Tài chính thông minh: Vì sao lương chục triệu không tiết kiệm nổi một đồng?

Đức Mạnh |

Thống kê chỉ ra tại nền kinh tế số một thế giới, 69% người dân không có nổi số tiền tiết kiệm 1.000 USD. Theo các chuyên gia tài chính cá nhân tại chương trình Tài chính thông minh, có 10 lý do chính khiến nhiều người lương hàng chục triệu/tháng vẫn không tiết kiệm nổi một đồng.

1. Không có ngân sách

Chuyên gia tài chính cá nhân chỉ ra lý do lớn khiến một người không thể tiết kiệm tiền là do không có kế hoạch chi tiêu. Không có ngân sách khiến việc theo dõi tiền trở nên rất khó khăn.

Bạn có thể quản lý tiền của mình tốt hơn, biết nó đi đâu về đâu bằng cách thống kê toàn bộ ra giấy hoặc ứng dụng. Từ đó mỗi người có thể dễ dàng biết giảm chi chỗ nào và chuyển nó sang tài khoản tiết kiệm.

2. Vướng quá nhiều nợ

Trả nợ sẽ lấy đi số tiền mà bạn có thể tiết kiệm được. Cho dù đó là nợ do mục đích cần thiết hay mua sắm quá tay, việc trả nợ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và là lý do khiến bạn không thể tiết kiệm tiền.

Việc cần làm là nhìn vào bảng ngân sách, tìm cách cắt giảm chi tiêu, dừng vay nợ, tập trung trả hết tiền và tiến hành tiết kiệm.

3. Sống trên mức thu nhập

Khi chi tiêu vượt quá mức thu nhập, bạn sẽ khó thể tiết kiệm được, nhất là khi dùng thẻ tín dụng thay tiền mặt. Đó có thể là ở ngôi nhà quá đắt, đi ăn hàng quá thường xuyên, mua sắm quá nhiều...

Phương pháp quản lý tài chính thông minh khuyên bạn nên xem lại ngân sách, bảng sao kê ngân hàng và thẻ tín dụng sẽ giúp xác định các khoản chi quá tay. Đặt cho mình một giới hạn chi tiêu thông qua ngân sách sẽ ngăn ngừa tình trạng bội chi. Bạn sẽ rất khó có thể tiết kiệm nếu chi tiêu vượt thu nhập và sống trên khả năng của mình.

4. Không kiếm đủ tiền

"Tôi không thể tiết kiệm bởi thu nhập không đủ" là lời than phiền của khá nhiều người. Nếu đã cắt giảm các khoản chi tiêu cơ bản và vẫn không thể tiết kiệm được thì đã đến lúc bạn phải tăng thu nhập.

Một người kiếm thêm lương bằng cách thương lượng với sếp, bắt đầu một công việc phụ, tạo ra các dòng thu nhập thụ động hoặc chuyển hẳn sang một công việc khác với mức lương tốt hơn.

5. Tiết kiệm không phải mục tiêu ưu tiên

Chuyên gia tài chính cá nhân cho rằng một người không thể tiết kiệm tiền nếu chưa xây dựng thói quen và tiết kiệm không phải là ưu tiên hàng đầu.

Điều cần làm là khi tạo ngân sách, hãy coi tiết kiệm như một khoản chi bắt buộc phải trả, không cần biết là nhiều hay ít tiền.

Ảnh minh hoạ: Shutterstock
Ảnh minh hoạ: Shutterstock

6. Không có mục tiêu tiết kiệm

Có một mục tiêu cụ thể sẽ giúp bạn quyết tâm theo đuổi việc tiết kiệm. Đồng thời cũng sẽ là động lực mỗi như nhìn lại để bạn kích lệ bản thân hơn.

Quản lý tài chính thông minh là cần xác định một con số cụ thể mà bạn muốn tiết kiệm và thời hạn để đạt được số tiền đó. Nó cũng có thể là vật cụ thể như xe máy, ôtô, ngôi nhà.

Sau đó hãy chia mục tiêu thành các bước nhỏ hơn và lập kế hoạch xem mỗi tháng cần trích bao nhiêu lương vào. Đồng thời đừng quên theo dõi tiến trình để nhắc nhở bản thân đi đúng hướng.

7. Không có quỹ dự phòng khẩn cấp

Những khoản chi không mong muốn là điều khó tránh khỏi. Nếu không có sự chuẩn bị, chúng sẽ ngốn hết sạch số tiền bạn định tiết kiệm.

Quỹ khẩn cấp sẽ giúp bạn không bị chệch hướng khi biến cố bất ngờ ập đến. Chuyên gia tài chính cá nhân khuyên mỗi người nên chuẩn bị một quỹ khẩn cấp bằng ít nhất từ 3 đến 6 tháng thu nhập. Bạn hoàn toàn có thể xây dựng quỹ tiết kiệm và quỹ khẩn cấp song hành với nhau.

