Tăng niềm tin, doanh nghiệp hào hứng gia nhập thị trường

Đức Mạnh - Tuyết Lan |

Nối tiếp kỷ lục gần 160.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2023, số doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng ghi nhận sự tích cực trong tháng đầu năm mới 2024. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước dự báo còn nhiều khó khăn, cần thêm những giải pháp hỗ trợ phù hợp và kịp thời cho doanh nghiệp.

Nhiều chính sách hỗ trợ

2023 là năm đặc biệt khó khăn chưa có tiền lệ đối với nhiều lĩnh vực, trong đó có dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, Tổng Công ty May 10 vẫn vượt hơn 1% chỉ tiêu doanh thu và vượt gần 12% mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm. Doanh nghiệp này tiếp tục đặt mục tiêu cao hơn nữa trong năm 2024, tăng cả về doanh thu, lợi nhuận lẫn thu nhập bình quân của người lao động.

Trao đổi với Lao Động, ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 - cho rằng, một trong những động lực cho con số trên đến từ những chính sách hỗ trợ quyết liệt và kịp thời từ phía Chính phủ. “Ngay trong đầu năm 2024, Nghị quyết 01 được ban hành với nhiều thông điệp, chỉ thị để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ, giải pháp của năm 2024. Trong đó tiêu biểu là mở rộng thêm nguồn cung ứng của các nước và Việt Nam; tập trung vào năng lực cốt lõi, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; những xu thế mới về sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững…” - ông Việt nói.

Hay với ngành gỗ, ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) - đánh giá kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ năm 2023 giảm 15% so với năm trước đã là một thành công lớn trong bối cảnh thị trường thế giới ảm đạm.

“Năm 2023, lãnh đạo Chính phủ có cuộc gặp riêng với chúng tôi, các bộ liên quan cũng trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp trong ngành để tìm kiếm thêm thị trường. Ngân hàng Nhà nước có cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp gỗ với các ngân hàng nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng. Những chính sách vĩ mô, tài chính tiền tệ, tăng cường thúc đẩy thương mại đã phần nào hỗ trợ cho doanh nghiệp gỗ” - ông Hoài chia sẻ.

Theo đại diện VIFOREST, gỗ là ngành nhạy cảm vì liên quan đến rừng trong khi các quốc gia, thị trường lớn của Việt Nam đều có những rào cản nhất định. Do đó ông Hoài mong muốn trong thời gian tới cần phát đi thông điệp mạnh mẽ rằng ngành gỗ Việt Nam theo đuổi con đường phát triển bền vững, không gây hại cho môi trường, góp phần giảm phát thải. Đồng thời cũng cần sự hỗ trợ để vượt qua những rào cản về phòng vệ thương mại, điều tra chống bán phá giá, trợ cấp, gian lận xuất xứ… đang đặt ra hiện nay.

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 1.2024 tăng mạnh cả về số lượng lẫn số vốn đăng ký. Ảnh: Cường Ngô
Số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 1.2024 tăng mạnh cả về số lượng lẫn số vốn đăng ký. Ảnh: Cường Ngô

Những tín hiệu tích cực

Ngay trong tháng đầu năm, những tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế bắt đầu xuất hiện với số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 1.2024 tăng mạnh cả về số lượng lẫn số vốn đăng ký. Theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 1.2024 là 13.536 doanh nghiệp (tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2023) với số vốn đăng ký thành lập đạt 151.451 tỉ đồng (tăng 52,8% so với cùng kỳ năm 2023).

Về doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, có 13.799 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 1.2024. Trong đó, kinh doanh bất động sản có số doanh nghiệp quay trở lại tăng cao nhất (29,3%), tiếp đến là thông tin và truyền thông (11,6%), công nghiệp chế biến, chế tạo (6,9%)…

Bà Phạm Thị Ngọc Thuỷ - Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) - nhận thấy thông qua các cuộc khảo sát, niềm tin của doanh nghiệp được gia tăng. Những câu trả lời về cảm nhận tích cực và rất tích cực cho năm 2024 đã tăng lên tương đối. Không chỉ vĩ mô hay kinh tế ngành mà cả nội tại doanh nghiệp cũng tươi sáng hơn rõ ràng. Niềm tin này rất cần được vun đắp năm 2024 bởi doanh nghiệp sẽ vẫn còn đối diện với nhiều khó khăn.

“Doanh nghiệp đánh giá cao những giải pháp đi thẳng vào thực tiễn, hỗ trợ chi phí, không có nhiều quy trình thủ tục phức tạp. Trong đó 3 nhóm chính sách được đánh giá cao hơn cả là giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; giãn hoãn thời gian đóng tiền thuê đất và giảm thuế VAT xuống 8%. Tôi cho rằng thời gian hỗ trợ cũng như những chính sách liên quan đến tiết giảm chi phí cần kéo dài hơn để doanh nghiệp có cơ hội tích luỹ, gia tăng nội lực ứng phó với khó khăn. Nếu coi 2024 là năm để bồi đắp năng lực cho doanh nghiệp thì tôi mong muốn chính sách sẽ đúng và trúng vào những vấn đề mà họ quan tâm nhất” - bà Thuỷ nhấn mạnh.

Bổ sung thêm, TS Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế - kỳ vọng môi trường đầu tư sẽ trở nên thông thoáng hơn nữa, đặc biệt liên quan đến giải quyết thực thi công vụ của đội ngũ công nhân viên chức các bộ ban ngành từ trung ương đến địa phương. Chi phí tuân thủ, chi phí kinh doanh với doanh nghiệp cũng cần tiếp tục giảm. Các chương trình hỗ trợ từ chính sách tài khoá, tiền tệ cần kéo dài sang năm 2024. Cuối cùng là cần cơ chế chính sách thúc đẩy đổi mới đột phá hơn về mặt công nghệ, chuyển đổi số, xanh hoá.

