Siết chặt quản lý, thu hồi đất công: Không thể chậm trễ

MINH BẰNG |

Việc hai nguyên Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng bị khởi tố hôm 17.4 và thông báo hôm 18.4 từ Văn phòng Thành ủy TPHCM về việc Cty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận (gọi tắt là Tân Thuận - 100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy) cho Cty CP Quốc Cường Gia Lai vốn không liên quan đến nhau.

Thế nhưng, hai vụ việc này đều có chung một điểm, đó là việc quản lý đất đai, đặc biệt là đất công đã bị buông lỏng, vi phạm ở nhiều nơi. Cần siết chặt quản lý, thậm chí phải thu hồi ngay khi phát hiện ra sai phạm.

Mỗi nơi vi phạm một kiểu

Với vụ Phan Văn Anh Vũ - tức Vũ “nhôm” liên quan đến hai cựu Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng là Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến đều bị khởi tố với tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” quy định Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015 và “Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai” quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015 với sự hỗ trợ của nhiều cựu quan chức Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng cho thấy mức độ nghiêm trọng.

Điển hình là những sai phạm mà Báo Lao Động đã phản ánh trong bài “Bỏ qua pháp luật để tiếp tay cho Vũ “nhôm” như ký các quyết định liên quan đến giao đất, thu hồi đất, điều chỉnh quy hoạch, định giá rẻ… đối với hàng loạt nhà công sản và các dự án lớn.

Trong khi đó, vụ việc tại khu dân cư Phước Kiển (huyện Nhà Bè, TPHCM) mà Tân Thuận chuyển cho Quốc Cường Gia Lai không chỉ đơn giản là “đã không báo cáo cho tập thể Ban Thường vụ Thành ủy theo quy định” như thông báo của Văn phòng Thành ủy TPHCM.

Ở đây còn có vấn đề mà báo chí đã thông tin về việc Tân Thuận đã để Quốc Cường Gia Lai mua với giá rẻ mạt, không qua đấu giá công khai, chỉ 1,29 triệu đồng/m2. Với giá này, hơn 30ha đất chỉ mang về cho ngân sách 419 tỉ, thấp hơn giá thị trường hơn 2.000 tỉ đồng. Từ đó, Thành ủy TPHCM yêu cầu Tân Thuận đàm phán để hủy hợp đồng này.

Tất nhiên, vụ việc này cơ quan chức năng sẽ còn tiếp tục làm rõ còn ai đứng đằng sau để tiếp tục xử lý chứ không thể đơn giản là “không yêu thì hủy hợp đồng trả lại tiền”, tạo ra những tiền lệ xấu trong quản lý kinh tế.

Một vụ việc khác gây xôn xao dư luận Cần Thơ là quyết định thu hồi đất khu đất có diện tích 78.912,4m2 thuộc phường Cái Khế, quận Ninh Kiều thuộc Nhà khách Cần Thơ (Văn phòng UBND TP.Cần Thơ) thuê không thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và bị cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng không chấp hành.

Tuy nhiên phía sau câu chuyện lại khá phức tạp khi có thông tin cho rằng, mảnh đất này UBND TP.Cần Thơ giao cho Nhà khách Cần Thơ liên doanh với Cty TNHH Thương mại và Dịch vụ Địa Cầu triển khai dự án từ năm 2011. Các doanh nghiệp tham gia đầu tư được giao đất 49 năm (từ ngày 26.5.2011 đến 1.9.2060). Nhưng khi thu hồi, các chủ đầu tư, trong đó có Địa Cầu không hề được nhắc đến dù đã đầu tư 260 tỉ từ 10 năm nay. Được biết, vụ việc này cũng đang được các cấp thanh tra.

Hay cũng tại Cần Thơ, mới đây, ngày 6.4, thanh tra TP.Cần Thơ cũng đã ra kết luận về hàng loạt sai phạm của các phòng chức năng quận Bình Thủy, phường Long Hòa đã buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm để xảy ra các vi phạm trong quản lý đất đai tại khu đô thị mới Võ Văn Kiệt. Những vi phạm này, Thanh tra thành phố kiến nghị chuyển hồ sơ qua Công an TP để tiếp tục điều tra, làm rõ.

Bộ VHTTDL yêu cầu BQL khu LHTTQG Mỹ Đình phải thực hiện đúng việc sử dụng và quản lý đất công.Ảnh: A.C
Bộ VHTTDL yêu cầu BQL khu LHTTQG Mỹ Đình phải thực hiện đúng việc sử dụng và quản lý đất công.Ảnh: A.C

Đã quyết liệt, cần quyết liệt hơn

Rõ ràng, việc sử dụng đất công một cách bừa bãi, lợi ích nhóm, vi phạm pháp luật ở nhiều nơi như đã ví dụ ở trên đã phần nào cho thấy việc quản lý đất công lâu nay còn lỏng lẻo dẫn đến lãng phí, thất thoát lớn. Mới đây, để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 167/2017-NĐ-CP có hiệu lực từ 1.1.2018. Nghị định này được cho là sẽ ngăn chặn một cách có hiệu quả tình trạng mua bán, sử dụng sai mục đích đất công sản hiện nay.

