Tiêm chủng là điều cốt yếu chấm dứt COVID-19 và phục hồi kinh tế

Trần Minh Tiến, theo Diễn đàn Kinh Tế toàn cầu (World Economic Forum) |

Chấm dứt đại dịch COVID-19 và đảm bảo sự phục hồi toàn cầu được cho là ưu tiên hàng đầu tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Anh quốc.

Rõ ràng sẽ không có sự phục hồi kinh tế trên diện rộng mà không chấm dứt được cuộc khủng hoảng sức khỏe. Tiếp cận với tiêm chủng là chìa khóa cho cả hai.

Trên thực tế, ngay cả khi một số quốc gia giàu có đang thảo luận về việc triển khai các mũi tiêm nhắc lại cho người dân của họ, thì đại đa số người dân ở các nước đang phát triển - thậm chí cả nhân viên y tế tuyến đầu - vẫn chưa được tiêm mũi đầu tiên. Những người được phục vụ tồi tệ nhất là các quốc gia có thu nhập thấp cho đến nay mới chỉ nhận được ít hơn một phần trăm vaccine được phân phát.

Một nhóm chuyên viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây đưa ra một kế hoạch với các mục tiêu rõ ràng, các hành động thực tế và với chi phí khả thi. Nó được xây dựng dựa trên và hỗ trợ công việc đang diễn ra của WHO, các đối tác trong sáng kiến Tiếp cận Công cụ COVID-19 (ACT) và chương trình tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX, cũng như công tác của Nhóm Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nhiều tổ chức khác.

Một khoản ngân quỹ ước tính khoảng 50 tỉ USD, sẽ kết thúc đại dịch nhanh hơn ở các nước đang phát triển, giảm thiểu lây nhiễm và thiệt hại về người, đẩy nhanh sự phục hồi kinh tế và tạo ra khoảng 9 nghìn tỉ đô la sản lượng toàn cầu bổ sung vào năm 2025.

Đó là một chiến thắng cho tất cả - trong khi khoảng 60% lợi nhuận sẽ dành cho các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, 40% còn lại sẽ mang lại lợi ích cho thế giới đã phát triển. Đấy là chưa nói đến những lợi ích không thể tính hết được đối với sức khỏe và cuộc sống của con người.

Cán bộ y tế lấy mẫu test nhanh COVID-19. Ảnh: Bộ Y tế.
Cán bộ y tế lấy mẫu test nhanh COVID-19. Ảnh: Bộ Y tế.

Cần phải làm những gì để đạt mục đích trên?

Thứ nhất, hãy lạc quan hơn và tiêm chủng cho nhiều người hơn, nhanh hơn: WHO và các đối tác COVAX đã đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 30% dân số ở tất cả các quốc gia vào cuối năm 2021. Nhưng con số này có thể đạt thậm chí 40% thông qua các thỏa thuận khác và tăng cường đầu tư và ít nhất 60% vào nửa đầu năm 2022.

Để làm được như vậy, đòi hỏi phải có thêm nguồn tài chính cho các nước có thu nhập thấp và trung bình, với một ngân khoản rất đáng kể dưới hình thức viện trợ không hoàn lại và tài trợ ưu đãi.

Để tiêm chủng khẩn trương hơn, các liều vaccine cần được cung cấp ngay lập tức cho các nước đang phát triển đồng bộ với kế hoạch triển khai vaccine quốc gia, bao gồm cả thông qua COVAX. Hợp tác về thương mại cũng cần thiết để đảm bảo các dòng chảy tự do qua biên giới và tăng nguồn cung cấp nguyên liệu và vaccine thành phẩm.

Thứ hai, đảm bảo chống lại các rủi ro, chẳng hạn như các biến thể mới đòi hỏi tiêm mũi bổ sung. Điều này có nghĩa là đầu tư vào năng lực sản xuất vaccine bổ sung thêm ít nhất một tỉ liều, đa dạng hóa sản xuất cho các khu vực có năng lực hiện tại còn ít, chia sẻ công nghệ và bí quyết, mở rộng quy mô giám sát chuỗi cung ứng và bộ gen, cũng như các kế hoạch dự phòng để xử lý các đột biến virus hoặc các cú sốc nguồn cung.

