Tập trung kinh tế xanh để thu hút đầu tư nước ngoài

Phong Nguyễn |

Theo Tổ chức y tế Thế giới, trong bối cảnh COVID-19, Việt Nam đã làm rất tốt 2 nhiệm vụ: Vừa khống chế hiệu quả dịch bệnh vừa phát triển kinh tế đạt mức tăng trưởng dương. Tuy nhiên, Việt Nam cần bước nhanh hơn nữa trong vấn đề vaccine và kinh tế xanh để thu hút đầu tư nước ngoài, tận dụng làn sóng chuyển dịch đầu tư mạnh mẽ hiện nay.

Thay đổi cấu trúc kinh doanh để thích nghi và phát triển

Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có 10.197 doanh nghiệp (DN) trên toàn quốc tham gia vào khảo sát đã cung cấp những góc nhìn cụ thể về ảnh hưởng của COVID-19 và cách thức ứng phó của DN.

Kết quả khảo sát cho thấy năm 2020 là một năm đầy khó khăn, gần 90% DN bị tác động nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19 với nhiều hệ lụy như: Giảm sút khả năng tiếp cận khách hàng, mất cân bằng về dòng tiền, chuỗi cung ứng bị gián đoạn trong bối cảnh COVID-19, có 92% số DN được khảo sát cho biết có áp dụng các ứng dụng. 92% DN cho biết họ có ứng dụng để giảm ảnh hưởng của COVID-19.

"Hiện các DN Việt Nam đã thể hiện có độ thích nghi, ứng phó khá linh hoạt và đã tìm chuỗi cung ứng mới khi chuỗi cũ bị đứt gãy, tìm nguồn hàng nguyên vật liệu sản xuất. DN càng lớn thì ứng phó càng nhiều, họ có nhiều nguồn lực để ứng phó. Các DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ có tiềm lực yếu hơn để ứng phó" - TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI - cho biết.

Theo ông Lê Duy Bình - Giám đốc Công ty Economica Việt Nam - dịch bệnh COVID-19 tác động, tàn phá vô cùng lớn đối với các DN Việt Nam thể hiện qua số DN phải rút lui khỏi thị trường và số lao động bị mất việc.

“Trong vòng 5 năm tới nếu không thay thế cách làm việc, nhiều DN sẽ phải rút lui khỏi thị trường nhường chỗ cho DN khác năng động hơn, phù hợp hơn. Các DN cần xem xét lại cách thức làm việc và thị trường để có sự thay đổi, điều chỉnh, tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình kinh doanh để phù hợp trong tình hình mới. Trong tương lai sẽ có hệ thống DN với cấu trúc mới, có sức chống chịu cao và có khả năng phát triển, có thể tận dụng được mọi lợi thế mà các chính sách mang lại” - ông Lê Duy Bình nói.

Năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021 ghi dấu sự kiên cường của cộng đồng doanh nghiệp (DN) đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Đại dịch đã là bài toán bắt buộc các DN phải tìm giải pháp chống chịu kiên cường, tìm được hướng phát triển phù hợp. Tới đây các DN cần tái cấu trúc sản xuất, kinh doanh, quản trị, đào tạo lại nguồn lao động, chú trọng nhiều hơn đến thị trường nội địa".

"Bứt tốc" về vaccine và kinh tế xanh để thu hút đầu tư

Theo ông Jacques Morisset - Chuyên gia kinh tế trưởng - Ngân hàng Thế giới (WHO) tại Việt Nam, trong năm 2020 dù bối cảnh COVID-19 nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục thu hút được vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, mức đầu tư của năm 2020 thấp hơn năm 2019 khoảng 15%, tức là thấp hơn so với chính mình, mặc dù cao hơn so với các nước khác trên thế giới.

Ông Jacques Morisset cho rằng, điểm cộng, điểm mạnh của Việt Nam là đã kiểm soát tốt được dịch bệnh. Chính vì vậy đây là 1 lợi thế cạnh tranh giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài và Việt Nam đã thắng trong cuộc đua thu hút đầu tư nước ngoài này.

Vì vậy không những các nhà đầu tư mới mà cả những nhà đầu tư đã có ở Việt Nam quyết định dịch chuyển một số cơ sở sản xuất của họ sang Việt Nam, ví dụ như các nhà máy ở gần Việt Nam đang quyết định chuyển sang Việt Nam. Hiện tại một số nhà sản xuất Trung Quốc dịch chuyển khỏi Trung Quốc và trong đó một số sang Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam có thể thu hút đầu tư nhiều hơn từ luồng dịch chuyển này.

Còn theo ông Lê Duy Bình, những nhà đầu tư, đặc biệt đầu tư nước ngoài sẽ tìm nơi đầu tư an toàn. Trong năm 2020 Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định về mặt kinh tế vĩ mô, chính trị, điều vô cùng quan trọng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Điểm thứ 2 là khả năng kìm chế dịch bệnh trong năm 2020 của Việt Nam rất tốt, tốt hơn rất nhiều so với nhiều quốc gia. Đây là một điểm rất quan trọng vì nhà đầu tư thấy rằng họ có thể duy trì được sản xuất hàng hóa cung ứng cho toàn cầu ngay cả trong những điều kiện khó khăn và giúp họ giảm được những cú sốc trước những sự thay đổi mạnh mẽ của chuỗi cung ứng toàn cầu. DN tại Việt Nam đặc biệt các DN FDI đã duy trì được sản xuất, duy trì được khả năng xuất khẩu, cung ứng cho chuỗi cung ứng toàn cầu. "Tiếng lành đồn xa", nó tiếp tục khẳng định khả năng đảm bảo sản xuất của Việt Nam tới các nhà đầu tư khác, thể hiện qua các thương vụ đầu tư của rất nhiều nhà đầu tư lớn đã tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất tại Việt Nam.

