Thừa tiền làm điện gió, "khó đủ đường" với điện than

Cường Ngô |

Thực tiễn đã chứng minh nhiệt điện than đang đối mặt với khả năng huy động vốn ngày càng khó khăn trong bối cảnh phong trào ủng hộ năng lượng tái tạo lên cao trên toàn thế giới.

Lấy tiền đâu để làm điện than?

Văn phòng Chính phủ vừa phát thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp về Quy hoạch Điện VIII (ngày 5.11). Đây là lần thứ ba từ đầu năm, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thiện lại quy hoạch này. Trong đó, yêu cầu Bộ Công Thương cần rà soát quy hoạch phát triển nguồn điện, phù hợp với các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP 26.

Theo số liệu tại tờ trình Quy hoạch Điện VIII nhiệt điện than đến năm 2030 là 40.899 MW, chiếm tỉ lệ 28,4-31,4%. Đến năm 2045, tỉ trọng nhiệt điện than giảm xuống, chỉ chiếm tỉ lệ 15,4-19,4%.

Điện than phải đối mặt với bài toán không huy động được vốn. Ảnh: Bình Minh
Điện than phải đối mặt với bài toán không huy động được vốn. Ảnh: Bình Minh

Tuy nhiên, có thể thấy một thực tế, việc thu xếp vốn cho các dự án điện than giai đoạn tới sẽ đối mặt không ít thách thức, khi nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới nói không với điện than. Trong khi nhiệt điện than giai đoạn 2021-2025 là cần 358.000 tỉ đồng, giai đoạn 2026-2030 là hơn 425.000 tỉ đồng.

Đặc biệt, theo số liệu tại Quy hoạch Điện VIII, với phương án cơ sở, than nhập khẩu sẽ tăng từ 53,8 triệu tấn vào năm 2030 lên 75,3 triệu tấn vào năm 2045; với phương án cao, than nhập khẩu tăng từ 56,3 triệu tấn vào năm 2030 lên 80,3 triệu tấn vào năm 2045.

Giải bài toán "tài chính xanh"

Ông Patrick Jakobsen, Giám đốc thẩm định tín dụng, Tổ chức Tín dụng xuất khẩu Đan Mạch (EKF) cho hay, thu xếp tài chính cho điện than là điều cực kỳ khó khăn trong cộng đồng tài chính, cho nên ít có tổ chức nào cung cấp tài chính cho dự án điện than mới.

Trong khi đó, với xu hướng tài chính xanh cho thế giới, dự án điện gió ngoài khơi rất hấp dẫn với các đơn vị tài chính trên toàn cầu. Họ sẽ phải cạnh tranh với nhau để cung cấp tài chính cho các dự án điện gió.

Trao đổi với Lao Động, ông Sean Huang - Quản lý Phát triển của Copenhagen Offshore Partners (COP), đơn vị đang tham gia phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn cho biết, dự thảo Quy hoạch Điện VIII cần xem xét điều chỉnh lại theo hướng phát triển năng lượng tái tạo với tốc độ nhanh hơn.

"Trên thế giới, điện gió ngoài khơi nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ thị trường tài chính, được ví như một giải pháp quan trong cho nhu cầu năng lượng của thế giới trong những thập kỷ tới.

Khi các tổ chức tài chính chuyển đổi đầu tư khỏi nhiên liệu hóa thạch, dòng tiền đang dần chuyển vào các công nghệ và dự án điện gió ngoài khơi. Điều này tiếp tục củng cố tính khả thi của các dự án điện gió ngoài khơi trong tương lai gần.

Điện gió ngoài khơi sẽ giúp Việt Nam giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, cũng như hướng tới đạt được các mục tiêu đưa mức khí thải ròng về 0 (Net Zero) và chuyển đổi sang năng lượng sạch, bền vững được nêu rõ tại Nghị quyết 55", ông Sean Huang nói.

