Thứ trưởng Bộ NNPTNT: Tôi đã phải xin lỗi Anh hùng lao động Hồ Quang Cua...

YẾN PHƯƠNG |

Ngày 18.3, tại TP Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Trần Thanh Nam chủ trì Hội thảo tham vấn về hoàn thiện chính sách pháp luật xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam.

Báo cáo tại hội thảo, ông Trần Công Thắng - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - cho biết, hiện có đến 90% nông sản của Việt Nam vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, giá xuất khẩu thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác.

Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm nông sản có sản lượng xuất khẩu đứng nhóm đầu thế giới nhưng hầu như chưa có một thương hiệu mạnh, được người tiêu dùng biết đến rộng rãi; 80% sản lượng nông sản xuất khẩu chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có lô-gô, nhãn mác riêng và chưa tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ảnh: Yến Phương
Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh: Yến Phương

Theo ông Trần Công Thắng, đến nay, mới chỉ có 2/13 sản phẩm nông sản chủ lực quốc gia đã được đăng kí bảo hộ tại Việt Nam gồm: Nhãn hiệu chứng nhận Cao su Việt Nam (Hiệp hội Cao su Việt Nam làm chủ sở hữu) và Gạo Việt Nam (Bộ NNPTNT làm chủ sở hữu). Các sản phẩm còn lại như cà phê, tôm, cá tra,... đang trong quá trình xây dựng.

Về kết quả xây dựng thương hiệu vùng, miền, địa phương, tính đến nay có 130 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam chủ yếu thuộc nhóm các sản phẩm trồng trọt. Tính đến giữa năm 2023, có 626 sản phẩm nông sản được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận địa phương; gần 1.900 nông sản được bảo hộ nhãn hiệu tập thể.

Tại đây, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp tham gia thảo luận, trao đổi, chia sẻ để đưa ra chiến lược tổng thể quốc gia về nhãn hiệu và thương hiệu quốc gia, làm sao phát huy được giá trị của sản phẩm. Đồng thời, quản lý được thương hiệu, nhãn hiệu và có thể định hướng cho phát triển thương hiệu, nhãn hiệu.

Ảnh: Yến Phương
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam phát biểu chỉ đạo tại hội thảo. Ảnh: Yến Phương

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam thống nhất ý kiến của các đại biểu trong việc đề xuất Chính phủ xây dựng Nghị định, nhằm quản lý thương hiệu nông sản Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ trưởng đề nghị Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, các Hiệp hội ngành hàng, trong thời gian hoàn tất để trình Chính phủ, cần chọn ra một số sản phẩm chủ lực để làm trước.

“Tôi rất muốn con tôm, con cá tra, trái sầu riêng… được trở thành các sản phẩm chủ lực quốc gia. Chúng ta phải bắt tay vào làm ngay, không ngồi chờ nữa vì đã quá lâu rồi”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, Việt Nam cần xây dựng nhãn hiệu nông sản để bảo vệ giá trị sản phẩm của mình; bắt đầu từ tiêu chuẩn, quy chuẩn, truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, phải xây dựng chuỗi giá trị; từ nguồn giống đến khi ra được sản phẩm, qua đơn vị của quốc gia về quản lý chất lượng sản phẩm, Cục Sở hữu trí tuệ,… từ đó mới phân định rõ được cơ chế quản lý của từng bộ phận, các ngành, các cấp, địa phương.

“Trước đó, từ vụ việc gạo ST25 bị đơn vị nước ngoài đăng kí bảo hộ độc quyền, doanh nghiệp phải tự đi xử lý để bảo vệ mình, đây là bài học xương máu cho xây dựng thương hiệu nông sản Việt... Tôi đã phải xin lỗi Anh hùng lao động Hồ Quang Cua vì nhiều hạn chế trong công tác chỉ đạo của mình”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nói.

YẾN PHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Theo chân ông Hồ Quang Cua tìm hiểu cách sản xuất gạo ngon nhất thế giới

NHÓM PV |

Sóc Trăng - Một ngày trung tuần tháng 1.2024, phóng viên báo Lao Động có dịp theo chân Anh hùng lao động Hồ Quang Cua - kỹ sư nông nghiệp, cha đẻ của Gạo ngon nhất thế giới năm 2023 - để tìm hiểu về cách sản xuất ra hạt gạo ST25 ngon và lành.

