Tài chính thông minh: Đẹp nhưng tiết kiệm, đừng để mỹ phẩm bòn rút ví tiền

Đức Mạnh |

Với tần suất mua sắm đều đặn và mong muốn thử sản phẩm làm đẹp mới, tiền của bạn sẽ "không cánh mà bay". Để quản lý tài chính thông minh, chuyên gia khuyên bạn nên áp dụng 5 cách đơn giản sau để tránh chi tiêu bốc đồng.

Theo số liệu từ trang Reuters Plus, làm đẹp là một ngành công nghiệp trị giá 500 tỉ USD và sẽ tiếp tục phát triển với sự trợ giúp của truyền thông và các xu hướng thay đổi nhanh chóng. Chính vì thế mà những công ty này sẽ nhắm tới ví tiền của khách hàng và khiến tủ mỹ phẩm của bạn ngày thêm chật cứng.

Để hạn chế chi tiêu quá trán với những sản phẩm không cần thiết, chuyên gia khuyên bạn nên áp dụng những phương pháp quản lý tài chính thông minh sau:

1. Lập ngân sách rõ ràng

Trước khi có ý định sắm thêm đồ dùng làm đẹp, chuyên gia tài chính khuyên bạn nên lập ngân sách. Cách này sẽ hạn chế việc quá tay khi mua các sản phẩm làm đẹp hoặc trang điểm.

Hãy tìm lại các hoá đơn mua hàng, lịch sử thanh toán ngân hàng và thẻ tín dụng của mình từ 2 hoặc 3 tháng trước. Sau đó, xác định số tiền trung bình bạn chi cho mỹ phẩm mỗi tháng. Đặt mục tiêu giảm số tiền đó xuống, ví dụ từ 500.000 đồng còn 300.000 đồng/tháng hoặc thấp hơn tuỳ vào hoàn cảnh.

Để không bị xoáy vào thú vui mua sắm, bạn cần phân biệt giữa cần và muốn. Tự đặt cho bản thân câu hỏi: Đây có phải là sản phẩm mình sẽ sử dụng thường xuyên không? Hay mình đang mua chỉ vì thấy quảng cáo hấp dẫn?

2. Dùng các mẫu thử trước khi mua sản phẩm full-size

Bạn muốn đổi nhãn hiệu kem nền hàng tháng để được sử dụng loại kem mới. Tuy nhiên dùng rồi lại không thích vì không hợp với da, hay đơn giản vì mẫu mã không đẹp.

Thay vì tốn kém như này, bạn có thể mua những mẫu thử miễn phí hay sản phẩm dưới dạng chiết để dùng thử. Cách này bạn vừa có thể trải nghiệm xem chúng có phù hợp với bản thân không, vừa là một cách tiết kiệm hiệu quả.

Tỉnh tảo trước những quảng cáo mỹ phẩm là cách để quản lý tài chính thông minh. Ảnh: Shutterstock
Tỉnh tảo trước những quảng cáo mỹ phẩm sẽ giúp mỗi người quản lý tài chính thông minh. Ảnh: Shutterstock

3. Áp dụng thói quen chăm sóc da hiệu quả

Một thói quen chăm sóc da tốt sẽ thể giúp bạn tự tin với làn da tự nhiên, từ đó tối giản khâu trang điểm và tiết kiệm về lâu về dài.

Theo các chuyên gia, những mỹ phẩm bình dân có rất nhiều loại tốt mà bạn không cần phải mua hãng quá đắt. Tham khảo bác sĩ da liễu và hội nhóm trên mạng sẽ giúp bạn có quy trình chăm sóc hiệu quả và hợp túi tiền.

4. Tối giản các bước trang điểm

Áp dụng cách trang điểm tối giản sẽ giúp bạn tôn lên vẻ ngoài mà vẫn tiết kiệm được tiền. Ngoài ra, bạn cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi chuẩn bị mỗi khi ra ngoài. Trên mạng xã hội có rất nhiều bài viết chia sẻ về cách make-up này bạn có thể tham khảo.

5. "Cai nghiện" mua hàng online

Thường xuyên nhìn thấy các tiệm làm đẹp và trang điểm có thể khiến bạn vung tiền vào những sản phẩm không cần thiết. Hạn chế lướt mạng xã hội hay sàn thương mại điển tử sẽ giúp bạn giảm tiếp xúc với các quảng cáo và xu hướng làm đẹp, từ đó ngăn bạn mua hàng bốc đồng.

Chuyên gia tài chính thông minh khuyên một cá nhân có thể bỏ theo dõi những người có ảnh hưởng tiêu cực tới mục đích chi tiêu của mình hoặc xoá hoàn toàn ứng dụng mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Tài chính thông minh: 13 cách tiết kiệm triệt để, thách thức mọi mức lương

Đức Mạnh |

Tỉ phú Warren Buffett từng nói: "Đừng tiết kiệm thứ gì còn lại sau khi chi tiêu, mà hãy chi tiêu thứ gì còn lại sau khi tiết kiệm". Để quản lý tài chính thông minh, mỗi người cần học cách tiết kiệm dù ở bất kỳ mức thu nhập nào.

Tài chính thông minh: Không nên vay quá 30% thu nhập để tránh bị nợ vùi đầu

Đức Mạnh |

Chia sẻ trong chương trình Tài chính thông minh số 4, Ths Phạm Thế Thành khuyên mỗi cá nhân chỉ nên vay khi hiểu rõ tình hình tài chính và lên kế hoạch trả nợ rõ ràng. Ngoài ra người đi mượn tiền cũng đừng quên lựa chọn tổ chức uy tín, cân nhắc lãi suất, phí, điều khoản vay...

Tài chính thông minh: Đừng để nợ "đè"

Hải Linh |

Trong chương trình Tài chính thông minh số 4, Ths Phạm Thế Thành, Giảng viên khoa Tài chính ngân hàng, ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ giúp khán giả của báo Lao Động trả lời các câu hỏi: Nên vay nợ bao nhiêu là hợp lý? Làm gì để không rơi vào bẫy nợ? Cách tối ưu các khoản vay.

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sớm nghiên cứu nguồn kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu này nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.

Nam ca sĩ sưu tầm 120 lá cờ khi du lịch vòng quanh thế giới

Chí Long |

Nhân dịp đầu năm mới 2023, ca sĩ Đoan Trường chia sẻ về hành trình du lịch vòng quanh thế giới và sưu tầm 120 lá cờ từ các nước mà anh từng đi qua.

Tài chính thông minh: Kế hoạch chi tiêu để Tết không liêu xiêu

Nhóm PV |

Nếu thiếu kinh nghiệm, bạn rất dễ bội chi và cháy túi vì tiêu xài quá nhiều trong dịp Tết. Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) này, bà Nguyễn Thùy Chi - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ bật mí bí quyết để có thể cùng gia đình tiết kiệm mà vẫn đón Tết ấm áp và trọn vẹn.

Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn: Cục Quản lý thị trường HN lên tiếng

NHÓM PV |

Liên quan đến loạt bài phản ánh “Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn”, trao đổi với Lao Động, Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Trần Việt Hùng - thừa nhận: thực tế việc các đơn vị kinh doanh thực phẩm chỉ nhập một lượng nhỏ hàng hoá có hóa đơn, chứng từ rồi trà trộn thực phẩm bẩn sau đó bán ra thị trường là có tồn tại.

Tài chính thông minh: 13 cách tiết kiệm triệt để, thách thức mọi mức lương

Đức Mạnh |

Tỉ phú Warren Buffett từng nói: "Đừng tiết kiệm thứ gì còn lại sau khi chi tiêu, mà hãy chi tiêu thứ gì còn lại sau khi tiết kiệm". Để quản lý tài chính thông minh, mỗi người cần học cách tiết kiệm dù ở bất kỳ mức thu nhập nào.

Tài chính thông minh: Không nên vay quá 30% thu nhập để tránh bị nợ vùi đầu

Đức Mạnh |

Chia sẻ trong chương trình Tài chính thông minh số 4, Ths Phạm Thế Thành khuyên mỗi cá nhân chỉ nên vay khi hiểu rõ tình hình tài chính và lên kế hoạch trả nợ rõ ràng. Ngoài ra người đi mượn tiền cũng đừng quên lựa chọn tổ chức uy tín, cân nhắc lãi suất, phí, điều khoản vay...

Tài chính thông minh: Đừng để nợ "đè"

Hải Linh |

Trong chương trình Tài chính thông minh số 4, Ths Phạm Thế Thành, Giảng viên khoa Tài chính ngân hàng, ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ giúp khán giả của báo Lao Động trả lời các câu hỏi: Nên vay nợ bao nhiêu là hợp lý? Làm gì để không rơi vào bẫy nợ? Cách tối ưu các khoản vay.