Sau dịch tả lợn Châu Phi: Nông dân gặp nhiều khó khăn khi tái đàn

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk là tỉnh có tổng đàn lợn cao nhất vùng Tây Nguyên. Khi dịch tả lợn Châu Phi đã được kiểm soát, rất nhiều người dân nuôi lợn ở tỉnh này đang muốn tái đàn trở lại để cải thiện thu nhập, nhưng thực tế lại gặp nhiều khó khăn…

Gặp nhiều khó khăn khi tái đàn lợn

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Đắk Lắk, tính đến đầu tháng 3.2020, toàn tỉnh có tổng đàn lợn hơn 800.000 con, cao nhất vùng Tây Nguyên và xếp thứ 7 cả nước, tập trung chủ yếu ở TP.Buôn Ma Thuột, huyện Ea Kar, Buôn Đôn… Dịch tả lợn Châu Chi bùng phát hồi tháng 5.2019 đã xảy ra ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, hơn 4 vạn con lợn bị thiêu hủy, 4.400 hộ dân bị bị thiệt hại nặng nề. Hiện, rất nhiều nơi ở tỉnh Đắk Lắk đã ban hành quyết định công bố hết dịch và một số hộ dân đã và đang bắt đầu tái đàn.

Chị Hoàng Thị Lựu (ngụ TP.Buôn Ma Thuột), tâm sự, đợt dịch năm ngoái gia đình tôi đã phải tiêu hủy hàng chục con lợn. Hiện trang trại chỉ còn khoảng 10 con. Tôi đang muốn tái đàn, nhưng gặp quá nhiều khó khăn. Hiện, giá con giống đang cao, khoảng 2,5 triệu đến 5 triệu/cặp, tùy loại. Ngoài ra, kinh tế gia đình đang eo hẹp nên việc nâng cấp chuồng, trại để đạt chuẩn theo quy định khó thực hiện.

Ông Khăm Phon Lào - Trưởng phòng NNPTNT huyện Buôn Đôn cho biết, toàn huyện đang có hơn 70.000 con lợn. Hiện, có nhiều hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ, lẻ đều muốn tái đàn để tăng thêm thu nhập khi thịt lợn đang được giá nhưng gặp khó khăn về việc mua con giống và cải thiện chuồng, trại đạt chuẩn. Bên cạnh đó, dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp, nếu người dân vội vàng tái đàn diện rộng và khi lợn đủ cân nặng để bán thì chẳng ai có thể đoán định được giá cả lúc đó sẽ biến động thế nào.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đắk Lắk, toàn tỉnh đã tái đàn lợn được tổng cộng hơn 7 vạn con. Việc tái đàn lợn chủ yếu được duy trì ổn định tại hệ thống các trang trại chăn nuôi gia công của Công ty CP Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk và một số trang trại, hộ gia đình đáp ứng đủ điều kiện chăn nuôi lợn an toàn sinh học.

Cần cẩn trọng khi chuyển đổi vật nuôi

Ông Nguyễn Nam - Trưởng phòng Chăn nuôi (Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đắk Lắk) cho hay, những nông hộ chăn nuôi tự phát hay trang trại quy mô nhỏ, lẻ chưa được kiểm soát chặt chẽ vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm như hệ thống chuồng trại, trang thiết bị vẫn chưa đáp ứng yêu cầu để thực hiện quy trình chăn nuôi an toàn. Bên cạnh đó, người dân vẫn chưa nắm kiến thức, kỹ thuật thực hiện phòng chống dịch bệnh. Chính vì lý do đó, dù cho thịt lợn đang được giá nhưng việc người dân tái đàn lúc này sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ dịch bệnh lại tiếp tục bùng phát, lây lan.

