Thương mại điện tử Việt: Thách thức trên đường đến thị trường 33 tỉ USD

Thế Lâm |

Thương mại điện tử (TMĐT) đã “lên ngôi” ngay trong mùa dịch COVID-19. Trong  bối cảnh dịch bệnh và khoảng thời gian giãn cách xã hội, nhiều người làm việc tại nhà đã chuyển nhu cầu mua sắm từ những loại hàng hóa tiêu dùng cho đến đồ ăn, thức uống sang kênh online…

Từ “work from home” đến “buy from home”

Làm việc tại nhà (work from home) là trào lưu mới diễn ra trong mùa dịch COVID-19 tại Việt Nam. Theo anh Thanh Trực, nhân viên truyền thông của Công ty iSobar (TPHCM), khoảng thời gian bình thường trước đây thỉnh thoảng anh vẫn hay lên mạng đặt mua đồ dùng, đồ ăn thức uống tại văn phòng làm việc. Nhưng từ ngày chuyển sang làm việc tại nhà trong mùa dịch, nhu cầu mua hàng này được chuyển sang đặt tại nhà. “Cho dù trong nhà đã sắm trữ đầy đủ các nhu yếu phẩm nhưng hàng ngày vẫn có những nhu cầu phát sinh, từ đó phải đặt qua các ứng dụng trực tuyến”, anh Trực cho biết.

Việc đặt mua tại nhà (buy from home) được xem như một hệ quả của  trào lưu làm việc tại nhà. Anh Tuấn, nhân viên giao hàng của công ty Giao hàng tiết kiệm (BKS 59-B1 108.xx) giải thích: “Trong mùa dịch, không hẳn là số đơn hàng tăng lên, nhưng kênh bán hàng trực tuyến được người ta quan tâm nhiều hơn vì mọi người hạn chế ra đường”. Tất nhiên khi ấy, trung gian nhận và giao hàng từ bên bán đến bên mua chính là các nhân viên giao hàng (shipper) như anh Tuấn.

Một minh chứng rõ ràng nhất về sự “lên ngôi” của TMĐT là trường hợp cổ phiếu của “ông lớn” Amazon (Mỹ) đã tăng khoảng 27% tính từ thời điểm đầu năm 2020 tới ngày 24.4.2020. Tại Việt Nam, TMĐT trong 5 năm trở lại đây cũng không ngừng tăng trưởng ở mức hai con số, từ mức 23% đến 37%. Năm 2018, TMĐT Việt Nam tăng trưởng 30% và đạt quy mô 8 tỉ USD. Năm 2020, qui mô thị trường được dự báo sẽ tăng mạnh hơn, có thể đạt mức từ 13-15 tỉ USD.

Theo ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc điều hành sàn thương mại điện tử Shopee Việt Nam, hiện trên thế giới không còn nhiều thị trường có tiềm năng phát triển TMĐT cũng như thích ứng nhanh trong lĩnh vực này như thị trường Việt Nam. Một trong những yếu tố thúc đẩy mạnh TMĐT là tỉ lệ người dùng Internet tại Việt Nam tăng nhanh, tới nay đã chiếm khoảng 65% dân số (97 triệu dân), trong đó có đến trên 67% số người dùng Internet ít nhất mua sắm trực tuyến một lần trong năm.

Thách thức lớn nhất: Chất lượng hàng hóa, dịch vụ…

Hầu hết các dự báo từ những tổ chức quốc tế về thị trường TMĐT Việt Nam đều cho rằng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh từ nay đến năm 2025. Nếu lấy tỉ lệ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2015-2018 để dự báo, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam sẽ đạt khoảng 33 tỉ USD vào thời điểm năm 2025, xếp thứ ba trong khu vực Đông Nam Á sau Indonesia và Thái Lan.

Để ngành TMĐT Việt Nam tăng trưởng mạnh và thậm chí tăng mạnh hơn dự báo, vấn đề cốt lõi nhất chính là chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Ông Nguyễn Khoa Hồng Thành - Phó giám đốc Công ty truyền thông iSobar, một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối online các sản phẩm nông sản Việt - cho rằng: “Chất lượng hàng hóa, dịch vụ bán qua kênh online sẽ quyết định đến niềm tin của người tiêu dùng. Người mua hàng online hiện nay đa phần mua các món hàng có giá trị nhỏ, đơn hàng có giá trị bình quân từ 1 triệu đồng trở xuống chiếm chủ yếu, cho thấy người ta còn chưa mạnh dạn mua những món hàng có giá trị lớn qua mạng”.

