Thủy điện Hòa Bình: Công trình thế kỷ - niềm tự hào Việt Nam

LINH CHI |

Thủy điện Hòa Bình là một trong những công trình thủy điện lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Qua 30 năm, công trình Thủy điện Hòa Bình đã thực sự phát huy vai trò là nguồn điện chiến lược đa mục tiêu, đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sông Đà có “bất trị”?

Công trình Thủy điện Hòa Bình do Đảng và Nhà nước Liên Xô trước đây giúp đỡ xây dựng. Thủy điện Hòa Bình là bậc thang dưới cùng thuộc hệ thống các bậc thang thủy điện trên Sông Đà. Công trình bao gồm 8 tổ máy, tổng công xuất lắp đặt là 1.920MW.

Công trình được thiết kế đa mục tiêu, trong đó vừa trị thủy sông Đà, chống lũ giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo cho vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội; vừa sản xuất điện năng cung cấp cho phát triển kinh tế xã hội đất nước và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân. Với vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng, Thủy điện Hòa Bình từng được mệnh danh là “Công trình thế kỷ” của đất nước.

Theo Anh hùng Lao động Thái Phụng Nê, từ năm 1940, người Pháp đã tiến hành khoan thăm dò tuyến Hòa Bình và phát hiện bên dưới lòng sông có chứa lớp cát, cuội sỏi, mà trình độ công nghệ lúc đó chưa đủ khả năng xử lý. Sau đó, các chuyên gia Pháp tiếp tục khoan tại các tuyến Chợ Bờ, suối Rút, nhưng đều gặp lớp cát, cuội sỏi đó. Cuối cùng người Pháp kết luận: “Sông Đà bất trị”.

Tháng 9.1971, khi tiến hành mũi khoan số 1, các chuyên gia địa chất Việt Nam, Liên Xô cũng gặp lớp cát, cuội sỏi này. Để lý giải một cách khoa học, các chuyên gia đã phải khoan kiểm tra toàn bộ các tuyến và so sánh khối lượng xây dựng ở các tuyến. Để chọn tuyến lúc bấy giờ, việc khảo sát hết sức căng thẳng.

Có 6 tuyến được đề xuất: Suối Rút là tuyến đầu, xuất phát từ chân cao nguyên Mộc Châu; tuyến thứ 2 là suối Hoa, xuất phát từ Thanh Hóa, đổ về sông Đà; tuyến thứ ba là Chợ Bờ hay còn gọi là Đà Bắc; tuyến thứ tư là Hiền Lương; tuyến thứ năm là Hòa Bình trên và tuyến cuối cùng là Hòa Bình dưới.

Kết quả khoan khảo sát thăm dò cả 6 tuyến đều có lớp cát, cuội sỏi bên dưới. Nhưng chỉ có hai tuyến được lập dự án thiết kế chi tiết là Hòa Bình trên và Hòa Bình dưới. Các chuyên gia đến từ Viện Thiết kế Thủy công Ba Cu - nước Cộng hòa Azerbaijan chọn tuyến Hòa Bình trên.

Các chuyên gia của Viện Thiết kế Thủy công Mátxcơva chọn phương án Hòa Bình dưới. Một cuộc tranh luận nảy lửa, kéo dài nhiều năm đã diễn ra trước khi tuyến Hòa Bình dưới được chính thức lựa chọn.

Nguồn điện chủ lực của hệ thống điện Việt Nam

Ngày 6.11.1979, dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình chính thức được khởi công. Sau hơn 15 năm thi công, với những nỗ lực không mệt mỏi của cán bộ, kỹ sư, tư vấn thiết kế và chuyên gia Liên Xô, đến ngày 20.12.1994, Nhà máy được khánh thành. Ngày 24.5.2016, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã đạt mốc sản lượng 200 tỉ kWh điện cung cấp cho hệ thống điện quốc gia.

Đây là mốc sản lượng mà đến nay chưa có nhà máy thủy điện nào ở Việt Nam đạt được. Có nhiều năm sản lượng vượt thiết kế như các năm: 2007, 2008, 2012, 2017 luôn đạt 9 - 10 tỉ kWh. Đến hết tháng 4.2018 đạt trên 220 tỉ kWh.

