Thiếu điện, cần truy trách nhiệm những dự án điện chậm tiến độ kéo dài

Cường Ngô - Hoài Luân |

Trao đổi với Báo Lao Động, GS.TSKH Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, hầu như quy hoạch điện nào cũng có khá nhiều công trình nguồn và lưới điện không kịp tiến độ, thậm chí chậm tiến độ kéo dài. Do vậy, cần truy trách nhiệm những tổ chức, cá nhân để xảy ra chậm tiến độ, nhất là trong bối cảnh miền Bắc thiếu điện như hiện nay.

Tại sao điện nơi thừa, nơi thiếu?

Dư luận thời gian qua đã rất bức xúc trước tình hình thiếu điện và yêu cầu quy trách nhiệm. Vậy theo ông, nguyên nhân dẫn đến thiếu điện trong thời gian vừa qua do đâu?

- Chúng ta đang sống trong thời đại Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, thế nhưng, nguồn điện ở miền Bắc vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, "trời cho sao thì được vậy". Các tính toán, dự báo đều dựa vào cơ sở, số liệu thống kê của ngành điện, tuy nhiên, có những năm nhu cầu tiêu thụ điện vượt quá số liệu bình thường.

Năm 2023 là một năm như thế, khi Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo, mùa khô năm nay, Việt Nam bước vào thời kỳ El Nino gây nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao. Điều này kéo theo nhiều vấn đề như nhu cầu sử dụng điện để làm mát tăng rất cao, trong khi khả năng đáp ứng lại giảm thấp, có thời điểm xuống thấp rất nhiều.

Hiện nay, tỉ lệ thuỷ điện của Việt Nam vẫn chiếm tỉ trọng khá lớn trong cơ cấu nguồn điện. Do vậy, nắng nóng đã làm cho các mực nước ở các hồ thuỷ điện xuống thấp, có nơi tiệm cận mực nước chết, nhiều công trình điện không còn khả năng phát điện. Khi lượng nước xuống thấp, tương ứng với đó là lượng điện năng cũng xuống thấp.

Các nguồn thuỷ điện không đủ, ngành điện phải huy động hết công suất các nhà máy điện than, gây nên tình trạng quá tải, máy móc không được bảo trì, bảo dưỡng, dẫn đến hư hỏng. Tất cả những hiện tượng đó xếp chồng lại gây nên tình trạng mất cân đối rất lớn giữa cung và cầu, xảy ra thiếu điện.

Do vậy, để duy trì hoạt động của hệ thống, Tập đoàn Điện lực (EVN) đã phải cắt điện luân phiên, giảm bớt nhu cầu sử dụng điện. Việc cắt điện rộng, mức độ cắt điện sâu đã dẫn đến bức xúc lớn trong xã hội.

Việc thiếu điện gây ra những hệ luỵ như thế nào, ai phải chịu trách nhiệm, thưa GS?

- Việc thiếu điện từ trước đến nay xảy ra nhiều lần, nhưng, tuỳ theo diễn biến của thời tiết sẽ gây ra những hậu quả khác nhau. Thời tiết càng khắc nghiệt bao nhiêu thì việc mất cân bằng điện năng càng lớn bấy nhiêu. Bởi từ sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, đâu đâu cũng dùng điện. Nếu không cân đối được nguồn cung và nguồn cầu thì không chỉ gây hậu quả về sản xuất mà các hoạt động xã hội cũng sẽ ảnh hưởng theo.

Để xảy ra tình trạng thiếu điện, ngành điện cũng rất áp lực và khi chịu áp lực lớn sẽ dẫn đến việc loay hoay khi xử lý tình huống. Ví dụ, trước sức ép thiếu điện, ngành điện buộc các nhà máy nhiệt điện than phải chạy dài ngày, hoạt động hết công suất, không kịp bảo hành dẫn đến sự cố.

Khi xảy ra sự cố, các nhà máy dừng phát, việc thiếu điện càng trầm trọng hơn. Nếu không tỉnh táo, không có chính sách đối ứng phù hợp sẽ dẫn đến nhiều hậu quả xấu.

GS Trần Đình Long trao đổi với PV Báo Lao Động. Ảnh: Hoài Luân
GS Trần Đình Long trao đổi với PV Báo Lao Động. Ảnh: Hoài Luân

Việc thực hiện giữa sản xuất và tiêu dùng tại chỗ không được đề cập đúng mức, cho nên phát triển các nguồn điện, nhất là năng lượng tái tạo càng đè nặng lên truyền tải, dẫn đến tình trạng nơi thiếu, nơi thừa điện. Đây có phải nghịch lý không thưa ông?

- Tôi nhớ cách đây hơn 20 năm khi hệ thống điện Nam - Bắc chưa được hoà chung, ở khu vực miền Nam, tình trạng thiếu điện rất trầm trọng.

Thời điểm đó, một tờ báo của TPHCM còn vẽ bức biếm hoạ một số chủ doanh nghiệp mặc áo ba lỗ, cầm quạt mo, phe phẩy và đặt câu hỏi với tình trạng điện năng như vậy, làm sao sản xuất - kinh doanh được.

