Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Văn Giang |

Với mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 42 tỉ USD trong năm 2020, ngành nông nghiệp cũng đặt mục tiêu tái cơ cấu, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Mục tiêu tăng trưởng gắn với chất lượng

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh hại trên người và gia súc trên toàn thế giới, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn duy trì được tăng trưởng, đạt mục tiêu đề ra và phát triển khá toàn diện; tiếp tục khẳng định được vị thế quan trọng trong nền kinh tế. Sản xuất nông nghiệp chuyển mạnh theo hướng chất lượng và giá trị gia tăng;

Giá trị và sản lượng nhiều nông sản đều tăng mạnh, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ được quan tâm phát triển; xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh, thị trường tiêu thụ nông sản được mở rộng; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giải quyết việc làm, giảm nghèo và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Để có các kết quả nêu trên, ngành nông nghiệp đã thực thi nhiều giải pháp quản lý vật tư đầu vào và chất lượng sản phẩm nông sản đầu ra với sự tham gia giám sát của toàn xã hội.

Theo Bộ NNPTNT, đến hết năm 2019, toàn ngành có 1.101 TCVN (tiêu chuẩn Việt Nam) và 217 QCVN (quy chuẩn Việt nam) phục vụ quản lý vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam, từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế.

Chỉ đạo áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật IPM (quản lý dịch hại tổng hợp), áp dụng các tiêu chuẩn trong sản xuất từ khâu xử lý đất đai, sử dụng cây giống đảm bảo tiêu chuẩn, giám sát chặt chẽ đồng ruộng để sinh vật gây hại ở ngưỡng cho phép không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Bộ NNPTNT cũng đã chỉ đạo triển khai các Chương trình: Phát triển sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ hiệu quả và bền vững; Phát triển và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học tại Việt Nam; giám sát dư lượng thuốc BVTV trên rau, quả, chè, hồ tiêu, cà phê…

Ban hành Chỉ thị số 117/CT-BNN-BVTV ngày 7.1.2020 về tăng cường phát triển và sử dụng phân bón hữu cơ. Nhiều địa phương đã và đang triển khai thực hiện Chỉ thị một số tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động/chương trình thực hiện. Đã có 13 doanh nghiệp đã ký kết, đồng hành phát triển phân bón hữu cơ giai đoạn 2019 đến năm 2025 quy mô 44.840ha trên phạm vi cả nước trên các cây trồng chủ lực như lúa, cây ăn trái, cây công nghiệp (Tập đoàn Lộc Trời, Tập đoàn Quế Lâm, Công ty Tiến Nông, Công ty Hiệp Thanh, công ty phân bón Phúc Thịnh…).

Tăng cường hỗ trợ áp dụng chiến lược quản lý dịch hại tổng hợp, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Hướng dẫn nhiều tỉnh thành quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học bảo vệ mùa màng (nhân nuôi, phóng thích các thiên địch: Ong ký sinh và bọ đuôi kìm…).

Áp dụng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu nông sản đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.

Đến nay, Bộ NNPTNT đã cấp được 2443 mã số vùng trồng cho 213.993,75 ha vùng trồng quả tươi xuất khẩu đi Trung Quốc và các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New zealand, EU…. và cấp 1766 mã số cơ sở đóng gói quả tươi xuất khẩu cho các loại cây trồng: Thanh long, xoài, nhãn, chôm chôm, vú sữa, chanh không hạt, bưởi, vải, dưa hấu, mít, chuối và măng cụt.

Thực hiện tốt chương trình giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Tất cả các cơ sở sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm, vắcxin đã áp dụng và được cấp giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) theo nguyên tắc, quy định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO-GMP).

Đến nay, 78 cơ sở sản xuất thuốc thú y đạt GMP và 100% cơ sở sản xuất dược phẩm, vắcxin thú y đều đạt GMP. 24 cơ sở giết mổ công nghiệp, sơ chế, chế biến bảo đảm ATTP và bảo vệ môi trường...

