Thời cơ của mua sắm trực tuyến

Lan Hương |

Hiện nay, nhiều người tiêu dùng hình thành thói quen lướt di động mua sắm online. Chuyên gia kinh tế cho rằng, dịch COVID-19 có thể  là cơ hội tốt để các doanh nghiệp dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh theo hướng thương mại điện tử để vượt qua thách thức.

Ông Nguyễn Bình Minh - Ủy viên BCH Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết:  “Do tâm lý ngại ra ngoài đi chợ, mua hàng vì sợ lây nhiễm bệnh, nhiều người dân đã lựa chọn mua các sản phẩm thiết yếu, các vật dụng y tế qua mạng. Chính vì thế, hoạt động thương mại điện tử trong thời gian gần đây khá sôi nổi. Trước đây, hoạt động mua bán trên mạng chỉ nở rộ vào thời điểm trước tết, còn thời điểm sau Tết thường trầm xuống thì trong thời điểm này năm 2020, hoạt động mua bán trên mạng vẫn rất sôi động”.

Trao đổi với phóng viên báo Lao Động, ông Vương Mạnh Hoàng - Chủ tịch Tập đoàn trí tuệ số cho rằng, đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp thương mại điện tử đổi mới và chuẩn hoá quy trình kinh doanh khi dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến ngày càng phức tạp. Ông Mạnh Hoàng chỉ ra ba điểm thay đổi cốt lõi mà các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử đang chuyển mình.

Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp đã chủ động nhập máy móc về sản xuất trong nước thay vì nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu như trước đây, các chủ doanh nghiệp kinh doanh, bán hàng online chủ yếu phụ thuộc vào lượng hàng, nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Hiện nay khi biên giới bị đóng cửa, số lượng hàng thông quan ít, không ít doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư tiền tỉ để nhập máy móc chủ động sản xuất trong nước, không phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc nữa.

Thứ hai, về phát triển kho bãi chứa hàng hoá. Trước đây việc tuồn hàng qua các con đường tiểu ngạch, đường biên về khá nhanh chóng trong 3-4 ngày nên các chủ doanh nghiệp hầu như không có ý định xây dựng kho trữ hàng hoá. Sau khi dịch COVID-19 xảy ra, nhiều ông chủ phải tính tới chuyện đầu tư bài bản, xây dựng kho trữ hàng hoá, tránh rủi ro khi nhập hàng từ Trung Quốc không được.

Thứ ba, trích lập quỹ dự phòng rủi ro để đảm bảo doanh nghiệp vẫn tồn tại trong thời điểm khó khăn. Trước đây, đa số các doanh nghiệp chỉ trích quỹ dự phòng tối đa lên tới 3 tháng. Nhưng sau khi đại dịch COVID-19 xảy ra, nhiều doanh nghiệp buôn bán thương mại điện tử mới biết mình cần trích lập dự phòng từ 8 tháng đến 1 năm. Bài học nhiều doanh nghiệp phá sản trong thời gian qua là vì không đủ vốn, phải bán bớt tài sản để trả nợ lương, nợ ngân hàng...

Ông Vương Mạnh Hoàng cho biết: “Công ty chúng tôi đang chuyển hướng nhập hàng từ cách nguồn mới như Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia... Trước đây công ty tôi chủ yếu lấy hàng Trung Quốc đại lục thì nay đa dạng sang cả thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc), Ả Rập...”.

Về giải pháp, ông Vương Mạnh Hoàng cho biết: “Trong thời điểm dịch COVID-19 ở Trung Quốc dần được kiểm soát, việc sản xuất sẽ sớm phục hồi.

Tại Việt Nam, chính phủ đã có những giải pháp quyết liệt hỗ trợ doanh nghiệp. Tôi tin rằng đây là lợi thế để các doanh nghiệp trong nước ngay tại thời điểm này lên kế hoạch đầu tư quảng cáo, cơ sở vật chất, máy móc, nhân sự để chuẩn bị bán hàng ngay khi dịch kết thúc. Theo ông Nguyễn Bình Minh: “Quy mô các sàn thương mại điện tử của Việt Nam đang ngày càng lớn, trị giá nhiều sàn đang được đánh giá cao, nếu có sự hợp nhất của một số sàn thì sẽ có thể hình thành nên các doanh nghiệp thương mại điện tử có giá trị lên đến hơn 1 tỉ USD.

Nhiều giải pháp để phát triển thương mại điện tử

Theo bà Nguyễn Huỳnh Trang - Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, để chủ động ứng phó với dịch COVID-19, Sở đã đề nghị các DN tham gia bình ổn thị trường TPHCM, các DN phân phối tăng cường bán hàng qua kênh thương mại điện tử. Cùng với đó, khuyến khích người dân ưu tiên sử dụng hình thức mua hàng trực tuyến để hạn chế đến những nơi tập trung đông người (chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi) và lựa chọn những đơn vị phân phối uy tín để mua hàng, tránh tình trạng vừa mua phải hàng giá cao mà chất lượng thiếu bảo đảm.