Theo “Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2019”, những vấn đề còn tồn tại của ngành được các doanh nghiệp vận hành website TMĐT nêu ra gồm: Khách hàng thiếu tin tưởng về chất lượng hàng hóa, lo ngại về thanh toán trực tuyến, lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ, chi phí vận chuyển - giao nhận còn cao… Cho dù các lo ngại của người tiêu dùng dần dà được các nhà cung cấp dịch vụ và website bán hàng lớn, có uy tín cải thiện, tuy nhiên những yếu tố này vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người tiêu dùng, cũng chính là trở ngại đáng kể đối với các hành vi mua sắm online.

Từ phía đơn vị vận hành một sàn TMĐT, ông Trần Tuấn Anh cho rằng: “Trở ngại lớn nhất hiện nay là hạ tầng giao thông ảnh hưởng đến việc vận chuyển, giao nhận hàng hóa từ tiến độ cho đến chi phí, còn các yếu tố trở ngại khác có thể dần cải thiện theo thời gian”. TMĐT cùng với các loại hình kinh doanh khác trong nền kinh tế số đang dần làm thay đổi hành vi tiêu dùng trong xã hội. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất như ông Nguyễn Khoa Hồng Thành nhận định chính là niềm tin người tiêu dùng. Theo ông, chất lượng hàng hóa, dịch vụ bảo đảm sẽ giúp giữ chân được người tiêu dùng với TMĐT, và từ đó họ cũng có tâm lý thoải mái hơn trong việc mua hàng  qua mạng, thanh toán trực tuyến.

Chất lượng hàng hóa, dịch vụ bảo đảm là hai yếu tố quan trọng sẽ giúp giữ chân được người tiêu dùng với TMĐT, và từ đó họ cũng có tâm lý thoải mái hơn trong việc mua hàng qua mạng, thanh toán trực tuyến.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Muốn bán hàng trên website thương mại điện tử, phải làm gì?

phương dung |

Bạn đọc có email anvyxx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Công ty tôi dự định bán hàng trên website thương mại điện tử của công ty. Thủ tục thông báo website thương mại điện tử như thế nào?

Mở ra cơ hội thúc đẩy thương mại điện tử

T.CHÍ - C.NGUYÊN |

Do ảnh hưởng bùng phát của dịch COVID-19, doanh số bán hàng online tăng mạnh. Dịp này, các nhãn hàng cũng tung ra hàng loạt ưu đãi mua sắm tới khách hàng qua dịch vụ bán hàng online. Theo nhiều ý kiến, đây cơ hội để thúc đẩy thương mại điện tử tăng trưởng vượt bậc khi thói quen mua sắm của khách hàng đã thay đổi.

Sử dụng hiệu quả nền tảng thương mại điện tử trong đại dịch COVID-19

L.C |

Một nền tảng thương mại điện tử B2B toàn cầu để kết nối các nhà cung cấp hàng hóa y tế mọi nơi với các nhân viên y tế tuyến đầu – Một hệ thống với thuật toán AI (trí tuệ nhân tạo) giúp phân tích gen các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19  xuống còn khoảng 30 phút hay sử dụng dịch vụ điện toán đám mây giúp người dân theo dõi tốt hơn về những diễn biến mới nhất của dịch là những gì Tập đoàn Alibaba đang chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi đại dịch COVID-19.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Muốn bán hàng trên website thương mại điện tử, phải làm gì?

phương dung |

Bạn đọc có email anvyxx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Công ty tôi dự định bán hàng trên website thương mại điện tử của công ty. Thủ tục thông báo website thương mại điện tử như thế nào?

Mở ra cơ hội thúc đẩy thương mại điện tử

T.CHÍ - C.NGUYÊN |

Do ảnh hưởng bùng phát của dịch COVID-19, doanh số bán hàng online tăng mạnh. Dịp này, các nhãn hàng cũng tung ra hàng loạt ưu đãi mua sắm tới khách hàng qua dịch vụ bán hàng online. Theo nhiều ý kiến, đây cơ hội để thúc đẩy thương mại điện tử tăng trưởng vượt bậc khi thói quen mua sắm của khách hàng đã thay đổi.

Sử dụng hiệu quả nền tảng thương mại điện tử trong đại dịch COVID-19

L.C |

Một nền tảng thương mại điện tử B2B toàn cầu để kết nối các nhà cung cấp hàng hóa y tế mọi nơi với các nhân viên y tế tuyến đầu – Một hệ thống với thuật toán AI (trí tuệ nhân tạo) giúp phân tích gen các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19  xuống còn khoảng 30 phút hay sử dụng dịch vụ điện toán đám mây giúp người dân theo dõi tốt hơn về những diễn biến mới nhất của dịch là những gì Tập đoàn Alibaba đang chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi đại dịch COVID-19.