Ông Thủy Lệ Vũ - Phó Chi cục trưởng (phụ trách) Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đắk Lắk nhận định, trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, trong thời gian đến giá thịt lợn chắc chắn sẽ có nhiều biến động nên người dân phải rất cẩn trọng khi tái đàn. Nên chọn con giống tại địa phương để bảo đảm an toàn thay vì nhập từ các tỉnh khác. Hiện, chi phí để xây dựng một trang trại lợn đảm bảo an toàn sinh học có sức chứa khoảng 1.000 con tốn khoảng 2 tỉ đồng, số tiền bỏ ra là rất lớn nên người dân có thể lựa chọn việc chuyển đổi sang vật nuôi khác… để tiết kiệm chi phí nhưng phải tính toán hết sức cẩn thận.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Nhiều tỉnh tái đàn lợn thành công nhờ “cách ly” virus dịch tả lợn Châu Phi

Long Vũ |

Nhờ tái đàn hiệu quả, tổng đàn lợn của cả nước đạt gần 24 triệu con, bằng 74% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Giá lợn hơi ở mức cao, người chăn nuôi vẫn dè dặt tái đàn

HÀ ANH CHIẾN |

Hiện nay, giá lợn hơi tại tỉnh Đồng Nai đang đứng ở mức cao, tình hình dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn cũng cơ bản được khống chế, nhưng người nông dân vẫn chưa thể vui mừng vì không có lợn để bán. Nguyên nhân một phần là do tại tỉnh Đồng Nai, việc tái đàn vẫn khá dè dặt, chủ yếu tái đàn ở các doanh nghiệp FDI và các trang trại lớn, còn 25% hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nếu không đảm bảo an toàn sinh học thì chưa được tái đàn.

ĐBSCL: Dịch tả lợn Châu Phi lắng dịu, các địa phương tính chuyện tái đàn

NHẬT HỒ |

Nhiều tỉnh ĐBSCL qua 30 ngày không tái phát dịch tả lợn Châu Phi. Dịch bệnh này đã lắng dịu, các địa phương hướng dẫn người dân tái đàn.

Đắk Lắk: Người nuôi cần cẩn trọng tái đàn heo

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk nhiều năm nay là tỉnh có tổng đàn lợn lớn nhất khu vực Tây Nguyên. Trong đợt dịch tả lợn Châu Phi cách đây ít tháng, tỉnh đã tiêu hủy hơn 4 vạn con lợn, làm hơn 4.000 hộ dân bị thiệt hại nặng nề. Tuy giá thịt lợn đang tăng cao chưa từng có nhưng người dân tỉnh này vẫn thận trọng việc tăng đàn, tái đàn vì tiềm ẩn nhiều rủi ro...

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Nhiều tỉnh tái đàn lợn thành công nhờ “cách ly” virus dịch tả lợn Châu Phi

Long Vũ |

Nhờ tái đàn hiệu quả, tổng đàn lợn của cả nước đạt gần 24 triệu con, bằng 74% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Giá lợn hơi ở mức cao, người chăn nuôi vẫn dè dặt tái đàn

HÀ ANH CHIẾN |

Hiện nay, giá lợn hơi tại tỉnh Đồng Nai đang đứng ở mức cao, tình hình dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn cũng cơ bản được khống chế, nhưng người nông dân vẫn chưa thể vui mừng vì không có lợn để bán. Nguyên nhân một phần là do tại tỉnh Đồng Nai, việc tái đàn vẫn khá dè dặt, chủ yếu tái đàn ở các doanh nghiệp FDI và các trang trại lớn, còn 25% hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nếu không đảm bảo an toàn sinh học thì chưa được tái đàn.

ĐBSCL: Dịch tả lợn Châu Phi lắng dịu, các địa phương tính chuyện tái đàn

NHẬT HỒ |

Nhiều tỉnh ĐBSCL qua 30 ngày không tái phát dịch tả lợn Châu Phi. Dịch bệnh này đã lắng dịu, các địa phương hướng dẫn người dân tái đàn.

Đắk Lắk: Người nuôi cần cẩn trọng tái đàn heo

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk nhiều năm nay là tỉnh có tổng đàn lợn lớn nhất khu vực Tây Nguyên. Trong đợt dịch tả lợn Châu Phi cách đây ít tháng, tỉnh đã tiêu hủy hơn 4 vạn con lợn, làm hơn 4.000 hộ dân bị thiệt hại nặng nề. Tuy giá thịt lợn đang tăng cao chưa từng có nhưng người dân tỉnh này vẫn thận trọng việc tăng đàn, tái đàn vì tiềm ẩn nhiều rủi ro...