Thuế tiêu thụ đặc biệt không thể áp chung một mức như nhau

Hương Giang |

Bộ Tài chính vừa có tờ trình đề nghị xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) trong đó có đề xuất việc điều chỉnh tăng thuế với 2 phương án.

Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình

Theo tờ trình của Bộ Tài chính:

Phương án 1: Giữ nguyên phương pháp tính thuế hiện tại và tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình phù hợp với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) .

Phương án 2: Điều chỉnh tăng thuế bằng cách áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp (vừa áp dụng thuế tương đối theo tỉ lệ %, vừa bổ sung thêm một mức thuế tuyệt đối với mặt hàng rượu, bia).

Trong 2 phương án trên, Bộ Tài chính đề xuất lựa chọn phương án 1 nhằm đảm bảo yếu tố cạnh tranh trong bối cảnh chất lượng và giá bán đồ uống có cồn có sự khác biệt và cũng là để đảm bảo nguồn thu ngân sách.

Mới đây, trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cũng đồng thuận với phương án 1, nghĩa là giữ nguyên phương pháp tính thuế hiện tại và tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình phù hợp với khuyến nghị của WHO.

Đại biểu Phạm Văn Hòa. Ảnh: Media Quốc hội
Đại biểu Phạm Văn Hòa. Ảnh: Media Quốc hội

Áp chung một mức thuế sẽ không công bằng

Chia sẻ về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhất trí với phương án giữ nguyên phương pháp tính thuế hiện tại và tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình phù hợp với khuyến nghị của WHO.

Theo ông Hòa, trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng thì cần hạn chế điều chỉnh những chính sách tác động mạnh tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, ông cho rằng, lúc này, Nhà nước cần giữ nguyên cách tính thuế hiện tại và tăng theo lộ trình.

"Việc giữ nguyên phương pháp tính thuế hiện tại và tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình là phù hợp với các doanh nghiệp và bối cảnh kinh tế lúc này", đại biểu nói.

Trong khi đó, phân tích về phương án 2, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho rằng, việc bổ sung thêm một mức thuế tuyệt đối với mặt hàng rượu, bia là không công bằng với tất cả các doanh nghiệp trong ngành.

Theo Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, mỗi doanh nghiệp đều có năng lực sản xuất kinh doanh, thị trường khác nhau và giá bán sản phẩm cũng không giống nhau, vì thế, không thể áp chung một mức thuế như nhau, sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng, không công bằng.

"Việc áp một mức thuế tuyệt đối với mặt hàng rượu, bia là không phù hợp vì mỗi công ty đều có năng lực, thị trường và giá bán sản phẩm khác nhau. Ví dụ, như bia Heineken giá bán 460.000 đồng mỗi thùng thì họ phải chịu thuế suất với mức giá đó, còn bia Sài Gòn hay bia Hà Nội giá 300.000 đồng mỗi thùng thì làm sao họ lại phải chịu thuế suất với giá bán 460.000 đồng được", ông Hòa phân tích.

Do đó, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề nghị có cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt hợp lý để đảm bảo tính cạnh tranh và công bằng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty sản xuất bia ở phân khúc thấp, bình dân sẽ chịu ảnh hưởng rất nặng nề.

Doanh nghiệp Việt có thể gặp khó

Theo ông Nguyễn Hoàng Hải - Phó Chủ tịch VAFI, nhiều doanh nghiệp trong ngành đều nhất trí lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt khi điều kiện kinh tế - xã hội cho phép theo từng giai đoạn nhưng phải đảm bảo nguyên tắc công bằng cho tất cả doanh nghiệp.

Ở phương án 2, ông Hải cho rằng, với cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt bằng phương pháp hỗn hợp, các doanh nghiệp không thắc mắc phần tính thuế theo tỉ lệ % vì nó đảm bảo công bằng với mọi doanh nghiệp.

Tuy nhiên, họ không thể chấp nhận mức thuế tuyệt đối được tính như nhau trên một đơn vị sản phẩm tiêu thụ dù bia có giá trị cao hay thấp, khiến cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ nhanh chóng phá sản vì phải chịu mức thuế tuyệt đối quá cao so với giá bán.