Trò chuyện với ông Hồ Quang Cua - cha đẻ của loại gạo ngon nhất thế giới

BÍCH PHƯỢNG - PHONG LINH |

Vượt qua 30 mẫu gạo của 10 quốc gia tham dự, gạo ST25 mang thương hiệu Gạo Ông Cua của Việt Nam tiếp tục lần thứ 2 đoạt giải Gạo ngon nhất thế giới vào cuối năm 2023. Ngay trên bờ ruộng thực nghiệm gạo ST25, kỹ sư Hồ Quang Cua, cha đẻ của giống gạo này, đã chia sẻ với Báo Lao Động về hành trình 20 năm kiên trì theo đuổi mục tiêu tạo ra những hạt gạo không chỉ ngon mà còn phải lành.

Bàn cách bảo vệ thương hiệu nông sản Việt trên thị trường quốc tế

NHẬT HỒ |

Bài học rút ra từ các nông sản Việt nổi tiếng như nước mắm Phú Quốc, nước mắm Phan Thiết, cà phê Buôn Ma Thuột… đã từng bị nước ngoài đăng ký độc quyền, sau đó phải mất rất nhiều thời gian để chật vật lấy về lại đúng nơi sản xuất.

Bắc Ninh điều tra vụ hiệu trưởng ỉm 613 triệu đồng phụ cấp của giáo viên

Trần Tuấn |

Công an tỉnh Bắc Ninh đang điều tra, làm rõ vụ hiệu trưởng ỉm 613 triệu đồng phụ cấp của giáo viên trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch.

Chủ đầu tư khu công nghiệp ở Thái Bình phủ nhận gây ngập úng hơn 40 mẫu ruộng của dân

Trung Du |

Thái Bình - Công ty Cổ phần Green i-Park - chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Liên Hà Thái (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) - không thừa nhận quá trình xây dựng dự án là nguyên nhân gây ngập úng khiến hơn 40 mẫu ruộng trồng lúa của người dân bị chết do ốc bươu vàng ăn cụt.

Ngày mai, giá xăng dầu dự báo tăng mạnh

Anh Tuấn |

Giá xăng ngày 21.3 được dự báo tăng theo xu hướng thế giới. Nếu cơ quan quản lý không chi quỹ bình ổn, giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 có thể tăng 630-640 đồng/lít.

Thủ Thiêm Real báo cáo lãi 622 triệu đồng trong năm 2023

LỤC GIANG |

Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Thủ Thiêm (Thủ Thiêm Real Estate Iab Co., LDT - Thủ Thiêm Real) vừa báo cáo tình hình tài chính năm 2023 với lợi nhuận sau thuế đạt 622 triệu đồng, giảm 53,5% so với năm trước.

TPHCM kiến nghị Bộ TTTT quản lý, giải quyết nạn sử dụng sim rác lừa đảo

Vinh Phú |

Để giải quyết tình trạng các đối tượng lừa đảo, vi phạm pháp luật sử dụng điện thoại không chính chủ, sim rác nhằm trốn tránh trách nhiệm khi bị cơ quan điều tra phát hiện, xử lý, Sở Thông tin truyền thông (TTTT) TPHCM đã đề xuất UBND TPHCM kiến nghị Bộ TTTT xem xét một số nội dung nhằm quản lý, giải quyết tình trạng trên.

Theo chân ông Hồ Quang Cua tìm hiểu cách sản xuất gạo ngon nhất thế giới

NHÓM PV |

Sóc Trăng - Một ngày trung tuần tháng 1.2024, phóng viên báo Lao Động có dịp theo chân Anh hùng lao động Hồ Quang Cua - kỹ sư nông nghiệp, cha đẻ của Gạo ngon nhất thế giới năm 2023 - để tìm hiểu về cách sản xuất ra hạt gạo ST25 ngon và lành.

Trò chuyện với ông Hồ Quang Cua - cha đẻ của loại gạo ngon nhất thế giới

BÍCH PHƯỢNG - PHONG LINH |

Vượt qua 30 mẫu gạo của 10 quốc gia tham dự, gạo ST25 mang thương hiệu Gạo Ông Cua của Việt Nam tiếp tục lần thứ 2 đoạt giải Gạo ngon nhất thế giới vào cuối năm 2023. Ngay trên bờ ruộng thực nghiệm gạo ST25, kỹ sư Hồ Quang Cua, cha đẻ của giống gạo này, đã chia sẻ với Báo Lao Động về hành trình 20 năm kiên trì theo đuổi mục tiêu tạo ra những hạt gạo không chỉ ngon mà còn phải lành.

Bàn cách bảo vệ thương hiệu nông sản Việt trên thị trường quốc tế

NHẬT HỒ |

Bài học rút ra từ các nông sản Việt nổi tiếng như nước mắm Phú Quốc, nước mắm Phan Thiết, cà phê Buôn Ma Thuột… đã từng bị nước ngoài đăng ký độc quyền, sau đó phải mất rất nhiều thời gian để chật vật lấy về lại đúng nơi sản xuất.