Thanh Hóa: Lối thoát nào cho Nhà máy nước Bình Minh?

XUÂN HÙNG |

Cuối cùng thì cái chết được báo trước với Nhà máy nước Bình Minh tại Khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn (Thanh Hoá) cũng đã cận kề. Ngay khi Nhà máy nước hồ Quế Sơn của liên danh Cty Anh Phát - Sông Chu đi vào hoạt động, Cty CP lọc hoá dầu Nghi Sơn đã chấm dứt hợp đồng cung cấp nước với Nhà máy nước Bình Minh. Vậy là sau 10 năm “nếm mật nằm gai”, đầu tư tới gần 1.000 tỉ đồng, đến nay, Nhà máy nước Bình Minh đang đứng trước “cái chết trước bình minh”.

Từ tiên phong đầu tư…

Ngày 22.9.2006, Cty TNHH XD và SXVL XD Bình Minh (Cty Bình Minh) được UBND tỉnh Thanh Hoá chấp thuận chủ trương đầu tư nhà máy nước tại KKT Nghi Sơn và được BQL KKT Nghi Sơn cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 17.5.2007. Ngày 10.10.2007, tại QĐ số 1364/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch KKT Nghi Sơn. Theo quy hoạch này, dự án nhà máy nước của Cty Bình Minh đảm bảo cung cấp nước cho khu vực Đông Nam KKT Nghi Sơn đến năm 2025 và cung cấp chủ yếu cho Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn. Yên tâm với quy hoạch này, Cty Bình Minh đã đầu tư gần 1.000 tỉ từ vốn tự có và vốn vay Ngân hàng NNPTNT. Đến nay, nhà máy đã hoàn thành dự án, nâng tổng công suất lên 90.000m3/ngày đêm.

Theo cam kết ban đầu của UBND tỉnh Thanh Hoá, tỉnh này sẽ đầu tư đường ống nước để đưa nước từ hồ Yên Mỹ về hồ Đồng Chùa, đảm bảo đủ nước thô cho Nhà máy nước Bình Minh chạy đủ công suất 90.000m3/ngày đêm. Tuy nhiên, ngay khi vừa vận hành, dự án đường ống hàng trăm tỉ này đã vỡ tan tành. Hàng chục tỉ khác từ ngân sách tiếp tục được đổ vào khắc phục nhưng cũng chỉ đảm bảo lượng nước thấp. Đến nay, trách nhiệm về việc để hàng trăm tỉ ngân sách tan tành theo đường ống vẫn chưa được làm rõ. Do nhu cầu nước, đặc biệt nước sạch cho dự án Lọc hoá dầu Nghi Sơn tăng cao, nhất là sau khi cam kết cấp chính phủ (GGU) được ký kết. Yêu cầu về một đường cung cấp nước thô đảm bảo 90.000m3/ngày đêm được đề ra cấp thiết. Tỉnh Thanh Hoá đã lên phương án vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) khoảng 1.100 tỉ đồng để thực hiện đường ống trên như từng cam kết. Tuy nhiên, việc vay vốn từ nguồn này có nhiều khó khăn từ vốn đối ứng, đặc biệt không thể đáp ứng tiến độ xây dựng khi đến năm 2016 vẫn không thể xúc tiến.

Khắc phục tình trạng trên, ngày 10.6.2016, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1982/QĐ-UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư nhà máy nước tại hồ Quế Sơn cho Liên doanh Cty Anh Phát - Sông Chu. Đổi lại, liên doanh này sẽ phải tự bỏ vốn khoảng 1.119 tỉ đồng xây dựng đường dẫn nước thô với công suất 90.000m3/ngày đêm từ hồ Sông Mực về hồ Yên Mỹ sau đó bơm về hồ Quế Sơn (60.000m3/ngày đêm) để phục vụ Nhà máy nước hồ Quế Sơn của liên doanh này và một nhánh vào hồ Đồng Chùa (30.000m3/ngày đêm) phục vụ Nhà máy nước Bình Minh. Liên doanh Anh Phát - Sông Chu tức tốc triển khai xây dựng Nhà máy nước Quế Sơn. Ngay từ khi đang xây dựng, UBND tỉnh Thanh Hoá, Ban quản lý KKT Nghi Sơn liên tục có các văn bản gửi Cty CP Lọc hoá dầu Nghi Sơn can thiệp đề nghị Cty này ký hợp đồng mua nước của Nhà máy nước Quế Sơn (của Anh Phát - Sông Chu).

