảng 133%, tăng so với mức khoảng 125% cuối năm 2022), tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ.

Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

Ngân hàng Nhà nước lý giải nguyên nhân tăng trưởng tín dụng thấp

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết, qua theo dõi trong 2 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng tín dụng thực tế chậm hơn so với cùng kỳ của các năm trước bất chấp thanh khoản đang rất dồi dào.

Người dùng thẻ tín dụng mệt mỏi vì các chiêu lừa đảo

Gia Miêu |

Các đối tượng lừa đảo mạo danh nhân viên ngân hàng, thậm chí cả công văn của ngân hàng để mời nâng hạn mức thẻ tín dụng với nhiều ưu đãi kèm theo, khiến nhiều người bị sập bẫy.

Giới hạn cho vay tín dụng từ 1.7.2024

Ngọc Thiện |

Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (TCTD) sẽ có hiệu lực từ ngày 1.7.2024 và có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Ngân hàng Nhà nước lý giải nguyên nhân tăng trưởng tín dụng thấp

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết, qua theo dõi trong 2 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng tín dụng thực tế chậm hơn so với cùng kỳ của các năm trước bất chấp thanh khoản đang rất dồi dào.

Người dùng thẻ tín dụng mệt mỏi vì các chiêu lừa đảo

Gia Miêu |

Các đối tượng lừa đảo mạo danh nhân viên ngân hàng, thậm chí cả công văn của ngân hàng để mời nâng hạn mức thẻ tín dụng với nhiều ưu đãi kèm theo, khiến nhiều người bị sập bẫy.

Giới hạn cho vay tín dụng từ 1.7.2024

Ngọc Thiện |

Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (TCTD) sẽ có hiệu lực từ ngày 1.7.2024 và có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng.