Tạo đà phát triển ngành công nghiệp ôtô

Thiên Bình |

Dù Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ cho ngành công nghiệp ôtô, song các doanh nghiệp vẫn mong muốn có thêm nhiều chính sách nhằm duy trì và thúc đẩy thị trường ôtô tăng trưởng ổn định, dài hạn

Tại Diễn đàn công nghiệp hỗ trợ năm 2019 với chủ đề: “Doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị ô tô toàn cầu” mới đây, đại diện Công ty Ôtô Toyota Việt Nam đề xuất định hướng chính sách để phát triển ngành công nghiệp ô tô.

Theo đó, các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ sớm ban hành các chính sách nhằm duy trì và thúc đẩy thị trường ôtô tăng trưởng ổn định, dài hạn. Các doanh nghiệp mong muốn các chính sách về ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt nên bình đẳng về cơ hội được hưởng ưu đãi cho tất cả các nhà sản xuất xe; không tạo ra mức biến động lớn trên thị trường.

 
 
Toyota có nhiều kiến nghị liên quan đến chính sách.

Chung quan điểm, Thaco cũng kiến nghị các giải pháp phát triển ngành công nghiệp ôtô. Theo đó, Thaco kiến nghị, Chính phủ nên xem xét bỏ tiêu chuẩn để được áp dụng chính sách miễn thuế nhập khẩu linh kiện ôtô sản xuất trong nước. Vì khi thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc bằng 0% từ năm 2018, nếu vẫn áp dụng chính sách thuế đối với linh kiện thì sẽ khó giảm giá thành xe sản xuất trong nước.

Mặt khác, Thaco cũng đề nghị Chính phủ sớm xem xét giảm thuế nguyên liệu để sản xuất linh kiện, vật tư ôtô về 0%. Khi giảm thuế nguyên liệu, vật tư để sản xuất ra linh kiện thì chắc chắn giá thành sẽ giảm và kéo giá xe sản xuất trong nước giảm. Cuối cùng là người tiêu dùng sẽ được lợi.

 
 
Các chính sách liên quan đến thuế nhằm thúc đẩy CNHT.

Thực tế, Bộ Công Thương cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp ô tô, CNHT. Đặc biệt, sau khi triển khai Nghị định 111 về phát triển CNHT, Bộ đã cấp 39 giấy xác nhận ưu đãi thuế, tín dụng, tiền thuê đất cho các doanh nghiệp thuộc các ngành dệt may, điện tử, ôtô, công nghệ cao và cơ khí.

Để tạo đà phát triển ngành công nghiệp ô tô, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, điều kiện tiên quyết là phải có ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước phát triển, mở ra cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp CNHT trở thành nhà cung cấp, tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm cuối cùng. Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cần phải gắn mình vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu các chính sách khuyến khích doanh nghiệp lớn đầu tư vào công nghiệp ôtô, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Thúc đẩy thị trường ôtô tăng trưởng ổn định và dài hạn trên cơ sở cho vay ưu đãi với người tiêu dùng mua ôtô, quy hoạch hạ tầng đồng bộ.

Thứ trưởng giao nhiệm vụ cho Cục Công nghiệp cùng các đơn vị thuộc Bộ Công Thương nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp để tham mưu cho lãnh đạo Bộ phối hợp với các Bộ ngành nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước đối với CNHT trong thời gian tới. Đặc biệt, cần đề xuất những chính sách, giải pháp quyết liệt, đủ mạnh để tiếp tục duy trì và từng bước phát triển ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước cũng như CNHT ngành ô tô trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, phù hợp với thực trạng phát triển, lợi thế cạnh tranh của đất nước cũng như phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thứ trưởng mong muốn các hiệp hội, ngành hàng phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò là cầu nối liên kết các doanh nghiệp CNHT, đóng góp nhiều tiếng nói hơn trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành tiếp tục đồng hành với Bộ Công Thương, với Chính phủ, đóng góp các nguồn lực của mình để thúc đẩy phát triển ngành.

Thiên Bình
TIN LIÊN QUAN

Ngành công nghiệp thú cưng trị giá hàng tỉ USD hốt bạc ở Trung Quốc

Ngọc Vân |

Ngành công nghiệp thú cưng trị giá hàng tỉ USD đang nở rộ và là ngành kinh doanh béo bở ở Trung Quốc.

Thiếu nguồn nhân lực Công nghiệp hỗ trợ: Đâu là giải pháp căn cơ?

Nguyễn Tuấn |

Để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp hỗ trợ, các chuyên gia cho rằng, phải có sự hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp. Các cơ sở đào tạo nên nâng cao tính ứng dụng giảm bớt tính hàn lâm, đặc biệt là đào tạo ngoại ngữ.

Liên kết doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ với cơ sở đào tạo

Cát Tường |

Ngày 4.12, Báo Lao Động tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Công nghiệp hỗ trợ và bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao". Tọa đàm đã thẳng thắn nhìn nhận thực trạng nguồn nhân lực ngành Công nghiệp phụ trợ của Việt Nam, đồng thời có nhiều ý kiến đống góp tâm huyết nhằm phát triển nhân lực của ngành Công nghiệp phụ trợ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Ngành công nghiệp thú cưng trị giá hàng tỉ USD hốt bạc ở Trung Quốc

Ngọc Vân |

Ngành công nghiệp thú cưng trị giá hàng tỉ USD đang nở rộ và là ngành kinh doanh béo bở ở Trung Quốc.

Thiếu nguồn nhân lực Công nghiệp hỗ trợ: Đâu là giải pháp căn cơ?

Nguyễn Tuấn |

Để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp hỗ trợ, các chuyên gia cho rằng, phải có sự hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp. Các cơ sở đào tạo nên nâng cao tính ứng dụng giảm bớt tính hàn lâm, đặc biệt là đào tạo ngoại ngữ.

Liên kết doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ với cơ sở đào tạo

Cát Tường |

Ngày 4.12, Báo Lao Động tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Công nghiệp hỗ trợ và bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao". Tọa đàm đã thẳng thắn nhìn nhận thực trạng nguồn nhân lực ngành Công nghiệp phụ trợ của Việt Nam, đồng thời có nhiều ý kiến đống góp tâm huyết nhằm phát triển nhân lực của ngành Công nghiệp phụ trợ.