Thêm tàu bay mới, thêm cơ hội bay cho người dân

Mai Nguyễn |

Một hoạt động thương mại có dấu ấn quan trọng trong chuỗi sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra tại Hà Nội là Vietjet ký hợp đồng chính thức mua 100 tàu bay của Tập đoàn Boeing trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Đằng sau thương vụ Vietjet mua 100 máy bay Boeing

Nói là chính thức, bởi vì trước đó, tháng 9.2018 hai bên ký biên bản ghi nhớ. Để thực hiện một hợp đồng có giá trị rất lớn dĩ nhiên phải qua nhiều vòng đàm phán, thống nhất hài hòa lợi ích của hai bên, đảm bảo tiến độ giao tàu để không ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh dài hạn của Vietjet. Do đó, với sự cố gắng của cả hai bên, việc ký kết chính thức trong sự kiện quốc tế lớn vừa qua tại Hà Nội là một thành công không chỉ cho hai doanh nghiệp, mà cho cả quan hệ hai quốc gia.

Các chuyên gia trong ngành nhận định trên thị trường hàng không việc triển khai hợp đồng mua 100 chiếc tàu bay không phải là chuyện đơn giản bởi phía nhà sản xuất phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng tiềm lực của phía mua và chỉ có thông tin tốt lành của Vietjet mới đủ sức thuyết phục cho một hợp đồng lớn như vậy.

Trên thực tế, 100 chiếc tàu bay không phải nói mua là có ngay như 100 chiếc xe đạp, mà còn cần có thời gian sản xuất, thời gian tiếp nhận theo kế hoạch khai thác của hãng hàng hàng không, kéo dài tới gần chục năm.

Vietjet ký hợp đồng chính thức mua 100 tàu bay của Tập đoàn Boeing trước sự chứng kiến của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Donald Trump
Vietjet ký hợp đồng chính thức mua 100 tàu bay của Tập đoàn Boeing trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Donald Trump

Bên cạnh đó, Vietjet đã và đang mở các tuyến bay không chỉ trong nước mà còn liên tục khai thác quốc tế đồng thời hợp tác với nhiều hãng hàng không để khai thác ở nước ngoài như hợp tác hiện tại với Thai Vietjet tại Thái Lan, cũng như các liên doanh, liên kết khác mà hãng đang triển khai thực hiện.

Cho nên, việc mua bao nhiêu tàu bay và kinh doanh như thế nào được cho là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh và tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp, mang tính ổn định và bền vững bởi không bao giờ doanh nghiệp lại dại dột để cho một chiếc máy bay trị giá nhiều triệu đô la không được khai thác dù chỉ một ngày.

Ngoài ra, ký hợp đồng một gói lớn còn mang tới những lợi ích khác như nhận được chính sách rất tốt về thương mại cùng với nhiều chương trình hỗ trợ về kỹ thuật , bảo hành , bảo trì, quản lý, đào tạo... Tất cả đều tính được thành tiền, và đó là bài toán mà Vietjet lựa chọn.

Một khi Vietjet thu được lợi từ các hợp đồng mua tàu bay số lượng lớn, thì hành khách cũng sẽ được hưởng lợi, vì giá vé sẽ rẻ hơn, tàu bay mới với chất lượng cao được đưa vào phục vụ, thay thế cho các máy bay thế hệ cũ hơn.

Và lời giải cho bài toán tài chính, hạ tầng sân bay

Liên quan tới câu hỏi về vấn đề tài chính của Vietjet khi thực hiện hợp đồng có giá trị lớn này, mọi người dường như quên mất rằng VietJet đã ký kết hợp đồng mua của Airbus 100 tầu bay từ 5 năm trước, khi quy mô công ty và tiềm lực tài chính còn rất nhỏ so với hiện nay. Và hợp đồng đặt mua 100 tầu bay ấy đã được thực hiện tốt, hãng đã nhận bàn giao tới 55 tầu bay, tình hình tài chính công ty rất tốt.