Theo nghị định này, đối với trường hợp nhà, đất sử dụng không đúng quy định như không sử dụng, cho mượn, cho thuê, hợp tác, liên doanh, liên kết, Nhà nước sẽ thu hồi. Nghị định quy định việc thu hồi nhà, đất công được áp dụng trong các trường hợp như: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp không sử dụng liên tục quá 12 tháng; Sử dụng nhà, đất không đúng quy định; Chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, sử dụng nhà, đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định; Nhà, đất được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng… Nghị định 176 cũng quy định quyền hạn thu hồi đất của Bộ Tài chính, UBND cấp tỉnh.

Theo các chuyên gia, động thái của Chính phủ đã khiến nhiều ngành, tỉnh phải “giật mình tỉnh ngủ” và ban hành những văn bản để thanh tra, sắp xếp, thu hồi lại những vị trí đất cho thuê tràn lan, gây lãng phí, thất thoát hàng chục năm nay.

Điển hình là việc cuối tháng 3.2018, Bộ VHTTDL Công văn 1132 về việc quản lý cơ sở vật chất Khu LHTTQG Mỹ Đình. Trong đó, công văn nhấn mạnh về việc sắp xếp, xử lý tài sản công, tăng cường quản lý đất đai…

Việc sử dụng tài sản công để cho thuê của Ban quản lý Khu LHTT Mỹ Đình gây bức xúc nhiều năm nay và chính quyền quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã nhiều lần gửi công văn cho Bộ VHTTDL đề nghị chỉ đạo xử lý các sai phạm trong sử dụng quỹ đất của Khu LHTTQG Mỹ Đình từ năm 2012.

Theo các báo cáo, nguyên Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh đã ký các văn bản đồng ý cho BQL Khu LHTTQG được tự chủ về tài chính và được thực hiện thí điểm hoạt động liên danh, liên kết với các tổ chức, các cá nhân trong khai thác cơ sở vật chất và quỹ đất nhằm tăng nguồn thu. Từ đó, nhiều đơn vị, cá nhân kinh doanh các loại hình không liên quan đến thể thao nhưng được cho phép mở cửa tràn lan như quán bia hơi, càphê, massage, khu sửa xe, rửa xe ôtô… khiến Khu LHTTQG trở nên lộn xộn.

Văn bản của Bộ VHTTDL cũng yêu cầu BQL khu LHTTQG phải thực hiện nội dung quy định tại Nghị định 151, 167 của Chính phủ và Khu LHTTQG Mỹ Đình phải dừng khai thác, cho thuê toàn bộ phần diện tích đất đã đền bù giải bóng mặt bằng nhưng chưa triển khai các dự án theo quy hoạch. Đồng thời, chấm dứt các hợp đồng cho thuê, khai thác ngắn hạn hiện có và thu hồi lại mặt bằng.

Rõ ràng, Nghị định 167 đã tạo ra những chuyển biến khá rõ ràng. Điển hình là ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về tình trạng vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang diễn ra phức tạp (chuyển nhượng, san lấp, phân lô, xây dựng hạ tầng và nhà ở trên đất nông nghiệp), nguy cơ phá vỡ quy hoạch nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ bổ sung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Quốc vào Kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra theo Quyết định số 106/QĐ-TTCP ngày 28.3.2018 của Tổng Thanh tra Chính phủ.

Đồng thời, yêu cầu UBND tỉnh Kiên Giang kiểm tra và xử lý các công trình vi phạm trên đất nông nghiệp tại huyện Phú Quốc theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1.7.2018.

Vấn đề nhà, đất công ở Đà Nẵng không chỉ có mình Vũ “nhôm”, ở TPHCM không chỉ có Tân Thuận, ở Hà Nội không chỉ riêng Khu LHTTQG là sử dụng tài sản nhà nước cho tư nhân thuê bừa bãi.

Đầu năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành chỉ thị 01/CT-TTg yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Chỉ thị cũng nêu rõ: “Chấn chỉnh và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, tính thu nghĩa vụ tài chính về đất đai không đúng quy định của pháp luật; cũng như đối với việc buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép hoặc chậm đưa đất vào sử dụng mà không xử lý kịp thời”.