Tất cả các tắc nghẽn xảy ra với việc mở rộng nguồn cung phải được gỡ bỏ và kêu gọi các thành viên WTO đẩy nhanh các cuộc đàm phán hướng tới một giải pháp thực dụng xung quanh sở hữu trí tuệ.

Một số quốc gia có thu nhập thấp và trung bình cũng đang có những động thái đầu tư vào năng lực sản xuất tại địa phương của họ, đây là chìa khóa không chỉ để chấm dứt đại dịch này mà còn để chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo.

Thứ ba, ngay lập tức tăng cường thử nghiệm và tìm kiếm nguồn cung cấp oxy, các biện pháp điều trị và sức khỏe cộng đồng, đồng thời đẩy mạnh phát triển vaccine và sáng kiến ACT-Accelerator (Quyền Truy cập các phương tiện tăng tốc chống COVID-19), WHO, UNICEF, Ngân hàng Thế giới và Gavi (Liên minh vaccine – Vaccine Alliance) đã tiến hành đánh giá mức độ sẵn sàng của vaccine ở hơn 140 quốc gia đang phát triển, đồng thời cung cấp hỗ trợ và tài chính tại chỗ để chuẩn bị cho việc triển khai vaccine.

Nội dung hàng đầu của chương trình nghị sự tại hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Anh là làm thế nào để chấm dứt đại dịch COVID-19 và đảm bảo sự phục hồi toàn cầu. Đó là những thách thức cấp bách mà tất cả chúng ta phải đối mặt.

Trần Minh Tiến, theo Diễn đàn Kinh Tế toàn cầu (World Economic Forum)
TIN LIÊN QUAN

Tiếp tục miễn phí chuyển tiền ủng hộ mua vaccine COVID-19

Lam Duy |

Ngân hàng Nhà nước đề nghị các ngân hàng triển khai miễn phí đối với các giao dịch chuyển tiền vào các số tài khoản mới của Quỹ vaccine phòng chống COVID-19.

Bị ảnh hưởng dịch COVID-19 tại Quảng Trị được giảm 3,7 tỷ tiền điện

Hữu Phúc |

3,7 tỷ đồng là tổng số tiền Công ty Điện lực Quảng Trị hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho hơn 130 khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đợt 3 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Bất chấp COVID-19, xuất nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng hơn 33%

PHạm dung |

Bất chấp dịch COVID-19, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2021 ước tính vẫn duy trì đà tăng cao, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm trước.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan chung kết AFF Cup 2022

Bảo Bình - Dương Anh |

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan AFF Cup 2022. Với lợi thế sân nhà, có 44,51% lượt bình chọn trên sofascore tin rằng Thái Lan giành chiến thắng, 28,38% dự đoán kết quả hoà và 27,11% nhận định đoàn quân của HLV Park Hang-seo sẽ nâng cao chức vô địch.

Tiếp tục miễn phí chuyển tiền ủng hộ mua vaccine COVID-19

Lam Duy |

Ngân hàng Nhà nước đề nghị các ngân hàng triển khai miễn phí đối với các giao dịch chuyển tiền vào các số tài khoản mới của Quỹ vaccine phòng chống COVID-19.

Bị ảnh hưởng dịch COVID-19 tại Quảng Trị được giảm 3,7 tỷ tiền điện

Hữu Phúc |

3,7 tỷ đồng là tổng số tiền Công ty Điện lực Quảng Trị hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho hơn 130 khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đợt 3 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Bất chấp COVID-19, xuất nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng hơn 33%

PHạm dung |

Bất chấp dịch COVID-19, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2021 ước tính vẫn duy trì đà tăng cao, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm trước.