Thiếu tiền có thể làm tăng khả năng tâm thần và tự tử

Đức Mạnh |

Bất ổn tâm lý, thất nghiệp, áp lực quản lý tài chính,... là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tự vẫn. Nhưng dữ liệu gần đây cho thấy, các quốc gia có thu nhập cao và trung bình đã ghi nhận tỉ lệ tự tử thấp hơn vào năm 2020 nhờ một nguyên nhân bất ngờ - tiền.

Các Chính phủ đã ồ ạt "bơm" tiền thông qua những gói kích thích kinh tế trong suốt thời kỳ dịch bệnh COVID-19 diễn ra. Đối với nhiều người nghèo, số tiền được hỗ trợ thậm chí vượt quá mức trợ cấp xã hội thông thường và tiền lương họ từng kiếm được.

Nghèo đói giảm ở Hoa Kỳ kéo theo tỉ lệ tự tử cũng giảm theo. Tại Canada, nơi các khoản trợ cấp kéo dài, tỉ lệ tự tử đã giảm 30%. Nhìn chung, tỉ lệ tự tử vào năm 2020 giảm hoặc giữ nguyên ở 21 quốc gia có thu nhập cao và trung bình.

Sự sụt giảm số người tự tử vào năm 2020 là bằng chứng mới nhất cho thấy nghèo đói dẫn đến hành động tự vẫn. Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, tỉ lệ tự tử cao nhất rơi vào nhóm người nghèo nhất. Con cái của những người được hưởng phúc lợi có nguy cơ tử vong do tự tử cao gấp đôi người bình thường. Số người vô gia cư tự sát thường xuyên cao gấp 10 lần những người có nhà ở.

Nhóm người nghèo dễ tự tử hơn vì cuộc sống thiếu thốn làm tăng đáng kể tỉ lệ mắc các bệnh tâm thần của một người.

Theo nhiều nghiên cứu, con người có khả năng mắc trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và thậm chí là tâm thần phân liệt khi họ không có đủ tiền để đáp ứng nhu cầu vật chất của mình. Các nhà nghiên cứu từ lâu đã phát hiện ra rằng tỉ lệ tự tử và nhập viện do tâm thần tăng đáng kể lên khi tình trạng thất nghiệp leo thang.

Một cách trùng hợp, tiền khắc phục được những vấn đề này. Ngày càng ít người nghèo chết do tự tử ở Indonesia từ khi Chính phủ bắt đầu cấp tiền cho họ. Tăng lương tối thiểu làm giảm tỉ lệ tự sát ở nhóm người nghèo tại Hoa Kỳ.

 
Tỉ lệ tự tử ở nhóm người nghèo đã giảm đáng kể khi các Chỉnh phủ "bơm" tiền trong thời kỳ dịch COVID-19. Ảnh: Shutterstock

Tuy nhiên cũng có nhiều quan điểm khác. Theo đó, khủng hoảng khiến mọi người xích lại gần nhau, các mối quan hệ được tạo ra và củng cố. Kết quả là số vụ tự tử ban đầu giảm xuống.

Những chuyên gia sức khỏe - tâm lý thường hướng tới những biện pháp can thiệp chống tự tử truyền thống như kê thuốc, dùng liệu pháp hay sàng lọc những người có nguy cơ. Có lẽ bởi liều thuốc có tên “tiền” không nằm trong phạm vi khả năng của họ.

Trước vấn nạn tự tử này, các quốc gia đã giải quyết bằng nhiều cách khác nhau. Tỉ lệ này giảm tại Sri Lanka vào cuối những năm 1990 sau khi Chính phủ cấm một nhóm thuốc trừ sâu gây chết người. Tuy nhiên sau một thời gian, họ lại tìm nhiều cách khác để tự sát. Hay các biện pháp kiểm soát súng ở Canada đã hạn chế số người tự vẫn bằng súng nhưng lại dẫn đến sự phổ biến của những vụ treo cổ.

Theo các chuyên gia, những biện pháp kiểu này chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Các nước cần nhìn nhận sâu thẳm vào nguyên nhân gốc rễ về sự tuyệt vọng trong tâm lý của mỗi người thì mới giải quyết được hiệu quả.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Triệu phú cũng phải cuốn gói ra đảo vì sai lầm tiền bạc đơn giản này

Đức Mạnh |

David Glasheen từng là "sói già" nổi tiếng trên sàn chứng khoán, sở hữu mỏ vàng, bất động sản triệu đô. Tiền nhiều như vậy nhưng chỉ một sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân đã "thổi bay" toàn bộ tài sản của ông trong thời gian ngắn.

Tỉ phú Ray Dalio: Muốn giàu, đừng tập trung quá mức vào tiền bạc

Minh An |

Tỉ phú  Ray Dalio, người sáng lập Bridgewater Associates, quỹ đầu tư quản lý khoảng 160 tỉ USD tài sản, thì tập trung vào tiền bạc quá mức chính là 1 trong những cạm bẫy trên con đường chinh phục thành công.

Bài học "xương máu" về tiền mà COVID-19 dạy chúng ta

Hải Linh |

Trên thực tế, COVID-19 là một trong rất nhiều rủi ro trong cuộc sống. Chưa kể các rủi ro về tính mạng và sức khỏe nếu chẳng may mắc phải, COVID-19 khiến nhiều người mất việc làm, giảm thu nhập. Hai bài học xương máu về tiền bạc mà COVID-19 gửi tới là phải có quỹ dự phòng khẩn cấp và không nên lệ thuộc vào 1 nguồn thu nhập duy nhất, TS Hoàng Thị Bảo Thoa chia sẻ trong chương trình Tài chính thông minh số 2.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Triệu phú cũng phải cuốn gói ra đảo vì sai lầm tiền bạc đơn giản này

Đức Mạnh |

David Glasheen từng là "sói già" nổi tiếng trên sàn chứng khoán, sở hữu mỏ vàng, bất động sản triệu đô. Tiền nhiều như vậy nhưng chỉ một sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân đã "thổi bay" toàn bộ tài sản của ông trong thời gian ngắn.

Tỉ phú Ray Dalio: Muốn giàu, đừng tập trung quá mức vào tiền bạc

Minh An |

Tỉ phú  Ray Dalio, người sáng lập Bridgewater Associates, quỹ đầu tư quản lý khoảng 160 tỉ USD tài sản, thì tập trung vào tiền bạc quá mức chính là 1 trong những cạm bẫy trên con đường chinh phục thành công.

Bài học "xương máu" về tiền mà COVID-19 dạy chúng ta

Hải Linh |

Trên thực tế, COVID-19 là một trong rất nhiều rủi ro trong cuộc sống. Chưa kể các rủi ro về tính mạng và sức khỏe nếu chẳng may mắc phải, COVID-19 khiến nhiều người mất việc làm, giảm thu nhập. Hai bài học xương máu về tiền bạc mà COVID-19 gửi tới là phải có quỹ dự phòng khẩn cấp và không nên lệ thuộc vào 1 nguồn thu nhập duy nhất, TS Hoàng Thị Bảo Thoa chia sẻ trong chương trình Tài chính thông minh số 2.