Cũng theo ông Hải, do mức thuế tuyệt đối được áp dụng như nhau trên một đơn vị sản phẩm tiêu thụ, nên dù giá sản phẩm chênh lệch giữa các hãng thì công ty sản xuất bia cao cấp và cận cao cấp, doanh nghiệp đầu ngành thống lĩnh thị trường có thể hưởng lợi từ cơ chế này.

Trong khi đó, công ty sản xuất bia vừa và nhỏ, đa phần là các doanh nghiệp Việt lại ít lợi thế cạnh tranh hơn, sẽ gặp khó khăn lớn nếu chính sách tính thuế tiêu thụ đặc biệt thay đổi sang phương pháp hỗn hợp.

Hương Giang
TIN LIÊN QUAN

Quy định về thuế thu nhập cá nhân lạc hậu cả chục năm

Thùy Linh - Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, thuế thu nhập cá nhân hiện hành với các quy định về khởi điểm thu nhập chịu thuế, phân chia bậc lũy tiến, mức giảm trừ gia cảnh... không được cập nhật theo biến động của mức lương tối thiểu, giá cả, lạm phát... Có nội dung đã lạc hậu cả chục năm.

Lý do TP Hồ Chí Minh chưa tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

PHẠM ĐÔNG |

TP Hồ Chí Minh chưa thực hiện việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt vì lo ngại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, thuốc lá ở mức thuế suất phù hợp

TRÍ MINH |

Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành nêu yêu cầu xây dựng giải pháp điều chỉnh tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, thuốc lá ở mức thuế suất phù hợp, theo lộ trình trên cơ sở bảo đảm mục tiêu thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần định hướng sản xuất, hạn chế sử dụng các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe.

Lượng gia cầm tăng 5%, không lo thiếu nguồn cung Tết

Phong Nguyễn - Ngọc Lê |

Các địa phương và doanh nghiệp đang gấp rút chuẩn bị nguồn hàng phục vụ các dịp lễ, Tết cuối năm, đặc biệt là Tết Nguyên đán 2024. Dự báo nguồn hàng không khan hiếm, nhưng giá sẽ tăng nhẹ.

Quan điểm trái chiều về không tổ chức giải chạy ban đêm quanh hồ Gươm

Tô Thế |

Trước thông tin UBND quận Hoàn Kiếm đề nghị dừng tổ chức các giải chạy đêm ở không gian hồ Hoàn Kiếm, cộng đồng yêu chạy bộ tại Việt Nam cũng có nhiều luồng ý kiến. Trong đó đa phần chưa đồng tình với cách giải quyết ở trên. Bởi, nếu cứ theo cách “không quản được thì cấm” sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác.

Chứng khoán có thể tăng tiếp trong tuần này, cơ hội để tích luỹ cổ phiếu

Anh Kiệt |

Chuyên gia kỳ vọng những thông tin hỗ trợ xuất hiện gần đây sẽ cải thiện tâm lý thị trường và thúc đẩy đà phục hồi của các chỉ số chứng khoán.

Phát huy mạnh mẽ trách nhiệm của người làm báo trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực

HẢI NGUYỄN - HOÀI ANH |

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhìn nhận, những thông tin do báo chí và nhân dân phản ánh đã giúp các cơ quan chức năng phát hiện, điều tra và xử lý nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm.

Gần 99% sinh viên tốt nghiệp có việc làm chỉ sau một năm

Tuyết Anh |

Tỉ lệ sinh viên Học viện Tài chính tốt nghiệp có việc làm sau 1 năm luôn ở mức trên 97%, có năm gần 99%.

Quy định về thuế thu nhập cá nhân lạc hậu cả chục năm

Thùy Linh - Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, thuế thu nhập cá nhân hiện hành với các quy định về khởi điểm thu nhập chịu thuế, phân chia bậc lũy tiến, mức giảm trừ gia cảnh... không được cập nhật theo biến động của mức lương tối thiểu, giá cả, lạm phát... Có nội dung đã lạc hậu cả chục năm.

Lý do TP Hồ Chí Minh chưa tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

PHẠM ĐÔNG |

TP Hồ Chí Minh chưa thực hiện việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt vì lo ngại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, thuốc lá ở mức thuế suất phù hợp

TRÍ MINH |

Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành nêu yêu cầu xây dựng giải pháp điều chỉnh tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, thuốc lá ở mức thuế suất phù hợp, theo lộ trình trên cơ sở bảo đảm mục tiêu thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần định hướng sản xuất, hạn chế sử dụng các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe.