Thuần hóa "thủy quái" sông Lô, người dân thu cả trăm triệu đồng

Tô Công |

Người dân sống ven sông Lô qua địa bàn huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) thu được nguồn lợi lớn từ việc nuôi cá chiên - loại cá được mệnh danh là "thủy quái vùng nước ngọt".

"Thủy quái" vùng nước ngọt

Cá chiên là loài cá da trơn có hình thù cổ quái, thân mình loang đốm đen, đầu to kỳ dị. Cùng với kích thước "khủng" có thể đạt tới trên 50kg khi trưởng thành và bản tính hung dữ, ưa sống ở vùng nước xiết, cạnh hang hốc, ghềnh đá cheo leo... Cá chiên được dân chài lưới trên sông Lô qua địa bàn tỉnh Phú Thọ mệnh danh là "thủy quái vùng nước ngọt" hay "chúa tể lòng sông".

Cá chiên được đánh giá là số một trong các loài thủy sản đánh bắt được trên sông Lô, tương truyền là đặc sản tiến vua bởi chất lượng thịt ngon hàng đầu trong những loại cá nước ngọt, có màu vàng như ướp nghệ, chỉ có đúng xương sống chạy dọc sống lưng và không có xương dăm, con càng to thì thịt càng chắc.

Đặc biệt, loài cá này có bộ lòng lớn, dày như dạ dày lợn, giòn sần sật. Thế nên, đây cũng là loại cá mà nhiều ngư dân dồn tâm sức săn lùng.

 
Phần đầu của cá chiên to hơn nhiều so với phần thân. Ảnh: Tô Công.

Cũng như phần lớn đàn ông ở làng chài Vân Tập (xã Hợp Nhất, huyện Đoan Hùng), ông Nguyễn Văn Hòa sinh ra trên sông nước, công việc thành thạo nhất của ông Hòa là chèo thuyền, quăng lưới, thả câu, lặn ngụp đánh bắt cá.

Với ông Hòa, thời gian ở trên sông nước nhiều hơn trên cạn, ông thuộc dòng chảy, độ nông sâu, nơi có ngầm đá, khe vực của dòng sông Lô như trong lòng bàn tay.

Cả gia đình ông Hòa chẵn mười nhân khẩu, sống dựa cả vào nguồn lợi thủy sản đánh bắt được trên sông Lô. Khoảng hai thập niên trước, bố con ông Hòa nổi danh "sát cá" khắp vùng, khoang thuyền nan nhà ông lúc nào cũng đủ loại cá tôm.

Tuy nhiên, cá ngày càng ít, nhất là cá chiên, năm 2006, ông Hòa mang đồ chài lưới bắt xe ngược lên Tuyên Quang, tới hồ Na Hang (huyện Na Hang) tham gia Hợp tác xã đánh bắt thủy sản. Hồ rộng, nước sâu, mỗi ngày, hợp tác xã đánh bắt được cả tạ cá chiên, nhiều con nặng cả yến.

 
Hàm răng sắc nhọn của cá chiên. Ảnh: Tô Công.

Sau gần 14 năm chài lưới trên xứ Tuyên, ông Hòa đã tiết kiệm được số vốn kha khá và quan trọng hơn là đã học hỏi được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm về việc khai thác giống, tập tính, đặc điểm sinh học của cá chiên. Vì vậy, ông Hòa đã quyết định đầu tư, làm giàu từ loại cá đặc sản này.

Thuần hóa cá chiên, phát triển thương hiệu

Về quê, ông Hòa dồn vốn đóng lồng sắt đưa ra khúc sông Lô sát nhà, sau đó dựng chòi và bắt đầu rong thuyền thả câu bắt cá giống trong ánh mắt nghi ngại của không ít dân làng. Bởi lẽ, cá lồng thì dọc dải sông Lô nhiều người đã nuôi nhưng là các giống lăng, trắm, chép, mè hay diêu hồng, rô phi chứ chưa thấy ai nuôi cá chiên bao giờ.

Cùng với đó, cá chiên rất kén chọn thức ăn, lớn chậm, nhạy cảm với nhiệt độ, nguồn nước, dòng chảy… nên rất khó để nuôi thả số lượng lớn. Hơn nữa, theo ông Hòa, trước nay chưa tìm được ai cung cấp nguồn cá chiên giống...

Với quyết tâm phải nuôi bằng được loài "thủy quái" này, ông Hòa đã rong thuyền xuôi ngược khắp các khúc sông với hàng nghìn lưỡi câu nhỏ. Mỗi ngày, ông cũng bắt được khoảng 3 - 5kg cá chiên có kích cỡ bằng đầu ngón tay mang về làm cá giống. 

 
Vô số lưỡi câu nhỏ để bắt cá chiên làm giống. Ảnh: Cao Khôi.

“Giống cá chiên bắt được rất khỏe, hiếm khi nhiễm bệnh nhưng lại kén ăn, kén môi trường sống. Không thể dùng cám công nghiệp như các loài cá thông thường, số lượng tôm cá đánh bắt hàng ngày không đủ, tôi phải đặt mua tép dầu từ hồ Na Hang và hồ Thác Bà (Yên Bái) với số lượng vài tạ mỗi lần mới đủ thức ăn cho hai chục lồng cá. Quan trọng nhất là phải hiểu đặc tính sinh học của nó, tùy thời tiết nóng hay lạnh, mùa lũ hay mùa cạn mà lựa đưa lồng cá ra xa hay gần bờ, đón hay tránh dòng chảy trực diện” - ông Hòa chia sẻ.

Cứ lấy ngắn nuôi dài, chẳng mấy chốc ông Hòa đã có đàn cá chiên vài trăm con, kích cỡ 2 - 4kg có thể xuất bán dần. Được thị trường ưa chuộng, hiện cá chiên có giá bán khoảng 600.000 - 700.000 đồng/kg, chủ yếu là các nhà hàng, khách sạn đến đặt mua. Trừ chi phí, mỗi năm loài “thủy quái” này mang về cho gia đình ông Hòa nguồn thu ổn định khoảng 600 triệu đồng.

Nhận thấy nguồn lợi lớn từ giống cá đặc sản, nhiều gia đình quen nghề chài lưới ở Vân Tập cũng đầu tư đóng lồng, kiếm cá chiên giống về nuôi. Cả khu hiện có hơn 30 lồng cá trải dọc theo bờ sông Lô.

 
Xã Hợp Nhất, huyện Đoan Hùng có Lễ hội Úp cá được tổ chức trước Tết Nguyên đán hàng năm. Ảnh: Trường Giang.

Ông Nguyễn Văn Chung - Chủ tịch UBND xã Hợp Nhất cho biết, gần đây, các hộ đã đầu tư nuôi cá lồng trên sông Lô với giống cá chiên đặc sản cho thu nhập ở mức khá cao. Tuy nhiên, người dân nuôi loại cá này cũng gặp phải không ít khó khăn do thiếu nguồn cá giống, cùng với đó là nguồn thức ăn cho cá chiên không ổn định.

"Những ngày Tết vừa qua, cá chiên gần như đã bán hết, cung không đủ cầu. Hiện, chính quyền đã quy hoạch thêm diện tích mặt nước phục vụ bà con nuôi trồng thủy sản, cùng với đó luôn tạo điều kiện thuận lợi để các hộ phát triển nghề nuôi cá chiên đặc sản” - ông Chung khẳng định.

Tô Công
TIN LIÊN QUAN

Tết mong ước của xóm nổi ven bờ sông Lô

Phùng Minh |

Giữa lòng TP Tuyên Quang có một xóm chài với bao thế hệ lặng lẽ mưu sinh trên những chiếc bè tạm, lay lắt theo con nước dòng Lô. Mỗi độ xuân về, người dân nơi đây lại khắc khoải, mong mỏi được một lần ăn Tết trên bờ.