Tiếp tục kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh công bằng, thông thoáng và minh bạch

Trao đổi với Lao Động, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn trong bối cảnh mới. Để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước làm chủ công nghệ lõi, tiến sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, không chỉ Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, mà cả các doanh nghiệp cũng cần phải hành động từ sớm, từ xa, để vượt qua thách thức, chủ động thích ứng, tận dụng cơ hội, phát triển bền vững tạo ra những giá trị mới.

Người đứng đầu ngành kế hoạch đầu tư nhấn mạnh Chính phủ sẽ tiếp tục kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh công bằng, thông thoáng và minh bạch; bãi bỏ các rào cản, quy định về điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý. Tháo gỡ những điểm nghẽn trong huy động nguồn lực, sản xuất kinh doanh phù hơp với những quy định và cam kết quốc tế; nghiên cứu các chính sách khuyến khích đẩy mạnh hợp tác giữa doanh nghiệp và viện nghiên cứu, đại học. Đồng thời kết nối giữa người mua và bán, sản xuất và tiêu dùng để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ; nghiên cứu và thực hiện cơ chế thí điểm chính sách tạo động lực thương mại hóa, sớm đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh.

Đức Mạnh

Đức Mạnh - Tuyết Lan
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp gặp khó vẫn lo Tết cho công nhân

PHONG LINH |

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều khả năng doanh nghiệp sẽ chi thưởng Tết “khá khiêm tốn” cho người lao động; song, phía công nhân vẫn chấp nhận đồng hành và kỳ vọng doanh nghiệp sẽ khởi sắc trong năm 2024.

Thị trường nội địa khởi sắc, cơ hội để doanh nghiệp phục hồi

Hoàng Lâm |

Con số mà Tổng cục Thống kê vừa đưa ra hôm qua, 29.1 cho thấy thêm những tín hiệu đáng mừng của nền kinh tế.

Chính phủ xem xét đề nghị xây dựng Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Phạm Đông |

Ngày 29.1, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1.2024 để thảo luận nhiều nội dung quan trọng.

Dấu hỏi về trách nhiệm lãnh đạo đương nhiệm Sen Tài Thu khi huy động 1.021 tỉ đồng

NHÓM PHÓNG VIÊN THỜI SỰ |

Ông Trần Tuấn Anh giữ chức vụ Tổng Giám đốc Tập đoàn Sen Tài Thu vào thời điểm cuối năm 2022 trong khi hoạt động huy động 1.021 tỉ đồng của Tập đoàn này kéo dài đến tận tháng 4.2023.

Tọa đàm: Định mức chi phí tái chế (Fs) thúc đẩy tái chế, bảo vệ môi trường

Nhóm PV |

Xác định định mức chi phí tái chế (gọi tắt là Fs) sẽ quyết định đến việc thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu. Nó định lượng được trách nhiệm của nhà sản xuất sẽ phải dự toán bao nhiêu cho việc thực hiện trách nhiệm của mình và là một trong những yếu tố để nhà sản xuất sẽ cân nhắc việc thực hiện theo hình thức tự tổ chức tái chế hay đóng tiền vào Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam. Hiện Fs là một vấn đề nhận được quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp. Vậy Bộ TN&MT đã xây dựng dự thảo định mức Fs như thế nào?

Để tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên, ngày hôm nay Báo Lao Động tổ chức tọa đàm: “Định mức chi phí tái chế (Fs) thúc đẩy tái chế, bảo vệ môi trường”

Sắp có tuyến đường 11.000 tỉ đồng nối đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 6

Khánh Linh |

Hoà Bình - Tuyến đường dài 93km với tổng vốn đầu tư khoảng 11.000 tỉ đồng nối đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 6 dự kiến sẽ được đầu tư.

Điều kiện để các tuyến đường khác ở Hà Nội được tạo làn đường cho xe đạp

Tô Thế |

Sáng 1.2, tuyến đường ưu tiên dành cho người đi xe đạp và đi bộ chạy dọc bờ sông Tô Lịch đã chính thức khánh thành. Đây là tuyến đường ưu tiên dành cho xe đạp đầu tiên tại Hà Nội.

Trao Bằng Tổ quốc ghi công cho thân nhân liệt sĩ Vi Văn Luân

Bảo Nguyên |

Ngày 1.2, Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an đưa tin, Công an tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với UBND thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát tổ chức công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và trao Bằng Tổ quốc ghi công cho thân nhân liệt sĩ Vi Văn Luân, cán bộ Công an xã Pù Nhi, huyện Mường Lát đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì bình yên và hạnh phúc của Nhân dân...

Doanh nghiệp gặp khó vẫn lo Tết cho công nhân

PHONG LINH |

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều khả năng doanh nghiệp sẽ chi thưởng Tết “khá khiêm tốn” cho người lao động; song, phía công nhân vẫn chấp nhận đồng hành và kỳ vọng doanh nghiệp sẽ khởi sắc trong năm 2024.

Thị trường nội địa khởi sắc, cơ hội để doanh nghiệp phục hồi

Hoàng Lâm |

Con số mà Tổng cục Thống kê vừa đưa ra hôm qua, 29.1 cho thấy thêm những tín hiệu đáng mừng của nền kinh tế.

Chính phủ xem xét đề nghị xây dựng Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Phạm Đông |

Ngày 29.1, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1.2024 để thảo luận nhiều nội dung quan trọng.