Tập trung xử lý các tồn tại, giữ đà tăng trưởng 6 tháng cuối năm

Văn Nguyễn |

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bên cạnh các kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2021, vẫn còn những hạn chế, tồn tại và rủi ro cần được khắc phục để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm.

Nhiều dư địa cho 6 tháng cuối năm

Báo cáo đánh giá của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021 và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2021 chỉ ra rất nhiều nội dung đáng chú ý về thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước trong nửa đầu năm nay.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT) Nguyễn Chí Dũng, dù còn nhiều khó khăn song tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2021 tiếp tục chuyển biến tích cực với các điểm nhấn nổi bật là: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,16% so với tháng trước, bình quân 5 tháng tăng 1,29% và là mức thấp nhất kể từ năm 2016, tạo dư địa trong điều hành giá trong mục tiêu dưới 4% đã đề ra.

Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế (Moody’s, S&P và Fitch) đồng loạt nâng điểm triển vọng lên “Tích cực”.

Tuy nhiên bên cạnh các kết quả đạt được, Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần có giải pháp xử lý nhằm hoàn thành cao nhất các mục tiêu Quốc hội đã giao trong 6 tháng cuối năm 2021.

Theo đó dù tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng dương, tốc độ tăng trưởng GDP quý I và dự báo 6 tháng đầu năm chưa đạt mục tiêu theo kịch bản đề ra. Xuất nhập khẩu còn phụ thuộc vào một số ít thị trường, trong đó tỉ trọng xuất khẩu khu vực FDI còn cao (74,8%); cán cân thương mại có chiều hướng nghiêng về nhập siêu (5 tháng nhập siêu 369 triệu USD); hàng hóa xuất nhập khẩu có thời điểm bị ùn ứ. Các thị trường tài chính, bất động sản, chứng khoán, vàng còn tiềm ẩn rủi ro.

Đẩy mạnh giải ngân, tháo gỡ vướng mắc

Chỉ rõ hơn những tồn tại và hạn chế trong thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm, người đứng đầu Bộ KHĐT cho hay đến hết tháng 5.2021, vẫn còn 15,6% vốn kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách trung ương chưa được các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ chi tiết do phải chờ thông qua Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách trung ương 5 tháng đầu năm 2021 vẫn còn chậm, đạt 22,12% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (25,98%), trong đó vốn nước ngoài giải ngân rất thấp, chỉ đạt 2,97%.

Bên cạnh đó, dù thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt con số 14 tỉ USD nhưng số dự án cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần giảm trên 50% cho thấy tín hiệu còn nhiều khó khăn, sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài có dấu hiệu suy giảm. Hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân cũng còn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng 23%.

Đáng chú ý, số lượng các doanh nghiệp quy mô lớn rút lui khỏi thị trường tăng cao, phản ánh sức chống chịu của các doanh nghiệp đã suy giảm bởi dịch bệnh.

Từ thực tế trên, để phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu Quốc hội giao, trong 6 tháng cuối năm các cấp, các ngành cần tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Trong đó, tiếp tục chuyển nhanh tư duy, nhận thức, phương thức chỉ đạo, điều hành theo hướng bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình để đưa ra quyết sách kịp thời, chính xác, hiệu quả. Tiếp tục kiên định thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép", vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, một nhóm giải pháp đáng chú ý cần được tích cực triển khai trong thời gian tới là tăng cường các biện pháp siết chặt kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; khẩn trương nắm bắt tình hình để điều chỉnh giải pháp thu hút FDI phù hợp.

Tiết giảm tối đa chi thường xuyên; chống tiêu cực, lãng phí trong thu, chi ngân sách nhà nước, cương quyết xử lý nghiêm các vi phạm; đẩy mạnh việc thu ngân sách ở tất cả các tỉnh, thành phố. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; tháo gỡ những vướng mắc thể chế đầu tư công, xây dựng, bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Đồng thời tập trung phát triển hạ tầng số, hạ tầng logistic, giao thông, năng lượng. Phát triển đồng bộ giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, tạo nền tảng phát huy giá trị văn hóa và con người Việt Nam trở thành nguồn lực, động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, GDP 6 tháng đầu năm 2021 dự báo có thể đạt khoảng 5,8%, dù thấp hơn kỳ vọng nhưng đây là mức tăng tích cực trong bối cảnh khó khăn. Đáng chú ý trong 6 tháng đầu năm, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tạo dư địa trong điều hành giá. Thị trường tiền tệ, ngoại hối, tỉ giá ổn định, mặt bằng lãi suất cho vay giảm; thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng được bảo đảm.

Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế thế giới khởi sắc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong nước

Vũ Long |

Xu hướng hồi phục rõ nét tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu… góp phần hỗ trợ tăng trưởng GDP trong nước.

Những điểm nhấn thắp sáng niềm tin tăng trưởng kinh tế nửa đầu năm 2021

Vũ Long |

Dự báo nền kinh tế Việt Nam vượt qua thử thách của dịch bệnh COVID-19 với nhiều điểm sáng tăng trưởng đáng khích lệ trong nửa đầu năm 2021.

Nhiều đà tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thanh Hà |

Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh nhờ các gói kích thích lớn và nhu cầu bị dồn nén do đại dịch COVID-19 sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu ở Châu Á, trong đó lớn nhất là Việt Nam. Thêm vào đó, trên đà phát triển như một trung tâm sản xuất toàn cầu mới nổi, Việt Nam có thể chiếm khoảng 4% tổng xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Kinh tế thế giới khởi sắc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong nước

Vũ Long |

Xu hướng hồi phục rõ nét tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu… góp phần hỗ trợ tăng trưởng GDP trong nước.

Những điểm nhấn thắp sáng niềm tin tăng trưởng kinh tế nửa đầu năm 2021

Vũ Long |

Dự báo nền kinh tế Việt Nam vượt qua thử thách của dịch bệnh COVID-19 với nhiều điểm sáng tăng trưởng đáng khích lệ trong nửa đầu năm 2021.

Nhiều đà tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thanh Hà |

Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh nhờ các gói kích thích lớn và nhu cầu bị dồn nén do đại dịch COVID-19 sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu ở Châu Á, trong đó lớn nhất là Việt Nam. Thêm vào đó, trên đà phát triển như một trung tâm sản xuất toàn cầu mới nổi, Việt Nam có thể chiếm khoảng 4% tổng xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025.