Những vụ việc gần đây càng đặt ra yêu cầu cấp thiết về quản lý đất đai. Buông lỏng quản lý không chỉ gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước mà còn làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với sự điều hành chỉ đạo, quản lý của Nhà nước. Siết chặt quản lý, thu hồi đất công - không thể chậm trễ hơn.

Hà Nội siết chặt quản lý nhà ở, đất đai

Ngày 16.4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã ký Công văn số 1604/UBND-ĐT chỉ đạo việc quản lý, sử dụng quỹ đất, quỹ nhà điều tiết tại các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn Thành phố. Theo đó, về quỹ đất 20%, quỹ nhà 30% tại dự án phát triển nhà ở TP.Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương lập hồ sơ thu hồi 39,2ha thuộc quỹ đất 20%, quỹ đất xây dựng công trình công cộng phải bàn giao cho TP, đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

Trước đó, tháng 11.2017, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng đã ký ban hành Công văn số 5782/UBND-KT tăng cường quản lý, sử dụng nhà, đất và trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp. Theo đó, thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, của UBND TP.Hà Nội về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công.

MINH BẰNG
TIN LIÊN QUAN

59 xe bồn tưới nước chống bụi ở dự án sân bay Long Thành như muối bỏ bể

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao Động trên đại công trường thi công dự án sân bay Long Thành ở xã Bình Sơn, huyện Long Thành, hàng chục xe bồn tưới nước hoạt động liên tục. Tuy nhiên, với khối lượng đất đào đắp có thể lên tới nửa triệu m3/ ngày cùng với hàng ngàn phương tiện máy móc thường xuyên hoạt động, di chuyển trên đại công trường rộng hơn 2.500 ha khiến việc tưới nước của 59 xe bồn trở nên như muối bỏ bể, bụi vẫn bay mù mịt.

Một khách nam rơi từ tầng 3 sân bay Nội Bài xuống đất

PHẠM ĐÔNG - HIẾU ANH |

Một người đàn ông bất ngờ trèo qua lan can và nhảy từ tầng 3 xuống khu vực công cộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài.

Thấy gì từ việc Youtuber, Streamer vây quanh lễ cúng thất NSƯT Vũ Linh?

Huyền Chi |

Sự phát triển bùng nổ của mạng xã hội trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho các YouTuber, Streamer khai thác nhưng cũng để lại nhiều hệ lụy.

Cựu trưởng phòng Điều tra lừa đảo 19 tỉ đồng chạy án vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Ông Hoàng Văn Hưng - cựu Trưởng Phòng Điều tra Cục An ninh điều tra trong vụ án chuyến bay giải cứu được xác định lừa đảo chiếm đoạt gần 19 tỉ đồng khi "chạy án".

XTMobi và Dienthoaimoi xóa dấu vết, đóng cửa sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Sau loạt bài phản ánh của Báo Lao Động đăng tải ngày hôm qua 3.4.2023 về các hoạt động kinh doanh điện thoại Iphone theo cách chộp giật và lừa dối khách hàng, hôm nay 4.4.2023 hàng loạt các cửa hàng thuộc hệ thống XTMobi và Dienthoaimoi tại Hà Nội đã đóng cửa, tạm dừng hoạt động.

Nhà trường phân trần việc mua sắm dụng cụ với giá cao gấp nhiều lần

Phan Tuấn |

Nhiều gói thầu mua sắm trang thiết bị giáo dục được Thanh tra tỉnh Đắk Nông phát hiện bị thổi giá gấp từ 4 đến 6 lần. Liên quan đến sự việc này, một hiệu trưởng nhà trường còn cho rằng họ được nhận hàng trước trước rồi sau đó có người gọi điện gửi hồ sơ qua bưu điện xin thanh toán sau.

Hàng loạt ngôi nhà trăm năm tuổi tại khu phố cổ chờ sập

Nhóm PV |

Giữa lòng Hà Nội vẫn còn rất nhiều ngôi nhà cổ có tuổi đời lên đến hàng trăm năm tuổi không được sửa chữa, trùng tu. Trên các tuyến phố cổ như Hàng Mã, Hàng Chuối,… nhiều căn nhà xuống cấp trầm trọng, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.

Hà Nội: Công nhân nghèo ở “biệt thự” tiền tỉ

MINH HÀ - ĐỨC TRUNG |

Khu biệt thự tiền tỉ Thiên đường Bảo Sơn (huyện Hoài Đức, Hà Nội) bị bỏ hoang hàng chục năm nay, được chọn làm nơi sinh sống tạm thời của hàng trăm công nhân xây dựng đến từ các tỉnh Sơn La, Tuyên Quang, Hà Giang... Mặc dù gọi là biệt thự nhưng ở đây chỉ là công trình được xây thô, thiếu thốn đủ thứ, chỉ phù hợp với cuộc sống tạm bợ của những công nhân nghèo này.