Với dung tích hồ chức gần 10 tỉ mét khối nước, dung tích chống lũ (khi chưa có Thủy điện Sơn La) là 5,6 tỉ mét khối, Thủy điện Hòa bình đã tham gia tích cực và có hiệu quả trong việc chống lũ, đảm bảo an toàn cho Đồng bằng Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội. Từ khi công trình đưa vào khai thác đến nay, vùng Đồng bằng Bắc Bộ không còn xảy ra ngập lụt hoặc bị đe dọa ngập lụt.

Hạ tầng cơ sở, các trung tâm kinh tế chính trị văn hóa giáo dục… được đảm bảo an toàn; sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân vùng ven hạ lưu sông Đà, sông Hồng được cải thiện theo hướng ổn định hơn.

Thủy điện Hòa Bình giữ vai trò chính cùng các hồ thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà xả nước tăng cường cấp đủ nước phục vụ đổ ải và gieo cấy vụ đông xuân vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Lượng xả từ hồ Hòa Bình chiếm 75-80% tổng lượng xả từ các hồ. Với sự điều tiết này, dòng chảy về mùa khô được cải thiện, cơ sở phía hạ lưu dễ dàng hơn trong việc lấy nước để sử dụng cho nhu cầu sản xuất. Sau khi công trình thủy điện Hòa Bình đưa vào vận hành, giao thông đường Thủy tuyến sông Đà đã được cải thiện rõ rệt, thuyền bè đi lại dễ dàng hơn.

Ngoài ra, Thủy điện Hòa Bình đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương. Công trình Thuỷ điện Hòa Bình làm thay đổi cơ bản và toàn diện bộ mặt của tỉnh Hòa Bình nói chung, TP.Hòa Bình nói riêng. Hằng năm, nhà máy đóng góp nguồn kinh phí (các loại thuế) rất lớn vào ngân sách tỉnh Hòa bình, chiếm khoảng 40-50% tổng thu ngân sách của tỉnh Hòa Bình.

Đáng chú ý, nhờ công trình thủy điện cắt được trận lũ lịch sử ngày 18.8.1996 với lưu lượng đỉnh 22.650m3/s mà đê Đà Giang không bị vỡ, tránh thảm họa ngập lụt và những thiệt hại lớn do lũ gây ra.

LINH CHI
TIN LIÊN QUAN

Bất cập trong tái định cư dự án thủy điện: Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An xin lỗi người dân

QUANG ĐẠI |

Mở đầu phiên chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII ngày 19.7, Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An Hoàng Văn Tám đã lên tiếng xin lỗi người dân về những bất cập trong quá trình tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án thủy điện và quá trình cung cấp điện chưa đáp ứng yêu cầu.

Xả tràn 2 hồ thủy điện lớn tại Nghệ An, nghênh đón bão số 3

HỒNG QUÂN |

Mưa lớn kéo dài khiến các hồ đập ở Nghệ An đầy nước, phải xả tràn để đảm bảo an toàn khi bão số 3 sắp đổ bộ.

Thủy điện Hà Tĩnh thông báo xã lũ, Nghệ An kêu gọi tàu thuyền khẩn trương trú ẩn

Thân Ba |

Sáng nay (17.7), ông Đặng Văn Thế - Tổng Fiám đốc Công ty CP Thủy điện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cho biết, nhà máy thủy điện Hương Sơn đã phát thông báo dự kiến bắt đầu xả lũ từ 15h hôm nay để đảm bảo an toàn hồ đập và vùng phụ lưu do mưa lớn…

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Bất cập trong tái định cư dự án thủy điện: Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An xin lỗi người dân

QUANG ĐẠI |

Mở đầu phiên chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII ngày 19.7, Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An Hoàng Văn Tám đã lên tiếng xin lỗi người dân về những bất cập trong quá trình tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án thủy điện và quá trình cung cấp điện chưa đáp ứng yêu cầu.

Xả tràn 2 hồ thủy điện lớn tại Nghệ An, nghênh đón bão số 3

HỒNG QUÂN |

Mưa lớn kéo dài khiến các hồ đập ở Nghệ An đầy nước, phải xả tràn để đảm bảo an toàn khi bão số 3 sắp đổ bộ.

Thủy điện Hà Tĩnh thông báo xã lũ, Nghệ An kêu gọi tàu thuyền khẩn trương trú ẩn

Thân Ba |

Sáng nay (17.7), ông Đặng Văn Thế - Tổng Fiám đốc Công ty CP Thủy điện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cho biết, nhà máy thủy điện Hương Sơn đã phát thông báo dự kiến bắt đầu xả lũ từ 15h hôm nay để đảm bảo an toàn hồ đập và vùng phụ lưu do mưa lớn…