Do vậy, thời điểm đó, Chính phủ rất quyết tâm hợp nhất điện Nam - Bắc để hỗ trợ, điều hoà lẫn nhau, giữa các mùa thừa, thiếu điện, đảm bảo cung cấp điện tin cậy, linh hoạt hơn.

Đến thời điểm hiện tại, tình hình cấp điện tốt hơn rất nhiều, song, cũng có những tình huống không thể lường trước hết được và cũng có những tình huống bị động.

Tại sao miền Nam thừa điện, còn miền Bắc lại thiếu điện vào mùa nắng nóng là bởi khả năng cung ứng với nhu cầu phát triển không đều, có những vùng nhu cầu tiêu thụ điện cao nhưng nguồn cung không theo kịp và ngược lại.

Ở miền Nam, gần đây, với sự phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, điện mặt trời, điện gió, thu hút đầu tư tương đối tốt. Do vậy, nguồn điện ở miền Nam phong phú hơn.

Còn ở miền Bắc, nguồn thuỷ điện, nhiệt điện là chính, nếu thuỷ văn tốt thì đủ điện, nhưng thuỷ văn kém thì thiếu điện. Đó là lý do phải hợp nhất giữa hệ thống điện hai miền để hỗ trợ lẫn nhau.

Để làm được điều này cần phải có góc nhìn, cách tiếp cận tương đối chính xác, một quy hoạch điện phù hợp với thực tế. Bởi các nguồn năng lượng tái tạo xây dựng tương đối nhanh, như công trình điện mặt trời dao động từ 6-7 tháng đã có thể đưa vào hoạt động, còn để xây dựng một đường dây truyền tải 220 KV hoặc 500 KV thường từ 3-5 năm. Chính vì vậy, phát triển lưới điện không theo kịp phát triển nhu cầu, gây ra mất cân bằng cung - cầu.

Phải xử lý trách nhiệm những dự án điện chậm tiến độ

Suốt nhiều năm qua, miền Bắc không có thêm các nguồn điện mới dù thiếu điện đã được dự báo, nên "thủ phạm" không thể chỉ là thời tiết, sự cố, mà còn đến từ hàng loạt các công trình, nhà máy điện đã có trong Quy hoạch Điện VII điều chỉnh nhưng chậm tiến độ. Quan điểm của ông thế nào?

- Hầu như quy hoạch điện nào cũng có khá nhiều công trình nguồn và lưới điện không kịp tiến độ, thậm chí chậm tiến độ kéo dài. Nói cách khác là tính pháp lý của các công trình có trong quy hoạch chưa cao. Do vậy, cần truy trách nhiệm những tổ chức, cá nhân để xảy ra chậm tiến độ. Chúng tôi có nhiều lần đề xuất với Chính phủ phải có cơ chế phạt các chủ đầu tư các dự án điện chậm tiến độ kéo dài.

Có thể phạt như thế này! Một công trình, nhà máy điện đã có trong quy hoạch, nhưng chậm tiến độ khoảng 3 năm. Điều này, đồng nghĩa với việc 3 năm đó đã để thiếu hụt một lượng điện năng nhất định mà nhẽ ra lượng điện này đã được huy động trong hệ thống điện quốc gia để phát điện.

Cần phạt tiền bằng với lượng điện năng thiếu hụt đó, đồng thời liệt vào “danh sách đen”, không được tham gia vào các dự án tiếp theo trong quy hoạch điện. Nếu làm được việc này một cách nghiêm túc thì khả năng chậm tiến độ sẽ giảm bớt, các nhà đầu tư có trách nhiệm hơn.

Những dự án chậm tiến độ trong thời gian qua theo thống kê của Bộ Công Thương. Đồ hoạ: Anh Tuấn
Những dự án chậm tiến độ trong thời gian qua theo thống kê của Bộ Công Thương. Đồ hoạ: Anh Tuấn
Với những diễn biến phức tạp về truyền tải vừa qua cho thấy cần nghĩ đến phương án mới, có thể nghiên cứu xây dựng sớm đường dây siêu cao áp một chiều với cấp điện áp từ 800 – 1.000 KV để hỗ trợ truyền tải điện từ Miền Nam ra Miền Bắc. GS có suy nghĩ như thế nào về ý tưởng này?

- Việc xây dựng truyền tải điện có nhiều vấn đề về kinh tế và kỹ thuật. Chúng ta cũng vui mừng khi lưới điện truyền tải của Việt Nam phát triển tương đối tốt so với các nước trong khu vực. Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia cũng đã nghiên cứu, phát triển một cách nhanh nhất lưới điện truyền tải.

Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh một vấn đề nếu phát triển điện lực một cách hợp lý thì nên quy hoạch một cách cân đối cung cầu từng vùng miền mà không phải mang điện từ chỗ này sang chỗ kia.

Lưới điện truyền tải bắt buộc phải phát triển quá lớn là điều không có gì đáng phấn khởi, mà phải xem thử việc làm công tác quy hoạch đúng hay chưa. Nếu chúng ta quy hoạch đúng từng vùng miền, cung – cầu đáp ứng được thì không cần mang điện từ Nam ra Bắc.