Cũng theo vị này, với các yếu tố công suất cao có thể cạnh tranh với các nhà máy nhiệt điện (khoảng 50%) và khi đạt công suất phụ tải tối đa, điện gió ngoài khơi sẽ mở ra tiềm năng to lớn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và tạo sự phát triển cho chuỗi cung ứng địa phương tại Việt Nam.

Không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng tham gia vào thị trường Việt Nam, mà cả các công ty dầu khí trong nước, bao gồm cả tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đều đang chú ý đến việc chuyển đổi ngành năng lượng theo hướng phát triển điện gió ngoài khơi.

Tuy nhiên, ông Sean Huang cũng nhận định, Việt Nam hiện còn thiếu khung pháp lý dành riêng cho điện gió ngoài khơi, và nhiều cơ quan chức năng vẫn đang xem xét các dự án điện gió ngoài khơi thông qua lăng kính của các dự án gió trên bờ hoặc gần bờ.

Do đó, các nhà phát triển điện gió ngoài khơi bối rối bởi thủ tục xin cấp các giấy phép chưa rõ ràng, để đạt được các mốc tiến độ quan trọng của dự án. Chẳng hạn như giấy phép thực hiện khảo sát ngoài khơi, lộ trình để có được giấy phép đầu tư và làm thế nào để có được hợp đồng mua bán điện cho điện gió ngoài khơi…

"Chúng tôi cho rằng, Chính phủ nên áp dụng ưu đãi giá FIT đối với các dự án điện gió ngoài khơi thí điểm cho một số công suất nhất định. Chẳng hạn như 5GW - trước khi chuyển sang đấu thầu; thay vì cơ chế chuyển đổi theo khung thời gian định sẵn", ông Sean Huang cho hay.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Hoàn thiện lại Quy hoạch Điện VIII thế nào?

Cường Ngô |

Theo nhận định của các chuyên gia, dự thảo Quy hoạch Điện VIII cần được hoàn thiện lại theo hướng phát triển năng lượng tái tạo với tốc độ nhanh hơn - đúng thông điệp của Việt Nam tại COP 26.

Cam kết phát thải ròng bằng "0" - dần loại bỏ các dự án điện than

Cường Ngô |

Tại COP26, hơn 40 quốc gia, trong đó có các nước sử dụng nhiệt điện than nhiều như Canada, Ba Lan, Ukraine và Việt Nam, đã cùng cam kết bỏ dần than và ngừng xây thêm các nhà máy nhiệt điện.

Đại biểu Quốc hội: Cần giảm dần tỉ lệ điện than, tăng năng lượng sạch

Đặng Chung - Trần Vương |

Chiều 29.10, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Các đại biểu đều cho rằng, cần phải cơ cấu lại không gian kinh tế, trong đó có việc đẩy mạnh phát triển kinh tế số, cũng như tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo, giảm dần tỉ lệ điện than trong thời gian tới.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Hoàn thiện lại Quy hoạch Điện VIII thế nào?

Cường Ngô |

Theo nhận định của các chuyên gia, dự thảo Quy hoạch Điện VIII cần được hoàn thiện lại theo hướng phát triển năng lượng tái tạo với tốc độ nhanh hơn - đúng thông điệp của Việt Nam tại COP 26.

Cam kết phát thải ròng bằng "0" - dần loại bỏ các dự án điện than

Cường Ngô |

Tại COP26, hơn 40 quốc gia, trong đó có các nước sử dụng nhiệt điện than nhiều như Canada, Ba Lan, Ukraine và Việt Nam, đã cùng cam kết bỏ dần than và ngừng xây thêm các nhà máy nhiệt điện.

Đại biểu Quốc hội: Cần giảm dần tỉ lệ điện than, tăng năng lượng sạch

Đặng Chung - Trần Vương |

Chiều 29.10, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Các đại biểu đều cho rằng, cần phải cơ cấu lại không gian kinh tế, trong đó có việc đẩy mạnh phát triển kinh tế số, cũng như tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo, giảm dần tỉ lệ điện than trong thời gian tới.