Trong suốt quá trình này, Cty Bình Minh liên tục có phản ánh lên các cấp chính quyền đề nghị xem xét lại quy hoạch và thực hiện theo đúng cam kết. Theo Cty này, dự án Nhà máy nước hồ Quế Sơn vi phạm nghiêm trọng quy hoạch chung của Chính phủ, phá vỡ quy hoạch về cấp nước, uy hiếp trực tiếp đến sự sống còn của Nhà máy nước Bình Minh. Tuy nhiên, Nhà máy nước Quế Sơn vẫn được đẩy nhanh tiến độ và đã được hoàn thành.

… đến cái chết trước bình minh

Đúng như Cty Bình Minh và dư luận lo ngại, khi Nhà máy nước Quế Sơn đi vào hoạt động thì ngay lập tức đã ký hợp đồng cung cấp nước với Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn và đương nhiên hợp đồng cung cấp nước của Cty Bình Minh bị hủy, khiến cho hoạt động sản xuất bị đình trệ, công nhân không có việc làm, tình hình tài chính lâm vào khó khăn nghiêm trọng, đứng bên bờ vực phá sản.

Trong cuộc làm việc giữa ông Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá và các DN để tháo gỡ khó khăn, Cty Bình Minh tiếp tục đề nghị lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo các đơn vị có liên quan nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho DN, xử lý nghiêm những sai phạm của các tổ chức, cá nhân khi để xảy ra tình trạng tranh chấp giữa Cty Bình Minh và Cty Anh Phát - Sông Chu trong việc cung cấp nước cho Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

“Cái chết trước bình minh” của Nhà máy nước Bình Minh cũng khiến Ngân hàng NNPTNT Chi nhánh Thanh Hoá đứng trước khó khăn khi hàng trăm tỉ được cho vay đầu tư dự án này. Ngân hàng này cũng đề xuất lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá sớm có biện pháp “cứu” Nhà máy nước Bình Minh cũng là “cứu” ngân hàng.

Ông Nguyễn Đình Xứng đưa ra quan điểm, việc xây dựng thêm Nhà máy nước hồ Quế Sơn là cần thiết vì đảm bảo việc cung cấp đủ nước và dự phòng cho Lọc hoá dầu Nghi Sơn, đảm bảo thực hiện GGU, tránh rủi ro cho Lọc hoá dầu. Ông Xứng cũng khẳng định lãnh đạo tỉnh sẽ có biện pháp tháo gỡ khó khăn, nếu tỉnh không thực hiện được sẽ báo cáo Chính phủ giải quyết.

Mới đây nhất, ngày 11.1, ông Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá - đã chủ trì cuộc làm việc với Cty Anh Phát và Cty Bình Minh bàn cách tháo gỡ khó khăn. Kết quả, Cty Anh Phát sẽ cung cấp 50% thị phần nước sạch cho Lọc hoá dầu, còn lại 50% của Cty Bình Minh. Gần 1.000 tỉ và tương lai tránh phá sản của Cty Bình Minh đang phụ thuộc vào quyết định này có thành hiện thực hay không.

XUÂN HÙNG
TIN LIÊN QUAN

Nghịch lý: Nhà máy nước sạch hơn 18 tỷ đồng bỏ hoang, hàng trăm hộ dân “khát” nước

Trần Tuấn |

Được đầu tư hơn 18 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước nhưng công trình nhà máy nước sạch ở xã Gia Phố (Hương Khê, Hà Tĩnh) chỉ sử dụng được ít tháng rồi hư hỏng, sau nhiều lần sửa chữa vẫn không đảm bảo, nhà máy đã ngừng hoạt động từ 3 năm nay. Trong khi đó, hàng trăm hộ dân xã Gia Phố đang sống cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, phải đi chở từ nơi khác về dùng.

Hải Dương: Bị đe dọa bằng dầu luyn trộn phân vì làm đơn kiến nghị?

Tiến Nguyễn |

Gia đình bà Nguyễn Thị Châu (SN 1969, ở đội 3) và ông Hoàng Minh Thìn (SN 1976, ở đội 6) - cùng ở xã Cổ Dũng (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) không thù oán với ai, bỗng nhiên bị một số đối tượng hắt dầu luyn trộn phân thối vào nhà. Sau 1 tháng, vụ việc vẫn chưa được xử lý triệt để khiến người dân hoang mang. Liên quan vụ việc, ông Thìn cho rằng có thể do mình đã viết đơn kiến nghị.