- Xin cảm ơn ông!

Cường Ngô - Hoài Luân
TIN LIÊN QUAN

Tin sáng: Loạt đơn vị bị truy cứu trách nhiệm trong vụ EVN thiếu điện

Nhóm PV |

Tin sáng ngày 22.6: Đơn vị thi công nói về vụ sập dầm cầu dự án cao tốc Bắc-Nam đi qua Nghệ An; Điểm chuẩn lớp 10 tại TP Hồ Chí Minh dự kiến tăng 0,5-1 điểm; Trung Quốc giành được hợp đồng xây nhà máy hạt nhân 4,8 tỉ USD; Loạt đơn vị bị truy cứu trách nhiệm trong vụ EVN thiếu điện...

Đầu tư thêm hệ thống truyền tải để tránh nghịch lý vừa thừa, vừa thiếu điện

Vương Trần |

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) cho rằng, cần phải suy nghĩ về việc đầu tư xây dựng thêm một đường truyền tải 500 kV Bắc - Nam thứ 2 để truyền tải điện năng, tránh tình trạng quá tải hệ thống điện.

"Điểm mặt, chỉ tên" những đơn vị để xảy ra thiếu điện

Cường Ngô |

Chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm - nguyên Cục trưởng Cục An toàn kỹ thuật và môi trường chia sẻ với Lao Động, Bộ Công Thương, EVN là đơn vị cấp cao quản lý hệ thống điện quốc gia, nhưng để xảy ra tình trạng thiếu điện, EVN phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Ngoài ra, còn có trách nhiệm của Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Bí thư đứng đường, Phó bí thư ăn xin và Chủ tịch nhặt rác ở Sa Pa

Long Nguyễn |

Lào Cai - 3 lãnh đạo cao nhất của thị xã Sa Pa gồm Bí thư, Phó Bí thư thường trực và Chủ tịch UBND được phân công phụ trách 3 vấn đề nóng nhất của địa phương du lịch: ùn tắc giao thông, rác thải và chèo kéo ăn xin. Ông Phan Đăng Toàn – Bí thư Thị ủy Sa Pa chia sẻ với Lao Động về những “mỹ danh” thú vị trên.

Bất chấp biển cấm, xe máy vẫn đi lên cầu vượt cho ô tô ở Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Cầu vượt nút giao Nguyễn Văn Linh - Hồ Sen, Lê Hồng Phong - Nguyễn Bỉnh Khiêm và cầu vượt Lạch Tray là những cây cầu vượt ở Hải Phòng được thiết kế dành cho xe ô tô lưu thông và được cắm biển cấm các phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ. Tuy nhiên, người dân vẫn bất chấp đi lên những cây cầu này, nhiều trường hợp kẹp 3, không đội mũ bảo hiểm.

Nam Bộ sắp xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng

HẠ MÂY |

Trong những ngày tới, Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh sẽ có một đợt mưa diện rộng kéo dài từ 2-3 ngày. Đề phòng khả năng mưa lớn gây ngập cục bộ một số tuyến đường trong khu vực trung tâm thành phố.

Nhà 1 số, ngõ 4 tên ở Hà Nội

KHÁNH AN |

Một số con phố, con ngõ ở Hà Nội đang cắm nhiều biển tên khiến người dân, du khách khó khăn trong việc tìm đường, giao hàng...

Chưa rõ ràng tiêu chí nên người giàu cũng dễ mua nhà ở xã hội

Bảo Chương |

Tình trạng vẫn có người giàu tranh suất mua nhà ở xã hội hoặc có người giàu là chủ sở hữu căn hộ chung cư nhà ở xã hội, là do các tiêu chí chưa được chặt chẽ.

Tin sáng: Loạt đơn vị bị truy cứu trách nhiệm trong vụ EVN thiếu điện

Nhóm PV |

Tin sáng ngày 22.6: Đơn vị thi công nói về vụ sập dầm cầu dự án cao tốc Bắc-Nam đi qua Nghệ An; Điểm chuẩn lớp 10 tại TP Hồ Chí Minh dự kiến tăng 0,5-1 điểm; Trung Quốc giành được hợp đồng xây nhà máy hạt nhân 4,8 tỉ USD; Loạt đơn vị bị truy cứu trách nhiệm trong vụ EVN thiếu điện...

Đầu tư thêm hệ thống truyền tải để tránh nghịch lý vừa thừa, vừa thiếu điện

Vương Trần |

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) cho rằng, cần phải suy nghĩ về việc đầu tư xây dựng thêm một đường truyền tải 500 kV Bắc - Nam thứ 2 để truyền tải điện năng, tránh tình trạng quá tải hệ thống điện.

"Điểm mặt, chỉ tên" những đơn vị để xảy ra thiếu điện

Cường Ngô |

Chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm - nguyên Cục trưởng Cục An toàn kỹ thuật và môi trường chia sẻ với Lao Động, Bộ Công Thương, EVN là đơn vị cấp cao quản lý hệ thống điện quốc gia, nhưng để xảy ra tình trạng thiếu điện, EVN phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Ngoài ra, còn có trách nhiệm của Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.