Thăng trầm những cổ phiếu “vua” trên sàn chứng khoán

Thế Lâm |

Trên sàn chứng khoán Việt Nam cụ thể là sàn HoSE từng có những cổ phiếu niêm yết được gọi là “vua” vì có thị giá cao gấp hàng chục, thậm chí vài chục lần mệnh giá. Không chỉ thế, những cổ phiếu “vua” cũng từng gây sốt, tại không ít thời điểm có dư mua tăng trần lên đến hàng triệu đơn vị…

Cổ phiếu “vua” công nghệ FPT: Giá giảm 15 lần…

Cổ phiếu “vua” trong lĩnh vực công nghệ và cũng là doanh nghiệp công nghệ tư nhân lớn đầu tiên niêm yết trên sàn HoSE là FPT. Mức giá tham chiếu ngày lên sàn 3.12.2006 của FPT là 160.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó là chuỗi ngày tăng giá vùn vụt, cổ phiếu FPT đạt đỉnh giá 665.000 đồng vào phiên giao dịch ngày 27.2.2007 – một năm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xuất phát từ tình trạng cho vay mua nhà dưới chuẩn tại Mỹ. Nếu so với mức đỉnh 665.000 đồng đến phiên ngày 26.3.2020, trong gần 14 năm, giá cổ phiếu “vua” một thời FPT giảm khoảng 15 lần.

Thế nhưng vào thời điểm này, cổ phiếu FPT sau chuỗi ngày tăng giá trước Tết 2020, tính từ đầu năm 2020 tới nay mức giá của FPT chỉ giảm từ mức 58.300 đồng xuống mức 44.200 đồng/cổ phiếu, mất khoảng 24% được xem là chỉ ở mức suy giảm trung bình vì ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19. Còn trên thực tế, doanh nghiệp này đang gặp thời khi công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra ngày càng rộng.

Cổ phiếu “vua” ngành sữa VNM: Giá giảm hơn 54%

Cổ phiếu “vua” thứ hai chính là VNM của Vinamilk trong ngành thực phẩm. Nhiều năm qua, VNM luôn giữ được sự tăng trưởng khá bình ổn nhờ ngành hàng kinh doanh mang tính thiết yếu đối với nhu cầu con người.

Vào phiên giao dịch ngày 4.12.2017, giá cổ phiếu VNM đã vượt ngưỡng 200.000 đồng, đạt mức 204.800 đồng/cổ phiếu. “Vua” VNM khi ấy đạt giá trị vốn hóa trên thị trường hơn 297.000 tỉ đồng, tương ứng với mức 11,49% giá trị vốn hóa của sàn HoSE, nằm trong Top 3 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tính từ mức giá đỉnh, sau hơn 2 năm giá cổ phiếu VNM giảm hơn 54%.

Tuy nhiên nếu tính từ đầu năm 2020 đến nay, giá trị của VNM bị “ngót” đi 19,3% (từ mức 116.500 đồng giảm xuống còn 94.000 đồng/cổ phiếu). Mức giảm này so với cổ phiếu của nhiều ngành khác là không quá nặng nề.

Cổ phiếu “vua” ngành bia rượu SAB: Mất giá 64%

Cũng đúng vào phiên giao dịch ngày 4.12.2017, khi VNM đạt mức giá 204.800 đồng thì cổ phiếu SAB của Sabeco cũng đạt đỉnh giá ở mức 336.900 đồng/cổ phiếu. Cũng trong tháng 12.2017, tỉ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi chi gần 5 tỉ USD thông qua công ty con để mua vào 343,66 triệu cổ phiếu SAB với mức giá 320.000 đồng/cổ phiếu, nắm giữ tỉ lệ 53,59% cổ phần tại Sabeco.

4 cổ phiếu “vua” và cổ phiếu “vua” một thời.
4 cổ phiếu “vua” và cổ phiếu “vua” một thời.

Thời điểm đó giá trị vốn hóa của Sabeco đạt hơn 216.000 tỉ đồng, tương ứng với tỉ lệ 8,35% giá trị vốn hóa toàn sàn HoSE. Tuy nhiên nếu xét về giá, SAB khi đó là “vua” của toàn sàn HoSE và cả thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau khi đạt đỉnh, giá cổ phiếu SAB dần dà suy giảm. Đến phiên giao dịch ngày 24.3.2020, mức giá của SAB rơi xuống còn 115.500 đồng, giảm 204.500 đồng so với mức giá thời điểm tỉ phú Thái mua vào, tương ứng mức giảm khoảng 64% sau hơn 2 năm. Tuy nhiên ở thời điểm này, giá cổ phiếu SAB vẫn thuộc hàng cao nhất thị trường.