Hệ lụy điều chỉnh quy hoạch: Nhìn từ câu chuyện Nhà máy nước ở Thanh Hóa

Xuân Hùng |

Sáng 4.6, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Hà Nội diễn ra hội thảo, tọa đàm “Làm gì để môi trường đầu tư - kinh doanh minh bạch, ổn định?”. TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, ĐBQH chủ trì. Tại đây, câu chuyện Nhà máy nước Bình Minh (Thanh Hóa) được nêu lên như một điển hình về nạn nhân của sự thay đổi quy hoạch, o ép, đối xử thiếu công bằng.

Hà Nội: Sẽ cưỡng chế 21 hộ dân di dời khỏi chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D

Vương Trần |

UBND quận Ba Đình đã ban hành quyết định cưỡng chế với các hộ dân chưa di dời khỏi khu chung cư G6A Thành Công. Đây là khu chung cư cũ đã được xác định nguy hiểm cấp độ D.

Bức xúc vì cọc giải phóng mặt bằng cao tốc bị dời, dân không nhận đền bù

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Công tác kiểm đếm giải phóng mặt bằng đã xong, nhưng bất ngờ chủ đầu tư lại dịch chuyển các cọc giải phóng mặt bằng cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh. Người dân không biết, chính quyền địa phương cũng không hay, nên người dân “quay xe”, nhất quyết không nhận tiền đền bù.

Chứng khoán: Nhịp giảm điểm đang xuất hiện trở lại

Gia Miêu |

Xu hướng hồi phục lên ngưỡng kháng cự 1.070-1.080 điểm là khá mong manh do dòng tiền chưa có dấu hiệu quay trở lại thị trường chứng khoán.

Mặt bằng khối đế chung cư vắng khách thuê

Thu Giang |

Do nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân giảm mạnh đã khiến mặt bằng khối đế tại nhiều khu chung cư, căn hộ cao cấp TP. Hà Nội rơi vào cảnh ảm đạm, vắng vẻ khách thuê.

Bí thư Bắc Ninh chỉ đạo, doanh nghiệp mong sớm gỡ vướng dự án Cụm công nghiệp làng nghề

Vân Trường |

Đại diện Tập đoàn Hanaka cho biết, mong từng ngày được bàn giao nốt mặt bằng để hoàn thiện Dự án Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề.

Nghịch lý: Nhà máy nước sạch hơn 18 tỷ đồng bỏ hoang, hàng trăm hộ dân “khát” nước

Trần Tuấn |

Được đầu tư hơn 18 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước nhưng công trình nhà máy nước sạch ở xã Gia Phố (Hương Khê, Hà Tĩnh) chỉ sử dụng được ít tháng rồi hư hỏng, sau nhiều lần sửa chữa vẫn không đảm bảo, nhà máy đã ngừng hoạt động từ 3 năm nay. Trong khi đó, hàng trăm hộ dân xã Gia Phố đang sống cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, phải đi chở từ nơi khác về dùng.

Hải Dương: Bị đe dọa bằng dầu luyn trộn phân vì làm đơn kiến nghị?

Tiến Nguyễn |

Gia đình bà Nguyễn Thị Châu (SN 1969, ở đội 3) và ông Hoàng Minh Thìn (SN 1976, ở đội 6) - cùng ở xã Cổ Dũng (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) không thù oán với ai, bỗng nhiên bị một số đối tượng hắt dầu luyn trộn phân thối vào nhà. Sau 1 tháng, vụ việc vẫn chưa được xử lý triệt để khiến người dân hoang mang. Liên quan vụ việc, ông Thìn cho rằng có thể do mình đã viết đơn kiến nghị.

Hệ lụy điều chỉnh quy hoạch: Nhìn từ câu chuyện Nhà máy nước ở Thanh Hóa

Xuân Hùng |

Sáng 4.6, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Hà Nội diễn ra hội thảo, tọa đàm “Làm gì để môi trường đầu tư - kinh doanh minh bạch, ổn định?”. TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, ĐBQH chủ trì. Tại đây, câu chuyện Nhà máy nước Bình Minh (Thanh Hóa) được nêu lên như một điển hình về nạn nhân của sự thay đổi quy hoạch, o ép, đối xử thiếu công bằng.