Thông báo của Bộ Công Thương về việc Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Cường Ngô |

Bộ Thương mại Hoa Kỳ vẫn tiếp tục chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường.

Ngày 2.8.2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành kết luận, theo đó mặc dù có ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua nhưng vẫn tiếp tục chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường.

Bộ Công Thương đã và đang đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Ảnh: Cường Ngô
Bộ Công Thương đã và đang đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Ảnh: Cường Ngô

Điều này có nghĩa rằng doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ sẽ còn tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp của Hoa Kỳ, chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục không được công nhận mà phải sử dụng “giá trị thay thế” của một nước thứ ba để tính toán biên độ bán phá giá.

Nếu Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét hồ sơ và thực tiễn tại Việt Nam một cách khách quan, công bằng thì đã có thể thừa nhận thực tế rằng Việt Nam đã là một nền kinh tế thị trường như 72 nền kinh tế khác đã công nhận, trong đó có các nền kinh tế lớn như Anh, Canada, Mexico, Úc, Nhật Bản, Ấn độ, Hàn Quốc, New Zealand…

Hơn 20 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những thay đổi và phát triển vượt bậc. Việt Nam đã ký kết và đưa vào thực thi thành công 17 hiệp định thương mại tự do, trong đó có những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao với Liên minh châu Âu, các nước CPTPP, Liên Hiệp Vương quốc Anh với nhiều cam kết sâu rộng, toàn diện từ cắt giảm thuế tới nâng cao tiêu chuẩn lao động, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, mua sắm chính phủ, minh bạch hoá…

Những thay đổi này đã được làm rõ trong hơn 20.000 trang thông tin, tài liệu mà Bộ Công Thương Việt Nam gửi tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ, chứng minh sự tiến bộ mạnh mẽ của Việt Nam trên tất cả sáu tiêu chí mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa ra khi xem xét công nhận một quốc gia có nền kinh tế thị trường.

Các bản lập luận mà Bộ Công Thương cung cấp cho Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng chứng minh một cách đầy đủ, nhất quán về mức độ thực hiện sáu tiêu chí này của Việt Nam ít nhất là ngang bằng và thường tốt hơn so với mức độ thực hiện của các quốc gia khác đã được công nhận nền kinh tế thị trường; và thực tế tương đương hoặc tốt hơn các quốc gia đã luôn được coi là nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, căn cứ theo các tiêu chí cụ thể của luật pháp Hoa Kỳ, việc công nhận nền kinh tế thị trường đối với Việt Nam là thực tế khách quan và công bằng.

Bộ Công Thương cảm ơn 41 tổ chức, cá nhân, hiệp hội doanh nghiệp, thương mại Hoa Kỳ đã bày tỏ ý kiến ủng hộ mạnh mẽ việc công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, trong đó có những tổ chức, cá nhân đại diện cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ như Hiệp hội Nông nghiệp quốc gia Hoa Kỳ (NASDA), Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham), Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), Hiệp hội các nhà bán lẻ Hoa Kỳ và mong sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành của các tổ chức, cá nhân nói trên.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, phân tích các lập luận trong Báo cáo đánh giá nền kinh tế Việt Nam của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, để bổ sung, hoàn thiện lập luận để gửi hồ sơ yêu cầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét lại quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam nhằm cụ thể hóa mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư song phương, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và nhân dân hai nước.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp để đảm bảo lợi ích cao nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Theo Khoản 771 (18) của Đạo luật Thuế quan Hoa Kỳ 1930, 06 tiêu chí khi xem xét một quốc gia KTTT bao gồm: (i) Mức độ chuyển đổi của đồng tiền; (ii) Vấn đề đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng lao động; (iii) Mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế; (iv) Vấn đề sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân; (v) Mức độ kiểm soát của Chính phủ với một số nguồn lực và giá cả và (vi) Các yếu tố khác.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam sử dụng phân bón gấp 3 lần trung bình thế giới

Vũ Long |

Việt Nam là quốc gia sử dụng phân bón nhiều hơn trung bình của thế giới. Điều này cần phải thay đổi.

Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm

Minh Ánh |

Triển vọng tăng trưởng trung và dài hạn của kinh tế Việt Nam là vô cùng mạnh mẽ và những cánh cửa, “cơ hội đặc biệt” đang mở ra cho đất nước.

Lợi ích khi Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Thanh Hà |

Ngày 8.5.2024, theo giờ địa phương, Bộ Thương mại Mỹ nghe tranh luận trực tuyến tại Washington D.C về việc có nên công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường hay không. Phiên điều trần nằm trong khuôn khổ quá trình đánh giá, với quyết định cuối cùng được đưa ra ngày 26.7.2024.

Dân hoảng hốt vì tường nhà bất ngờ sụp đổ

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Vụ sụt đất xảy ra bất ngờ làm sụp đổ tường một hộ dân trên địa bàn huyện miền núi Quỳ Hợp.

Đánh sập đường dây lừa bán tiền giả bằng tiền... âm phủ, thu 6 tỉ đồng tiền thật

NGUYỄN QUÂN |

Lâm Đồng - Công an thành phố Bảo Lộc vừa đánh sập đường dây lừa bán tiền giả bằng tiền âm phủ với quy mô lớn, thu lợi bất chính hơn 6 tỉ đồng.

Thực hư việc Ukraina đánh chìm tàu ngầm Nga ở Crimea

Khánh Minh |

Quân đội Ukraina tuyên bố đã đánh chìm một tàu ngầm Nga tại cảng ở Crimea.

Chung cư giá rẻ Hà Nội "tuyệt chủng", dự báo giá còn tăng

Linh Trang - Hải Danh |

Chuyên gia dự báo, giai đoạn 2024-2025 giá bán trung bình chung cư Hà Nội sẽ tiếp tục lên cao hơn nữa.

Khi nào công bố điểm chuẩn các trường đại học 2024?

Linh chi - Việt Anh |

Điểm chuẩn các trường đại học sẽ được công bố theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Việt Nam sử dụng phân bón gấp 3 lần trung bình thế giới

Vũ Long |

Việt Nam là quốc gia sử dụng phân bón nhiều hơn trung bình của thế giới. Điều này cần phải thay đổi.

Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm

Minh Ánh |

Triển vọng tăng trưởng trung và dài hạn của kinh tế Việt Nam là vô cùng mạnh mẽ và những cánh cửa, “cơ hội đặc biệt” đang mở ra cho đất nước.

Lợi ích khi Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Thanh Hà |

Ngày 8.5.2024, theo giờ địa phương, Bộ Thương mại Mỹ nghe tranh luận trực tuyến tại Washington D.C về việc có nên công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường hay không. Phiên điều trần nằm trong khuôn khổ quá trình đánh giá, với quyết định cuối cùng được đưa ra ngày 26.7.2024.