Theo ông Đỗ Quốc Huy - Giám đốc Marketing của Saigon Co.op, nhằm phục vụ cho nhu cầu mua sắm của khách hàng trong tình hình dịch bệnh COVID-19, hạn chế tụ tập đông người ở một địa điểm, đơn vị tăng cường dịch vụ bán hàng tận nhà.

Theo đó, hơn 800 điểm bán của Saigon Co.op bao gồm Co.opmart, Co.opmart SCA, Co.opXtra, Co.op Food, Finelife, Co.op Smile sẽ tăng cường đặt hàng và giao hàng qua điện thoại kể từ ngày 16.3. Nhân viên siêu thị sẽ gửi đến tận nhà khách hàng phiếu đặt hàng có sẵn danh mục gồm 3 nhóm hàng (thực phẩm tươi sống; thực phẩm công nghệ thiết yếu; hóa phẩm). Khách hàng chỉ cần chọn lựa theo danh mục này và liên hệ siêu thị (gọi điện trực tiếp hoặc chụp hình gửi qua zalo, viber, tin nhắn…) theo số điện thoại trên phiếu đặt hàng, hàng sẽ được đưa tới nhà. Danh mục hàng hóa trong phiếu đặt hàng có thời gian sử dụng trong vòng 7 ngày. Bên cạnh hình thức phiếu đặt hàng, dịch vụ đặt hàng qua điện thoại của Saigon Co.op vẫn tiếp tục phục vụ khách hàng theo giờ hoạt động của điểm bán. L.H

Lan Hương
TIN LIÊN QUAN

TP.Hồ Chí Minh: Mua sắm trực tuyến lên ngôi thời COVID-19

Minh Quân |

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, thay vì đến những khu vực tập trung đông người (trung tâm thương mại, siêu thị, chợ…) để mua sắm như trước đây thì nay nhiều người chuyển sang mua sắm trực tuyến. Hiện nay việc mua sắm trực tuyến đang được khá nhiều người bán và người mua lựa chọn, bởi nói vừa tiện lợi vừa hạn chế sự lây lan của dịch bệnh...

Dạy học trực tuyến mùa COVID-19: Mẹ dạy học, con “oa oa” bên cạnh

Bảo Hân |

Mặc dù đã “lừa” cho con nhỏ ngủ trước khi dạy học trực tuyến cho sinh viên (nhằm phòng tránh dịch COVID-19), nhưng chị N.T.Q (giảng viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội) không thể lường trước tình huống con tỉnh dậy giữa chừng và gào toáng lên đòi mẹ.

Cảnh giác chiêu lợi dụng COVID-19 để lừa đảo trực tuyến

Thế Lâm |

Các con số thống kê gần đây cho thấy trong hai tháng 1 và 2.2020 những cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến bằng cách mạo danh (phishing) đang gia tăng trên môi trường trực tuyến. Những cuộc tấn công lừa đảo dạng này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực ngân hàng, tài chính… nhằm đánh cắp tiền của người dùng.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

TP.Hồ Chí Minh: Mua sắm trực tuyến lên ngôi thời COVID-19

Minh Quân |

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, thay vì đến những khu vực tập trung đông người (trung tâm thương mại, siêu thị, chợ…) để mua sắm như trước đây thì nay nhiều người chuyển sang mua sắm trực tuyến. Hiện nay việc mua sắm trực tuyến đang được khá nhiều người bán và người mua lựa chọn, bởi nói vừa tiện lợi vừa hạn chế sự lây lan của dịch bệnh...

Dạy học trực tuyến mùa COVID-19: Mẹ dạy học, con “oa oa” bên cạnh

Bảo Hân |

Mặc dù đã “lừa” cho con nhỏ ngủ trước khi dạy học trực tuyến cho sinh viên (nhằm phòng tránh dịch COVID-19), nhưng chị N.T.Q (giảng viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội) không thể lường trước tình huống con tỉnh dậy giữa chừng và gào toáng lên đòi mẹ.

Cảnh giác chiêu lợi dụng COVID-19 để lừa đảo trực tuyến

Thế Lâm |

Các con số thống kê gần đây cho thấy trong hai tháng 1 và 2.2020 những cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến bằng cách mạo danh (phishing) đang gia tăng trên môi trường trực tuyến. Những cuộc tấn công lừa đảo dạng này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực ngân hàng, tài chính… nhằm đánh cắp tiền của người dùng.