Tình hình hiện tại đã khác nhiều, nên việc thực hiện hợp đồng 100 tầu mới ký được nhận định là sẽ thuận lợi hơn. Tất nhiên, doanh nghiệp phải thu xếp vốn và các định chế tài chính ngân hàng trên thế giới biết họ phải bỏ tiền vào đâu để đảm bảo lợi ích.

Những thông tin tích cực về Vietjet được các hãng tin và tạp chí hàng không uy tín công bố - như AirFinance xếp hạng Vietjet thuộc top 50 hãng hàng không có các chỉ số tài chính tốt nhất trên thế giới với vị trí thứ 22, vượt trên cả những hãng hàng không tên tuổi như Korean Air, Qatar Airway, Qantas Airways… - là bảo chứng để phía ngân hàng sẵn sàng rút ví.

Bên cạnh đó, một trong những phương thức thu xếp tài chính hiệu quả mà Vietjet có kinh nghiệm đó là bán những máy bay đặt mua từ nhà sản xuất cho công ty Leasing, sau đó thuê lại để khai thác kinh doanh và đây là một mũi tên trúng hai đích.

Mũi tên thứ nhất mang đến từ uy tín của hãng. Vietjet ký hợp đồng mua máy bay số lượng lớn nên được giá ưu đãi và khi bán lại cho Công ty Leasing sẽ được hưởng chênh lệch khoản ưu đãi đó. Được biết lợi nhuận từ chênh lệch này không nhỏ.

Mũi tên thứ hai đến từ việc thuê lại đội tàu mới toanh này để vận hành thay vì thuê tàu cũ như trước. Bán tàu là dứt điểm, thuê tàu cũng thanh toán dứt điểm. Cho nên, Vietjet không phải trả món nợ trong tương lai như một vài ý kiến nêu ra. Một băn khoăn khác mà dư luận đặt ra sau sự kiện ký kết hợp đồng mua tàu bay của Vietjet là hạ tầng hàng không Việt Nam không theo kịp phát triển của các hãng hàng không, cụ thể là không đủ chỗ đậu tàu bay.

Về điều này có lẽ không ai hiểu rõ hơn các hãng hàng không, và chính họ biết được phải làm gì để giải quyết khó khăn, ít nhất trong giai đoạn này. Trên thực tế, không phải cảng hàng không nào cũng quá tải mà phần lớn đều chưa khai thác hết công suất. Các hãng hàng không sẽ sắp xếp lịch khai thác để san sẻ tàu đến các sân bay khác nhằm giảm áp lực cho sân bay Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Nội Bài, tổ chức thêm các căn cứ mới để đậu tàu bay. Một giải pháp rất ưu thế khác là Vietjet mở thêm các tuyến bay quốc tế và như vậy số lượng tàu bay đêm hoặc đậu qua đêm ở các sân bay nước ngoài sẽ giảm áp lực cho các sân bay trong nước.

Từ nay đến năm 2015, các dự án xây dựng, mở rộng các cảng hàng không đang triển khai sẽ hoàn thành, phù hợp với tiến độ nhận tàu của Vietjet cũng như các hãnghàng không. Tất nhiên, thực tế phát triển của ngành hàng không đòi hỏi thêm nhiều cơ sở hạ tầng hiện đại, phải xây dựng và hoàn thành nhanh chóng, không thể chậm trễ. Muốn vậy, không gì hiệu quả hơn là xã hội hóa việc đầu tư xây dựng cảng hàng không, kêu gọi và tạo điều kiện cho tư nhân tham gia.

Thêm một chiếc tàu bay là thêm một cơ hội kinh doanh cho hãng hàng không, đóng góp cho nền kinh tế đất nước và thêm nhiều cơ hội đi lại bằng phương tiện văn minh cho người dân.

