Thương chiến Mỹ Trung có khiến dòng vốn rút khỏi chứng khoán Việt Nam?

Lan Hương |

Chiến tranh thương mại Mỹ Trung ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán toàn cầu. Tuy nhiên, điều mà các nhà đầu tư quan tâm là trong thời gian tới, thông tin này có khiến dòng vốn đảo chiều, rút khỏi các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam không?

Trao đổi với PV, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV nhận định:

“Khả năng thay đổi đáng kể chính sách kinh tế của Mỹ khiến cho các nhà đầu tư quốc tế điều chỉnh danh mục đầu tư của mình tại các thị trường mới nổi để tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn tại Mỹ. Điều này cũng có thể tác động tiêu cực tới luồng vốn đầu tư gián tiếp vào các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Do đó, nhà điều hành Việt Nam cần theo dõi sát sao, xây dựng kịch bản để có thể ứng phó kịp thời”.

Trong ngắn hạn, TTCK Việt Nam liên thông mạnh với thị trường tài chính quốc tế, do đó, những biến động bất lợi với nỗi lo chiến tranh thương mại trên thị trường quốc sẽ có tác động đáng kể đối với TTCK Việt Nam.

Về trung và dài hạn, theo TS Cấn Văn Lực, trong bối cảnh còn nhiều rủi ro, nhà đầu tư có thể rút vốn từ các thị trường mới nổi về các thị trường ít rủi ro hơn, an toàn hơn. Tuy nhiên, với mức giá chứng khoán hấp dẫn hơn (hệ số P/E từ 22 lần xuống còn khoảng 14 lần hiện nay), tiềm năng phát triển kinh tế khá cao, chính trị ổn định và các tổ chức quốc tế nâng xếp hạng tín nhiệm gần đây, Việt Nam là một trong số ít nước mới nổi có nhà đầu tư ngoại mua ròng, với mức gần 1,9 tỉ USD trong năm 2018 (tăng 60% so với năm 2017) và khoảng 16.262 tỉ đồng (khoảng 695 triệu USD) từ đầu năm đến nay (24.5.2019).

“Mặc dù vậy, cần lưu ý rủi ro các dòng vốn quốc tế có sự đảo chiều; đồng thời theo dõi sự chuyển dịch dòng vốn từ TTCK sang các kênh đầu tư ít rủi ro hơn như tiết kiệm, bất động sản...”

Về vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII), mặc dù trong năm 2018 và 4 tháng đầu năm 2019, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam biến động mạnh, song Việt Nam vẫn là nơi thu hút mạnh vốn ngoại. Trong 4 tháng đầu năm 2019, hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh (đạt mức cao nhất từ trước tới nay), tổng giá trị góp vốn đạt 7,14 tỉ USD, tăng 210% so cùng kỳ năm 2018.

Mặc dù thanh khoản thị trường ở mức khá thấp, song khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh mẽ, đạt hơn 5.100 tỉ đồng trong quý I/2019, trong đó có tới 85% đến từ các quỹ chỉ số ETFs. Khả năng cao khối ngoại sẽ tiếp tục mua ròng trong quý II/2019 và là động lực giúp ổn định TTCK.

Lan Hương
TIN LIÊN QUAN

TS Cấn Văn Lực: "Tỉ giá tăng 2-3% trong năm 2019 là mức chấp nhận được"

Lan Hương |

Thương chiến Mỹ Trung dẫn tới những biến động lớn trên thị trường ngoại hối quốc tế. Theo đó, giá trị đồng USD có xu hướng tăng lên, đồng CNY giảm. Vậy câu chuyện tỉ giálãi suất của Việt Nam trong thời gian tới sẽ ra sao?

Bất động sản dự báo tăng mạnh do chiến tranh thương mại Mỹ Trung

Lan Hương (ghi) |

"Trong bối cảnh xu hướng dịch chuyển đầu tư, nhu cầu bất động sản công nghiệp, nhà ở cao cấp và bình dân dự báo sẽ tăng mạnh, nhất là các địa bàn lân cận Trung Quốc, các địa bàn có khả năng đáp ứng yêu cầu về cơ sở hạ tầng, nhân lực và môi trường đầu tư thông thoáng, hợp lý" - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV - TS Cấn Văn Lực nhận định.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Thách thức cho xuất khẩu Việt Nam

Lan Hương (ghi) |

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang đang là điểm nóng toàn cầu. Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV - TS Cấn Văn Lực nhận định: "Trung Quốc không xuất khẩu được hàng hóa sang Mỹ, có thể xuất sang các nước bên cạnh, đồng thời thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Điều này tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Những điều chỉnh trên sẽ khiến nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng lên."

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Cận Tết tôm, cua Cà Mau nắm tay tăng giá chóng mặt vẫn không đủ hàng để bán

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Giá một kg tôm đất khô đã lên đến 1,7 triệu đồng. Không thua kém tôm đất khô, cua gạch Cà Mau cũng có giá lên đến 1,2 triệu đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây và không đủ hàng để bán.

Hơn 4.441 tỉ đồng chăm lo đoàn viên công đoàn trong dịp Tết Nguyên đán

Hà Anh |

Trước dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các cấp công đoàn đã và đang tập trung tổ chức chăm lo cho hàng triệu đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ), đặc biệt quan tâm đến những người có hoàn cảnh khó khăn, nhiều năm chưa có điều kiện về quê đón Tết, bị giảm, thiếu, mất việc làm…

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

TS Cấn Văn Lực: "Tỉ giá tăng 2-3% trong năm 2019 là mức chấp nhận được"

Lan Hương |

Thương chiến Mỹ Trung dẫn tới những biến động lớn trên thị trường ngoại hối quốc tế. Theo đó, giá trị đồng USD có xu hướng tăng lên, đồng CNY giảm. Vậy câu chuyện tỉ giálãi suất của Việt Nam trong thời gian tới sẽ ra sao?

Bất động sản dự báo tăng mạnh do chiến tranh thương mại Mỹ Trung

Lan Hương (ghi) |

"Trong bối cảnh xu hướng dịch chuyển đầu tư, nhu cầu bất động sản công nghiệp, nhà ở cao cấp và bình dân dự báo sẽ tăng mạnh, nhất là các địa bàn lân cận Trung Quốc, các địa bàn có khả năng đáp ứng yêu cầu về cơ sở hạ tầng, nhân lực và môi trường đầu tư thông thoáng, hợp lý" - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV - TS Cấn Văn Lực nhận định.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Thách thức cho xuất khẩu Việt Nam

Lan Hương (ghi) |

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang đang là điểm nóng toàn cầu. Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV - TS Cấn Văn Lực nhận định: "Trung Quốc không xuất khẩu được hàng hóa sang Mỹ, có thể xuất sang các nước bên cạnh, đồng thời thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Điều này tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Những điều chỉnh trên sẽ khiến nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng lên."