Số hoá bản đồ trái cây, nữ doanh nhân 9x đưa trái cây Việt ra thế giới

KHÁNH LINH |

Trong thời kỳ toàn cầu hóa và xã hội số, vấn đề chất lượng, chỉ dẫn địa lý và quảng bá trên nền tảng thương mại điện tử chính là một trong những giải pháp quan trọng giải bài toán đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Từ đó, Bản đồ trái cây Việt Nam - nơi hệ thống hóa thông tin dữ liệu hình ảnh trái cây Việt trên nền tảng thương mại điện tử đã được bà Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Chủ tịch HĐQT Mia Group hiện thực hóa giúp kết nối các đối tác muốn nhập khẩu nông sản Việt với người nông dân.

- Được biết, năm qua Bản đồ trái cây Việt Nam đã được giới thiệu tại một triển lãm ở Ý, hội chợ Asia Fruit Logistica ở Thái Lan... Quay ngược lại thời gian, bà có thể chia sẻ ý tưởng ban đầu hình thành lên dự án này?

Do đặc thù công việc, công ty tôi làm trong ngành xuất nhập khẩu hoa quả nên tôi thường xuyên tham dự các hội chợ, triển lãm trái cây quốc tế ở khắp nơi trên thế giới. Năm 2020 là 1 năm đặc biệt, do dịch bệnh có nhiều biến động nên ngành trái cây chúng tôi đã không thể gặp nhau và cùng giao lưu ở 1 nước thứ 3 trên thế giới.

Chính vì thế, tôi đã nghĩ rằng cần phải làm một nền tảng để có thể quảng bá trái cây Việt Nam. Chỉ bằng một cú “click” chuột thôi mọi người có thể biết được các loại trái cây của Việt Nam, nằm ở vùng miền nào, có đặc trưng gì… Và thế là tôi đã bắt tay vào việc đi khắp các tỉnh để lập bản đồ trái cây cho Việt Nam.

- Trong quá trình hiện thực hóa Bản đồ trái cây Việt Nam, bà và những người cùng đồng hành đã gặp phải những khó khăn gì?

Ý tưởng được triển khai thực hiện từ đầu năm 2020, thời điểm mà dịch bệnh căng thẳng và lúc đấy đang phải giãn cách xã hội, nên việc đi lại thực địa gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, việc tổ chức triển lãm tại toà nhà Quốc hội là 1 việc chưa từng có tiền lệ trước đây, Mia Fruit là 1 trong những doanh nghiệp đầu tiên được tin tưởng để giới thiệu các đặc sản trái cây vùng miền trước các Đại biểu Quốc hội.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Huyền. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Huyền. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

- Việc xây dựng 1 kênh để quảng bá trái cây Việt Nam đến người dùng trong nước và bạn bè thế giới đã trở thành hiện thực. Vậy thưa bà, làm thế nào để có thể nhận diện được trái cây Việt trên bản đồ trái cây thế giới?

Có 3 yếu tố quan trọng hàng đầu. Đầu tiên là cách làm nhận diện thương hiệu cho từng loại trái theo từng vùng miền. Thứ 2 là làm truyền thông cho trái cây hay nông sản nói chung, tôi thấy là 1 việc rất quan trọng nhưng theo tôi vẫn còn đang bỏ ngỏ. Từ việc làm truyền thông thì mình có thể kết nối và định hướng được người sản xuất và người tiêu dùng. Và cuối cùng là yếu tố chất lượng, làm thế nào để đem đến hương vị và chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.

- Cụ thể, việc nhận diện trái cây Việt Nam đã được Mia Fruit thực hiện như thế nào?

Trong 8 năm, tôi đã đến rất nhiều đất nước trên thế giới phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc…, tôi đã được quan sát, học hỏi cách họ làm thương mại nông nghiệp một cách thành công, tôi đã mang về Việt Nam để áp dụng, chia sẻ cho bà con nông dân.

Với góc độ của 1 doanh nghiệp, tôi tham gia vào quá trình tư vấn và định hướng cho bà con cũng như đưa sản phẩm ra thị trường, nên tôi cũng hiểu khẩu vị của người tiêu dùng. Mắt xích quan trọng nhất là xác định được xu hướng tiêu dùng hiện tại, để quay lại đóng góp ý tưởng nên trồng loại gì, theo tiêu chuẩn nào, để xuất sang thị trường nào, cần có nghiên cứu rất cụ thể. Để giảm thiểu đi những rủi ro, công sức, thời gian, tiền của, việc nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng là vô cùng quan trọng.

Bản đồ trái cây Việt Nam tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Bản đồ trái cây Việt Nam được giới thiệu tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

- Để đưa trái cây đặc sản 4 mùa của Việt Nam lên một vị thế cao hơn trên bản đồ trái cây thế giới, theo bà, vai trò của chính quyền địa phương cần được khẳng định như thế nào trong sự phối hợp giữa cơ quan chức năng tại địa phương, doanh nghiệp và người nông dân, để đẩy mạnh nông sản của địa phương?