Còn theo Chuyên gia kinh tế trưởng của WHO - ông Jacques Morisset - năm 2020 Việt Nam đã có chính sách miễn giảm thuế rất quan trọng. Việt Nam cũng đã làm việc một cách hiệu quả và tận dụng cơ hội mà đại dịch tạo ra. Trong năm 2020 Việt Nam đã dẫn đầu trong phòng, chống dịch, nhưng cần nhìn xa hơn thời điểm hiện tại.

“Tôi hy vọng trong 6 tháng tới Việt Nam có thể đi song hành với các quốc gia về vaccine chứ không bị tụt lại. Mặt khác, Việt Nam cũng cần nhanh hơn nữa trong nền kinh tế xanh bởi khi các quốc gia đầu tư vào Việt Nam sẽ đòi hỏi sản xuất xanh, nền kinh tế xanh. Nếu không làm được chúng ta sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh” - ông Jacques Morisset nhấn mạnh.

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI: Vượt qua năng lực cạnh tranh mới phát triển bền vững

"Chúng ta vượt qua bằng năng lực cạnh tranh mới, phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo chứ không phải duy trì cái cũ, làm theo cách cũ. Các chính sách của Chính phủ trong hỗ trợ DN vượt qua đại dịch không chỉ là các giải pháp ngắn hạn và cần chính sách dài hạn cả trong 4-5 năm tới, phải thực hiện 2 giải pháp: Không chỉ cứu các DN khó khăn mà còn phải quyết liệt thúc đẩy các DN trong khu vực có tiềm năng. Tức là vừa hỗ trợ các DN nhỏ và vừa, vừa yểm trợ các DN lớn có tính chất đầu đàn, tạo năng lực cạnh tranh, mô hình cạnh tranh mới. Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh phải thay đổi, coi trọng thị trường trong nước với 100 triệu dân mà khối trung lưu đang lớn mạnh; hình thành chuỗi cung ứng Việt chứ không thể chỉ tham gia chuỗi toàn cầu."

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Đột phá thu hút đầu tư nước ngoài ngay từ đầu năm 2021

Linh Anh - CƯỜNG NGÔ |

Ngay sau khi Nghị quyết 02 của Chính phủ “Về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021” được ban hành, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã có chuyển biến lớn, tạo ra làn sóng lạc quan từ những ngày đầu năm 2021. Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến lý tưởng, môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài và thực sự là điểm sáng của kinh tế khu vực; bước đầu thực hiện tốt nhiệm vụ kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”.

Thực hiện hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP): Cơ hội thu hút đầu tư và nâng tầm doanh nghiệp Việt

Phong Nguyễn |

Bao phủ các quốc gia có dân số tới 2,2 tỉ dân, tương đương 30% dân số toàn cầu, hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tạo ra một thị trường và tiềm năng thương mại lớn, đồng thời là cơ hội thu hút đầu tư, hoàn thiện hóa hệ thống khép kín sản xuất - thương mại. Đối với Việt Nam, RCEP không phải là một kết quả ngẫu nhiên, mà chỉ có được sau một thời gian nỗ lực không ngừng nghỉ. Do đó, cần hoàn thiện thể chế thương mại và đầu tư ở Việt Nam để đón cơ hội lớn mà Hiệp định này mang lại.

Đà Nẵng thu hút đầu tư để vực dậy kinh tế

THUỲ TRANG |

Mặc dù kinh tế tăng trưởng âm gần 10%, tuy nhiên, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đà Nẵng tăng 37.7%. Vì vậy, năm 2021, thành phố xác định thu hút đầu tư là phương án để vực dậy kinh tế.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Đột phá thu hút đầu tư nước ngoài ngay từ đầu năm 2021

Linh Anh - CƯỜNG NGÔ |

Ngay sau khi Nghị quyết 02 của Chính phủ “Về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021” được ban hành, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã có chuyển biến lớn, tạo ra làn sóng lạc quan từ những ngày đầu năm 2021. Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến lý tưởng, môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài và thực sự là điểm sáng của kinh tế khu vực; bước đầu thực hiện tốt nhiệm vụ kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”.

Thực hiện hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP): Cơ hội thu hút đầu tư và nâng tầm doanh nghiệp Việt

Phong Nguyễn |

Bao phủ các quốc gia có dân số tới 2,2 tỉ dân, tương đương 30% dân số toàn cầu, hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tạo ra một thị trường và tiềm năng thương mại lớn, đồng thời là cơ hội thu hút đầu tư, hoàn thiện hóa hệ thống khép kín sản xuất - thương mại. Đối với Việt Nam, RCEP không phải là một kết quả ngẫu nhiên, mà chỉ có được sau một thời gian nỗ lực không ngừng nghỉ. Do đó, cần hoàn thiện thể chế thương mại và đầu tư ở Việt Nam để đón cơ hội lớn mà Hiệp định này mang lại.

Đà Nẵng thu hút đầu tư để vực dậy kinh tế

THUỲ TRANG |

Mặc dù kinh tế tăng trưởng âm gần 10%, tuy nhiên, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đà Nẵng tăng 37.7%. Vì vậy, năm 2021, thành phố xác định thu hút đầu tư là phương án để vực dậy kinh tế.