8. Âm thầm trả tiền cho các gói đăng ký không sử dụng

Các dịch vụ đăng ký như gói cước điện thoại, ứng dụng xem phim, nghe nhạc... sẽ là hữu ích nếu bạn thực sự sử dụng. Tuy nhiên nếu đã đăng ký mà quên hoặc không dùng chúng thì bạn đang lãng phí số tiền mà mình có thể tiết kiệm được mỗi tháng. Huỷ mua những gói này là cách dễ nhất để bạn có thể bắt đầu tiết kiệm tiền.

Kiểm tra lịch sử thanh toán thẻ ngân hàng và bản sao kê thẻ tín dụng rồi lập danh sách tất cả các gói đăng ký mà bạn đang thanh toán. Hủy tất cả dịch vụ mà bạn không còn thấy giá trị và những thứ mà bạn thậm chí không nhận ra rằng mình vẫn đang trả tiền.

9. Là một người mua sắm bốc đồng

Yêu chiều bản thân là tốt, nhưng chi tiêu bốc đồng quá mức sẽ bòn rút số tiền mà bạn có thể tiết kiệm được. Từ nay khi muốn mua gì, hãy dành một hoặc hai ngày để suy nghĩ và xác định xem bạn có thực sự muốn sở hữu nó hay không. Việc nhầm lẫn giữa muốn và cần là một vấn đề phổ biến trong nỗ lực tiết kiệm.

10. Không tiết kiệm ngay sau khi nhận lương

Sai lầm của rất nhiều người là đến cuối tháng dư ra bao nhiêu tiền rồi mới để ra tiết kiệm. Nhưng quản lý tài chính thông minh phải là tiết kiệm ngay sau khi nhận lương.

Nhiều người nói chi tiêu của tôi đã sát lắm rồi, không thể tiết kiệm được thì chưa đúng. Quản lý tài chính cá nhân cho rằng chỉ khi ta sống ở chế độ tối thiểu (chỉ đủ tiền để ăn, ở, đi lại với mức thấp nhất và không dư đồng nào) thì mới không tiết kiệm được. Còn nếu bạn vẫn đủ ăn hàng, uống cafe, mua sắm... thì hoàn toàn còn dư địa để tiết kiệm thêm.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

8 mẹo quản lý tài chính thông minh các tỉ phú ước được biết khi ở tuổi 20

Đức Mạnh |

Những tỉ phú giàu có trên thế giới như Warren Buffett, Oprah Winfrey, Bill Gates… đều là những “bậc thầy” trong quản lý tài chính cá nhân. Dưới đây là 8 mẹo quản lý tài chính cá nhân họ ước mình đã được biết khi ở tuổi 20 để kiểm soát tiền bạc tốt hơn, được các chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn) chia sẻ.

Tài chính thông minh: Làm sao để giàu có không chỉ dừng lại ở ba đời?

Đức Mạnh |

Người Việt Nam có quan niệm “không ai giàu ba họ", người Trung Quốc cho rằng “một gia tài không thể thọ nổi 3 thế hệ" hay ở phương Tây có “định luật Midas". Theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa nằm ở hiểu biết về quản lý tài chính thông minh.

Tài chính thông minh: Đừng thấy sang chảnh mà tưởng giàu

Hải Linh |

"Nhiều người có thu nhập cao và sở hữu nhiều tài sản nhưng lại luôn trong tình trạng vay nợ nhiều, thậm chí chưa hết tháng đã hết tiền. Như vậy, lương cao, có xe, có nhà chưa chắc đã là người giàu có", TS Hoàng Thị Bảo Thoa (Đại học Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ trong chương trình Tài chính thông minh số 3.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

8 mẹo quản lý tài chính thông minh các tỉ phú ước được biết khi ở tuổi 20

Đức Mạnh |

Những tỉ phú giàu có trên thế giới như Warren Buffett, Oprah Winfrey, Bill Gates… đều là những “bậc thầy” trong quản lý tài chính cá nhân. Dưới đây là 8 mẹo quản lý tài chính cá nhân họ ước mình đã được biết khi ở tuổi 20 để kiểm soát tiền bạc tốt hơn, được các chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn) chia sẻ.

Tài chính thông minh: Làm sao để giàu có không chỉ dừng lại ở ba đời?

Đức Mạnh |

Người Việt Nam có quan niệm “không ai giàu ba họ", người Trung Quốc cho rằng “một gia tài không thể thọ nổi 3 thế hệ" hay ở phương Tây có “định luật Midas". Theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa nằm ở hiểu biết về quản lý tài chính thông minh.

Tài chính thông minh: Đừng thấy sang chảnh mà tưởng giàu

Hải Linh |

"Nhiều người có thu nhập cao và sở hữu nhiều tài sản nhưng lại luôn trong tình trạng vay nợ nhiều, thậm chí chưa hết tháng đã hết tiền. Như vậy, lương cao, có xe, có nhà chưa chắc đã là người giàu có", TS Hoàng Thị Bảo Thoa (Đại học Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ trong chương trình Tài chính thông minh số 3.