Trong quá trình đi khắp các tỉnh để trò chuyện, tham khảo và tham gia vào việc định hướng cho các địa phương, tôi thấy rằng vai trò của chính quyền địa phương là vô cùng quan trọng. Nếu địa phương chọn lọc ra được như sản phẩm để đẩy mạnh làm thương hiệu, những sản phẩm đạt chất lượng tốt được đưa ra thị trường sẽ mang lại giá trị kinh tế lớn và làm nên thương hiệu của địa phương. Tôi lấy ví dụ như đặc sản nhãn Hưng Yên, vải Bắc Giang… mọi người đều biết tới địa phương gắn với loại trái cây đó.

Tới đây, Bản đồ trái cây sẽ bước vào giai đoạn kết nối hơn 800 doanh nghiệp lớn về ngành nông sản trên thế giới với khoảng 1.000 hợp tác xã sản xuất trái cây ở Việt Nam. Tiến tới, đây sẽ là mạng xã hội để kết nối giữa người mua và người bán. Nói dễ hiểu nó chính là chợ B2B, trong đó sẽ có chợ B2B nội địa và quốc tế. Tất cả các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đều có thể tham gia. Doanh nghiệp sẽ đặt hàng, hợp tác xã nhận đơn trồng theo tiêu chuẩn khách yêu cầu. Từ đó, dần giải quyết tình trạng được mùa rớt giá, cũng như xóa bỏ cảnh “giải cứu” nông sản ở Việt Nam.

- Xin cảm ơn bà!

KHÁNH LINH
TIN LIÊN QUAN

Cách làm kẹo dẻo trái cây ngọt thơm đãi khách dịp Tết Nguyên đán

Tuấn Đạt |

Các bà nội trợ có thể tham khảo và trổ tài khéo léo bằng cách làm kẹo dẻo trái cây thơm ngon, sạch sẽ và an toàn để đãi khách đến chơi nhà dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Hà Nội: 100% cửa hàng kinh doanh trái cây sẽ có biển nhận diện

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đặt mục tiêu 100% cửa hàng kinh doanh trái cây trên các tuyến phố được cấp biển nhận diện “Cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn.

Rau, củ, trái cây Trung Quốc chiếm phần lớn ở các chợ đầu mối TPHCM

Ngọc Lê - Thanh Chân |

TPHCM - Thời điểm này, số lượng hàng hoá về các chợ đầu mối ở thành phố tăng mạnh nhằm phục vụ nhu cầu người dân dịp cuối năm. Trong đó, nhiều loại trái cây như lựu, táo, cam… có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế tại các sạp hàng ở chợ đầu mối với mức giá rẻ.

Dòng xe nối nhau trở về Hà Nội, cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ ùn tắc kéo dài

Phương Anh |

Từ chiều đến khuya mùng 4 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, do lượng lớn các phương tiện đổ dồn về thủ đô sau kỳ nghỉ Tết khiến cho giao thông trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ liên tục ùn tắc kéo dài hàng cây số.

Thiên đường của loài mèo

Thanh Hà |

Trong thành phố cổ từng do các sultan và hoàng đế cai trị, đế vương thực sự là những con mèo khiêm nhường đang lang thang khắp mọi hang cùng, ngõ hẻm.

Quảng Ninh: Khởi đầu cho mục tiêu 12,5 triệu khách du lịch năm 2023

Đoàn Hưng |

Dịp Tết Nguyên đán năm nay, nhờ dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát và thời tiết thuận lợi, các điểm đến của Quảng Ninh tiếp tục ghi nhận lượng khách tăng mạnh.

Áp lực lạm phát đè nặng trong năm 2023

Hương Nguyễn |

Bài toán lạm phát tiếp tục là câu chuyện khó đối với những nhà điều hành chính sách tiền tệ. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà nhận định gì về lạm phát trong năm 2023.

Chưa hết Tết, giao thông cửa ngõ Thủ đô đã căng thẳng

Nhóm PV |

Ngày 25.1 (tức mùng 4 Tết Nguyên đán), dù chưa hết kỳ nghỉ Tết nhưng lượng người đổ về trung tâm Hà Nội tăng đột biến khiến các cửa ngõ nhiều điểm ùn tắc cục bộ.

Cách làm kẹo dẻo trái cây ngọt thơm đãi khách dịp Tết Nguyên đán

Tuấn Đạt |

Các bà nội trợ có thể tham khảo và trổ tài khéo léo bằng cách làm kẹo dẻo trái cây thơm ngon, sạch sẽ và an toàn để đãi khách đến chơi nhà dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Hà Nội: 100% cửa hàng kinh doanh trái cây sẽ có biển nhận diện

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đặt mục tiêu 100% cửa hàng kinh doanh trái cây trên các tuyến phố được cấp biển nhận diện “Cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn.

Rau, củ, trái cây Trung Quốc chiếm phần lớn ở các chợ đầu mối TPHCM

Ngọc Lê - Thanh Chân |

TPHCM - Thời điểm này, số lượng hàng hoá về các chợ đầu mối ở thành phố tăng mạnh nhằm phục vụ nhu cầu người dân dịp cuối năm. Trong đó, nhiều loại trái cây như lựu, táo, cam… có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế tại các sạp hàng ở chợ đầu mối với mức giá rẻ.