Cổ phiếu YEG “vua” ngành truyền thông: Ngược dòng trong mùa dịch

Trong khoảng thời gian giá cổ phiếu “vua” SAB trong ngành đồ uống bị suy giảm thì YEG của công ty Yeah1 lên sàn vào tháng 6.2018 với mức giá tham chiếu 250.000 đồng. Dư luận sau đó cho rằng YEG bị thổi giá bởi các quĩ đầu tư “cá mập” cho nên có thời điểm mức giá của YEG đạt ngưỡng 350.000 đồng, trở thành “vua” mới trên sàn chứng khoán Việt Nam nói chung và sàn HoSE nói riêng.

Sau đó, giá cổ phiếu YEG được thị trường điều chỉnh dần nhưng vẫn còn ở mức cao hơn so với giá trị thực là 245.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi xảy ra sự cố với YouTube vào tháng 3.2019, cổ phiếu “vua” này rớt giá không phanh, có thời điểm rơi xuống còn 37.000 đồng, mất giá khoảng 9,5 lần so với mức giá đỉnh.

Sau cú hợp tác chiến lược với ái nữ của ông chủ Tân Hiệp Phát khi bà này mua vào 22% cổ phần tại Yeah1, cổ phiếu YEG lại tăng giá vùn vụt hơn 100% chỉ trong khoảng thời gian hơn một tháng. Nhưng sau đó, YEG lại hết giảm lại tăng đầy khó lường và chốt phiên ngày 26.3 ở mức giá 52.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy tính từ đầu năm 2020 đến nay, YEG lại tăng giá 52% ngay trong mùa dịch COVID-19 nhờ thương vụ trên.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Tăng trên 31 điểm, chứng khoán lấy lại hơn 4,5 tỉ USD

Thế Lâm |

Phiên giao dịch ngày 25.3, Vn-Index đã tăng điểm mạnh nhờ sự tác động tăng mạnh của các chỉ số chứng khoán Mỹ và Châu Á từ rạng sáng cùng ngày và trong ngày. Kết thúc phiên, Vn-Index tăng 31,04 điểm, tương ứng mức tăng 4,71%.

Vn-Index giảm trên 6%, chứng khoán thế giới đều giảm mạnh

Thế Lâm |

Phiên giao dịch ngày 23.3, ngay từ sáng cả hai chỉ số Vn-Index và HNX đều giảm với mức giảm càng ngày càng mạnh. Kết thúc phiên sáng, cả hai chỉ số đều giảm trên 5%. Nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng mức giảm sâu của chứng khoán Mỹ đêm 20 rạng 21.3 và chứng khoán Châu Á sáng ngày 23.3.

Chứng khoán tuần mới: Đáy nào mới là đáy cuối cùng?

Thế Lâm |

Chứng khoán Việt Nam tuần qua chứng kiến nhiều phiên giảm điểm mạnh hơn là hồi phục. Trong đó, Vn-Index đã rơi xuống dưới ngưỡng 710 điểm vào phiên cuối tuần 20.3, nằm trong vùng đáy được dự báo trước đó là từ 700-710 điểm.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Tăng trên 31 điểm, chứng khoán lấy lại hơn 4,5 tỉ USD

Thế Lâm |

Phiên giao dịch ngày 25.3, Vn-Index đã tăng điểm mạnh nhờ sự tác động tăng mạnh của các chỉ số chứng khoán Mỹ và Châu Á từ rạng sáng cùng ngày và trong ngày. Kết thúc phiên, Vn-Index tăng 31,04 điểm, tương ứng mức tăng 4,71%.

Vn-Index giảm trên 6%, chứng khoán thế giới đều giảm mạnh

Thế Lâm |

Phiên giao dịch ngày 23.3, ngay từ sáng cả hai chỉ số Vn-Index và HNX đều giảm với mức giảm càng ngày càng mạnh. Kết thúc phiên sáng, cả hai chỉ số đều giảm trên 5%. Nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng mức giảm sâu của chứng khoán Mỹ đêm 20 rạng 21.3 và chứng khoán Châu Á sáng ngày 23.3.

Chứng khoán tuần mới: Đáy nào mới là đáy cuối cùng?

Thế Lâm |

Chứng khoán Việt Nam tuần qua chứng kiến nhiều phiên giảm điểm mạnh hơn là hồi phục. Trong đó, Vn-Index đã rơi xuống dưới ngưỡng 710 điểm vào phiên cuối tuần 20.3, nằm trong vùng đáy được dự báo trước đó là từ 700-710 điểm.