Hãy nhìn lại Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi vừa qua, chỉ từ ngày 20.1 đến 19.2, Vietjet vận chuyển hơn 2 triệu lượt khách, trung bình hơn 65 ngàn người và 395 chuyến bay/mỗi ngày. Chừng đó con người đi lại, về quê ăn Tết, đoàn tụ gia đình trong thuận lợi, an toàn, tiết kiệm, đó cũng là sự đóng góp đáng ghi nhận của một hãng hàng không cho xã hội, cho đất nước.

Mai Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Vietjet ký mua 100 máy bay và bảo dưỡng động cơ trị giá 18 tỉ USD

LA |

Trưa ngày hôm nay 27.02 tại Phủ Chủ tịch, Vietjet và Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing đã chính thức ký kết hợp đồng mua 100 tàu bay 737 MAX mới trị giá 12,7 tỉ USD.

Chủ tịch Quốc hội thăm và chúc tết người lao động tại Vietjet, HDBank

LA |

"Mặc dù trước mắt còn có không ít thách thức nhưng với tinh thần đoàn kết và đóng góp cho cộng đồng, cho nền kinh kế, 2019 tiếp tục là năm tăng trưởng cao của các doanh nghiệp HDBank, Vietjet và các thành viên Tập đoàn Sovico..."

Vietjet tưng bừng các hoạt động ngày đầu xuân Kỷ Hợi 2019

LA |

Ngay trong thời khắc giao thừa thiêng liêng cũng như ngày đầu năm mới Kỷ Hợi, lãnh đạo Vietjet và cán bộ nhân viên đã mang đến hành khách không khí Tết đầm ấm trên những chuyến bay đoàn viên, du xuân ý nghĩa.

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sớm nghiên cứu nguồn kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu này nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.

Nam ca sĩ sưu tầm 120 lá cờ khi du lịch vòng quanh thế giới

Chí Long |

Nhân dịp đầu năm mới 2023, ca sĩ Đoan Trường chia sẻ về hành trình du lịch vòng quanh thế giới và sưu tầm 120 lá cờ từ các nước mà anh từng đi qua.

Tài chính thông minh: Kế hoạch chi tiêu để Tết không liêu xiêu

Nhóm PV |

Nếu thiếu kinh nghiệm, bạn rất dễ bội chi và cháy túi vì tiêu xài quá nhiều trong dịp Tết. Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) này, bà Nguyễn Thùy Chi - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ bật mí bí quyết để có thể cùng gia đình tiết kiệm mà vẫn đón Tết ấm áp và trọn vẹn.

Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn: Cục Quản lý thị trường HN lên tiếng

NHÓM PV |

Liên quan đến loạt bài phản ánh “Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn”, trao đổi với Lao Động, Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Trần Việt Hùng - thừa nhận: thực tế việc các đơn vị kinh doanh thực phẩm chỉ nhập một lượng nhỏ hàng hoá có hóa đơn, chứng từ rồi trà trộn thực phẩm bẩn sau đó bán ra thị trường là có tồn tại.

Vietjet ký mua 100 máy bay và bảo dưỡng động cơ trị giá 18 tỉ USD

LA |

Trưa ngày hôm nay 27.02 tại Phủ Chủ tịch, Vietjet và Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing đã chính thức ký kết hợp đồng mua 100 tàu bay 737 MAX mới trị giá 12,7 tỉ USD.

Chủ tịch Quốc hội thăm và chúc tết người lao động tại Vietjet, HDBank

LA |

"Mặc dù trước mắt còn có không ít thách thức nhưng với tinh thần đoàn kết và đóng góp cho cộng đồng, cho nền kinh kế, 2019 tiếp tục là năm tăng trưởng cao của các doanh nghiệp HDBank, Vietjet và các thành viên Tập đoàn Sovico..."

Vietjet tưng bừng các hoạt động ngày đầu xuân Kỷ Hợi 2019

LA |

Ngay trong thời khắc giao thừa thiêng liêng cũng như ngày đầu năm mới Kỷ Hợi, lãnh đạo Vietjet và cán bộ nhân viên đã mang đến hành khách không khí Tết đầm ấm trên những chuyến bay đoàn viên, du xuân ý nghĩa.