Thị trường vàng mã, cá chép nhộn nhịp trước ngày tiễn ông Táo về trời

TRẦN KHANH |

Vào mỗi dịp cúng ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp), thị trường vàng mã, cá chép tại các chợ truyền thống ở TP.Hồ Chí Minh như Chợ Bình Tây (quận 6), chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), chợ Tân Định (quận 1),… trở nên nhộn nhịp hơn hẳn.

Theo ghi nhận của PV Lao Động, ngày 16.1 (tức 22 tháng Chạp), tại chợ Bình Tây các mặt hàng phục vụ lễ cúng ông Công, ông Táo được bày bán khá đa dạng, chủ yếu là đồ vàng mã truyền thống quen thuộc như quần áo, nón, nến, cá chép giấy, nhang, tiền vàng. Khách đến mua đồ lễ cũng rất tấp nập.

Chị Nguyễn Thị Xuân (45 tuổi) – tiểu thương bán hàng tại chợ Bình Tây cho biết: “Năm nay, giá cả các đồ hàng mã không có gì biến động, giá bộ vàng mã cúng ông Công, ông Táo (hài, nón, cá chép) thấp nhất từ 30.000 đồng, loại đẹp có thể lên tới 200.000 đồng tùy chất liệu và kích cỡ. Quần áo từ 15.000-25.000 đồng/bộ. Riêng tiền vàng, thỏi vàng thần tài nhỉnh hơn so với những ngày thường, lên khoảng 25.000 đồng.

Bộ đồ lễ đưa và đón ông Công, ông Táo được nhiều người dân chọn mua nhất. Ảnh TK.
Bộ đồ lễ đưa và đón ông Công, ông Táo được nhiều người dân chọn mua nhất. Ảnh TK.

Còn tại chợ Bà Chiểu, giá cá chép vàng loại lớn phóng sinh ở mức 40 nghìn đồng/3 con, còn loại nhỏ có giá dao động từ 25-30 nghìn đồng/3 con. Giá mỗi sạp một khác, tùy vào màu sắc và kích thước cá. Bên cạnh đó, một số sạp bán cá chép còn có thêm loại cá Koi (cá chép Nhật Bản) được bán với giá 150 nghìn đồng/con.

Giá cá chép vàng loại lớn phóng sinh ở mức 40 nghìn đồng/3 con, còn loại nhỏ có giá dao động từ 25-30 nghìn đồng/3 con. Ảnh TK.
Giá cá chép vàng loại lớn phóng sinh ở mức 40 nghìn đồng/3 con, còn loại nhỏ có giá dao động từ 25-30 nghìn đồng/3 con. Ảnh TK.

Theo chị Nguyễn Mai Anh (36 tuổi) - tiểu thương chuyên kinh doanh vàng mã tại chợ Bà Chiểu, lễ cúng ông Táo năm nay rơi vào thứ sáu (ngày 17.1) nên nhiều người còn bận đi làm, phải tầm chiều thì mua bán mới đông đúc.

Ngoài ra, một số người cũng mua thêm biệt thự cao tầng, ôtô, xe máy, ti vi, tủ lạnh bằng giấy, nhựa để cúng ông Táo. Tuy nhiên, các mặt hàng truyền thống như vàng mã, quần áo lại bán chạy hơn nhiều.

Cá Koi có giá khá cao nên ít người tìm mua trong dịp cúng ông Công, ông Táo. Ảnh TK.
Cá Koi có giá khá cao nên ít người tìm mua trong dịp cúng ông Công, ông Táo. Ảnh TK.

Anh Ngô Quang Tuấn (34 tuổi, ở đường Hoàng Diệu, quận 4) cho hay: “Tranh thủ được nghỉ làm buổi sáng nên ghé qua chợ mua ít đồ lễ cúng ông Táo. Giá bán vàng mã, nón, ngựa và cá chép cũng không tăng nhiều. Một năm chỉ cúng ông Táo một lần nên có tăng đôi chút cũng không vấn đề gì”.

Các mặt hàng cúng ông Công, ông Táo truyền thống được nhiều người dân chọn mua. Ảnh TK.
Các mặt hàng cúng ông Công, ông Táo truyền thống được nhiều người dân chọn mua. Ảnh TK.

Theo phong tục cổ truyền của người Việt, ngày 23 tháng Chạp, ông Công và ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trời để trình báo những chuyện xảy ra trong gia đình người dân với Ngọc Hoàng. Đến đêm giao thừa, cả hai vị thần mới trở lại để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của mình.

Vì vậy, hàng năm vào ngày này, người dân khắp cả nước đều chuẩn bị lễ với các vật phẩm, gồm cá chép sống, giấy tiền vàng mã, hoa tươi để ông Táo về chầu trời.

TRẦN KHANH
TIN LIÊN QUAN

Mách cách chọn cá chép cúng ông Công, ông Táo chuẩn nhất

L.C (T/H) |

Theo quan niệm dân gian, vào ngày cúng ông Công ông Táo gia đình nào cũng cúng cá chép để làm phương tiện tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời.

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất

Linh Chi (t/h) |

Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày ông Công, ông Táo lên chầu trời. Vào ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để tiễn ông Công, ông Táo lên trời báo cáo tình hình gia đình trong năm qua với Ngọc Hoàng.

Văn khấn cúng ông Công ông Táo năm 2020

B.T |

Vào ngày 23 tháng chạp, bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, mâm cơm cúng thì bài văn khấn ông Công ông Táo lên chầu trời là thứ không thể thiếu. Theo quan niệm dân gian, bài văn khấn chính là phương tiện, là cách để con người giao tiếp với thần linh, giao tiếp với ông bà tổ tiên.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Mách cách chọn cá chép cúng ông Công, ông Táo chuẩn nhất

L.C (T/H) |

Theo quan niệm dân gian, vào ngày cúng ông Công ông Táo gia đình nào cũng cúng cá chép để làm phương tiện tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời.

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất

Linh Chi (t/h) |

Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày ông Công, ông Táo lên chầu trời. Vào ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để tiễn ông Công, ông Táo lên trời báo cáo tình hình gia đình trong năm qua với Ngọc Hoàng.

Văn khấn cúng ông Công ông Táo năm 2020

B.T |

Vào ngày 23 tháng chạp, bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, mâm cơm cúng thì bài văn khấn ông Công ông Táo lên chầu trời là thứ không thể thiếu. Theo quan niệm dân gian, bài văn khấn chính là phương tiện, là cách để con người giao tiếp với thần linh, giao tiếp với ông bà tổ tiên.