Nông nghiệp sạch đang chiếm vị thế

Tính đến tháng 6.2020, cả nước đã đạt 170 nghìn hécta cây trồng được chứng nhận VietGAP, có 4.846 doanh nghiệp được chứng nhận; 603 cơ sở nuôi thủy sản (6.363ha) được cấp chứng nhận VietGAP và tương đương; 792 trang trại và 2.502 hộ chăn nuôi được chứng nhận VietGAP và tương đương với sản lượng 595.489 tấn thịt và 332.117 triệu quả trứng;

Chăn nuôi an toàn sinh học là xu hướng tất yếu trong thời gian tới. Ảnh: Văn Giang
Chăn nuôi an toàn sinh học là xu hướng tất yếu trong thời gian tới. Ảnh: Văn Giang

Đã có 1711 sản phẩm đạt chuẩn theo bộ tiêu chí sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP”; tỉ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới là 58,2% trong đó các xã đều đạt tiêu chí đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đã hình thành được 1612 chuỗi, 2346 sản phẩm và 2989 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi đảm bảo an toàn thực phẩm, trong đó có 100 hợp tác xã, 250 công ty, tập đoàn lớn (Dabaco, Ba Huân, Saigon Coop, San Hà, Vingroup...) tham gia vào chuỗi.

Văn Giang
TIN LIÊN QUAN

Nông nghiệp phát huy vai trò "bệ đỡ" của nền kinh tế sau đại dịch

Vũ Long |

Sự đảm bảo về nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu là cơ sở quan trọng để an sinh, an dân sau đại dịch. Nông nghiệp vẫn luôn là thế mạnh, là nền tảng trong phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.

Đẩy mạnh phong trào thi đua phục vụ phát triển, xây dựng nông thôn mới

Kiều Vũ - Nguyễn Hải |

Chiều 8.6, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng LĐLĐVN và Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết tịch số 02/NQLT/TLĐ-NN&PTNT về việc Đẩy mạnh phong trào công nhân viên chức lao động thi đua phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn, gắn với phong trào Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2009- 2019.

Phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19: Nông nghiệp phải đạt kim ngạch xuất khẩu 40-41 tỉ USD

Vũ Long |

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cần phải tập trung hơn nữa khởi động lại nền kinh tế, phấn đấu GDP năm 2020 đạt mức tăng trưởng trên 5%. Theo đó, các ngành kinh tế phải tăng tốc để bù lại “quãng thời gian ngủ đông” do dịch bệnh. Ngành nông nghiệp được coi là trụ đỡ kinh tế sau dịch COVID-19, cần khởi động lại một cách mạnh mẽ, quyết liệt để có thể đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 40-41 tỉ USD, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP của cả nền kinh tế.

Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM

Phạm Công Luận |

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách…

Quốc hội họp bất thường lần 3, xem xét công tác nhân sự

Vương Trần |

Kỳ họp bất thường lần thứ 3, Quốc hội khoá XV sẽ xem xét nội dung về công tác nhân sự.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Nông nghiệp phát huy vai trò "bệ đỡ" của nền kinh tế sau đại dịch

Vũ Long |

Sự đảm bảo về nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu là cơ sở quan trọng để an sinh, an dân sau đại dịch. Nông nghiệp vẫn luôn là thế mạnh, là nền tảng trong phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.

Đẩy mạnh phong trào thi đua phục vụ phát triển, xây dựng nông thôn mới

Kiều Vũ - Nguyễn Hải |

Chiều 8.6, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng LĐLĐVN và Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết tịch số 02/NQLT/TLĐ-NN&PTNT về việc Đẩy mạnh phong trào công nhân viên chức lao động thi đua phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn, gắn với phong trào Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2009- 2019.

Phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19: Nông nghiệp phải đạt kim ngạch xuất khẩu 40-41 tỉ USD

Vũ Long |

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cần phải tập trung hơn nữa khởi động lại nền kinh tế, phấn đấu GDP năm 2020 đạt mức tăng trưởng trên 5%. Theo đó, các ngành kinh tế phải tăng tốc để bù lại “quãng thời gian ngủ đông” do dịch bệnh. Ngành nông nghiệp được coi là trụ đỡ kinh tế sau dịch COVID-19, cần khởi động lại một cách mạnh mẽ, quyết liệt để có thể đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 40-41 tỉ USD, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP của cả nền kinh tế.