Những phận người cả đời lay lắt, chìm nổi theo dòng sông Lô

Phùng Minh |

Tuyên Quang - Nhiều thế hệ nối tiếp nhau sinh ra rồi lặng lẽ lớn lên trên những chiếc bè tạm, lay lắt mưu sinh phụ thuộc theo con nước lên xuống thất thường của sông Lô. Giữa lòng TP Tuyên Quang, ước mơ được lên bờ của cư dân xóm chài chưa bao giờ nguôi ngoai.

Công an xã học tiếng dân tộc, miệt mài bám bản nơi rẻo cao

Khánh Linh |

Sơn La - Vượt qua những khó khăn, các chiến sĩ công an xã chính quy vẫn âm thầm bám bản để giữ cuộc sống bình yên cho người dân nơi rẻo cao Tây Bắc.

Các trung tâm đăng kiểm ở Cần Thơ vắng vẻ sau kỳ nghỉ Tết

Thành Nhân |

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý mão 2023, các trung tâm đăng kiểmCần Thơ hoạt động trở lại nhưng không có cảnh hàng dài ngồi đợi và cảnh ùn ứ tại các trung tâm đăng kiểm.

Diện mạo bất ngờ vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh sau khi cải tạo

MINH HÀ - VIỆT DŨNG |

Cùng với việc lát đá tự nhiên, vỉa hè phố Nguyễn Chí Thanh được trồng đồng bộ cây xanh, vườn hoa, hệ thống chiếu sáng. Đặc biệt, nhiều ghế đá đã được bố trí dưới những tán cây hoa sữa để người dân nghỉ ngơi, thư giãn khiến nhiều người thích thú.

Hết cảnh xếp hàng dài mua vàng ngày vía thần tài

Hải Anh |

Hà Nội - Cảnh tượng dòng người xếp hàng dài chờ mua vàng vào sáng tinh mơ ở các phố vàng như Trần Nhân Tông, Cầu Giấy đã không còn như mọi năm vào ngày vía thần tài mùng 10 tháng giêng.

Lễ hội Xuân Quý Mão 2023: Dừng tổ chức nếu có hiện tượng tiêu cực

Hải Minh |

Lễ hội Xuân Quý Mão được dự đoán thu hút một lượng lớn người tham dự sau thời gian dài hoạt động cầm chừng do dịch bệnh COVID-19.

Dậy từ 3h sáng, 16 năm là người mở bát mua vàng ngày vía Thần Tài

Đức Mạnh - Việt Anh |

Trong dòng người xếp hàng chờ mua kim loại quý ngày vía Thần tài, có những vị khách đã quen mặt tới hơn chục năm. Không quan trọng đắt hay rẻ, đông hay không, họ mua vàng chỉ với mong muốn một năm mới may mắn và thuận lợi.

Tết mong ước của xóm nổi ven bờ sông Lô

Phùng Minh |

Giữa lòng TP Tuyên Quang có một xóm chài với bao thế hệ lặng lẽ mưu sinh trên những chiếc bè tạm, lay lắt theo con nước dòng Lô. Mỗi độ xuân về, người dân nơi đây lại khắc khoải, mong mỏi được một lần ăn Tết trên bờ.

Những phận người cả đời lay lắt, chìm nổi theo dòng sông Lô

Phùng Minh |

Tuyên Quang - Nhiều thế hệ nối tiếp nhau sinh ra rồi lặng lẽ lớn lên trên những chiếc bè tạm, lay lắt mưu sinh phụ thuộc theo con nước lên xuống thất thường của sông Lô. Giữa lòng TP Tuyên Quang, ước mơ được lên bờ của cư dân xóm chài chưa bao giờ nguôi ngoai.