Tỉ trọng khối ngoại giảm quá nửa, dòng tiền nội F0 chiếm thế thượng phong

Đức Mạnh |

Nếu như trước đây, mọi diễn biến của khối ngoại trên thị trường chứng khoán luôn được chú ý thì quan niệm "theo dấu chân người khổng lồ" ngày nay đã dần phai nhạt. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường của khối này đã giảm hơn nửa so với cùng kỳ.

Theo báo cáo mới nhất từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 62 nghìn tỉ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tới hơn 90% một số Quỹ ETF nội địa.

Thống kê của SSI chỉ ra, tỉ trọng giao dịch nước ngoài trên tổng số giao dịch của thị trường chứng khoán trong giai đoạn cuối năm 2017, đầu 2018 là gần 20%. Cuối năm 2019 khi dịch chưa bùng phát, con số này là 16%.

Sang năm 2021, tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt 798.821 tỉ đồng, giảm mạnh chỉ còn 7,39% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường.

Tính đến hết ngày 31.12.2021, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 62.431 tỉ đồng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài đã đẩy mạnh đầu tư vào các quỹ ETF, đặc biệt là các quỹ ETF nội địa.

Trong năm 2021, khối lượng giao dịch chứng chỉ quỹ ETF bình quân của khối ngoại đạt trên 8,06 triệu chứng chỉ quỹ/ngày với giá trị giao dịch bình quân đạt 175,56 tỉ đồng/ngày, tương ứng tăng 79,84% về khối lượng và tăng 193,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Tỉ trọng giao dịch ETF của khối ngoại chiếm 64,80% toàn thị trường. Lũy kế 12 tháng, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên 4,5 nghìn tỉ đồng. Tính đến hết năm 2021, đã có 8 quỹ ETF được niêm yết và giao dịch trên HOSE. Trong đó, tỉ lệ sở hữu của khối ngoại đối với một số quỹ ETF đạt trên 96%, cụ thể là 3 ETF: FUEVFVND, FUESSVFL, E1VFVN30.

Ảnh: AFP
Mã HPG đứng đầu danh sách bán khối ngoại bán ròng toàn thị trường chứng khoán năm 2021 với giá trị lên đến 18.925 tỉ đồng. VPB và VNM đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 9.331 tỉ đồng và 6.630 tỉ đồng. Ảnh: AFP

Nhiều nguyên nhân được đưa ra để lý giải cho xu hướng tiêu cực của khối ngoại trong năm 2021 như tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi hoạt động sản xuất, đặc biệt là chuỗi cung ứng bị đứt gãy trong thời gian Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội nhằm phòng chống dịch COVID-19 tại nhiều tỉnh, thành phố.

Bên cạnh đó, dòng tiền dần chuyển hướng sang các quốc gia có thế mạnh xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô như dầu, than đá…. Và mới đây là lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và nhiều ngân hàng trung ương lớn khác tăng lãi suất, khiến dòng tiền rút khỏi các thị trường mới nổi và cận biên để hướng đến các thị trường có mức sinh lời cao hơn theo nguyên lý tiền chảy chỗ trũng.

Dù vẫn liên tục bán ròng và tỉ trọng giao dịch của khối ngoại so với tổng giá trị toàn thị trường ngày càng thu hẹp, song theo các chuyên gia, điều này không còn gây áp lực lên tâm lý thị trường hay đè nặng lên đà tăng của các chỉ số.

TS Nguyễn Duy Phương - Giám đốc đầu tư Quỹ DGInvestment - nhận định, dòng tiền khối ngoại không còn dẫn dắt thị trường chứng khoán Việt Nam. Thanh khoản tăng kỷ lục cùng với số tài khoản mở mới. Số tài khoản chứng khoán tại Việt Nam tăng gần đây không chỉ đơn thuần là người dân rảnh rỗi vì COVID-19. Cần nhận thấy, xu hướng người dân chuyển từ gửi tiền tiết kiệm sang tài khoản chứng khoán đã dần lan rộng. Đây là điều mà nhiều năm trước các thành viên thị trường luôn mong muốn.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Cổ phiếu ngành ôtô VEA, HAX trong năm 2022: Sau cơn mưa trời lại sáng

Đức Mạnh |

Trong năm 2021, cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành ôtô chỉ tăng trung bình 7,4%, thấp hơn 26% so với mức tăng của chỉ số chung VNIndex. Bỏ qua những bất ổn trong ngắn hạn, giới phân tích tin vào triển vọng 2022 có thể tươi sáng hơn với khả năng phục hồi tương đối chắc chắn.

Khối ngoại "đổi vị" mua ròng cổ phiếu bất động sản trong tuần qua

Gia Miêu |

Nhóm cổ phiếu bất động sản chịu áp lực lớn nhất, nguyên nhân do hai sự kiện lớn “chấn động” thị trường là việc Tập đoàn Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất đã đấu giá tại Thủ Thiêm và ông Trịnh Văn Quyết với lùm xùm xung quanh việc bán lượng lớn cổ phiếu FLC trong tuần qua.

Sự "lạc nhịp" của dòng vốn khối ngoại

Gia Miêu |

Một điểm đáng chú ý của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021 đó là thị trường vẫn đi lên bất chấp việc khối ngoại bán ròng kỷ lục.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Cổ phiếu ngành ôtô VEA, HAX trong năm 2022: Sau cơn mưa trời lại sáng

Đức Mạnh |

Trong năm 2021, cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành ôtô chỉ tăng trung bình 7,4%, thấp hơn 26% so với mức tăng của chỉ số chung VNIndex. Bỏ qua những bất ổn trong ngắn hạn, giới phân tích tin vào triển vọng 2022 có thể tươi sáng hơn với khả năng phục hồi tương đối chắc chắn.

Khối ngoại "đổi vị" mua ròng cổ phiếu bất động sản trong tuần qua

Gia Miêu |

Nhóm cổ phiếu bất động sản chịu áp lực lớn nhất, nguyên nhân do hai sự kiện lớn “chấn động” thị trường là việc Tập đoàn Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất đã đấu giá tại Thủ Thiêm và ông Trịnh Văn Quyết với lùm xùm xung quanh việc bán lượng lớn cổ phiếu FLC trong tuần qua.

Sự "lạc nhịp" của dòng vốn khối ngoại

Gia Miêu |

Một điểm đáng chú ý của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021 đó là thị trường vẫn đi lên bất chấp việc khối ngoại bán ròng kỷ lục.