Sầm Sơn – 1 thế kỷ thăng trầm

Linh Linh |

Sở hữu đường bờ biển với cát trắng trải dài cùng đa dạng thắng tích huyền thoại, Sầm Sơn (Thanh Hóa) từng được người Pháp mệnh danh là điểm nghỉ dưỡng lý tưởng bậc nhất Đông Dương.

Khu nghỉ mát lý tưởng nhất Đông Dương

Sầm Sơn được hình thành trên nền một bán đảo cổ, là thành quả bồi tụ của biển cả, núi đồi suốt hàng ngàn năm. Sách sử ghi lại cách đây chừng 2 – 3 ngàn năm, con người đã tìm đến đây định cư và bắt đầu quá trình chinh phục cả đồng bằng lẫn biển cả. Nhưng cái tên Sầm Sơn thì mãi đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, mới thấy xuất hiện trên các tài liệu chữ viết và trong kho từ vựng.

Vùng đất này có vẻ đẹp tuyệt vời của một bên là những bờ cát mịn màng hút mắt và đại dương mênh mang, một bên là dãy Trường Lệ uốn lượn nhấp nhô như những cơn sóng in lên vòm trời xanh thẳm. Vẻ đẹp ấy sớm “lọt mắt xanh” của người Pháp ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, không chỉ như một thắng cảnh du lịch cho những người ưa khám phá mà còn là điểm nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe hàng đầu.

Với những khu nghỉ dưỡng kiểu này, tiêu chí của người Pháp tương đối khắt khe. Đầu tiên, bãi tắm phải có những dải cát trắng mịn chạy thoai thoải ra khơi, sóng vỗ vừa phải, không có đá ngầm, để người tắm có thể ra xa bờ hàng trăm mét mà vẫn an toàn. Tiếp đó là độ mặn của nước biển và khí hậu phải phù hợp với sự nghỉ ngơi, an dưỡng của con người, đặc biệt là người Pháp vốn đã thích nghi với khí hậu đại dương ôn hòa của vùng Địa Trung Hải. Sầm Sơn đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí này và được học giả Le Breton nhận định “là bãi tắm tốt nhất để phục hồi sức khỏe”.

Năm 1904, Toàn quyền Đông Dương Jean-Ernest Moulié ra Nghị định xây dựng các đài quan sát, trạm y tế và trung tâm nghỉ dưỡng tại bãi biển và ven núi Trường Lệ nhằm phục vụ quan chức Pháp và quan lại Nam triều. Những năm sau đó, Moulié tiếp tục cho xây dựng tuyến đường bộ đầu tiên dài 16 km nối Thanh Hóa với Sầm Sơn, và hàng loạt villa tiếp tục được xây dựng trên núi Trường Lệ, đó là khu vực Sầm Sơn cao (Sầm Sơn Lehaut), chủ yếu để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của giới thượng lưu, quý tộc.

Cùng với những công trình nghỉ dưỡng cao cấp được người Pháp xây dựng, ở khu vực Sầm Sơn thấp (Sầm Sơn Lebas) cũng dần xuất hiện các khách sạn của thương nhân người Việt, đưa Sầm Sơn nhanh chóng trở thành bãi biển thu hút du khách thập phương và được biết đến như một “khu nghỉ mát lý tưởng nhất Đông Dương".

“Một số khu nghỉ mát bên bờ biển đã được thiết lập, nơi không khí tiếp thêm sinh lực cho du khách, tránh tình trạng mệt mỏi thường đến từ khí hậu đồng bằng nóng ẩm. Trong đó, nơi lý tưởng là Sầm Sơn (Thanh Hóa), Thuận An (Huế)…” - (lược dịch trong cuốn “The Peoples of French Indochina” của tác giả Olov. L.T. Janse xuất bản năm 1944).

Có thể nói người Pháp đã có công lớn trong việc khai phá tiềm năng của Sầm Sơn và mở đầu cho xu hướng du lịch nghỉ dưỡng từ hơn 100 năm trước.

 

Thành phố trẻ và cú ngược dòng ngoạn mục

Tuy nhiên, bước vào thời hiện đại, Sầm Sơn có lúc phải đối mặt với cuộc khủng hoảng về du lịch khi hạ tầng xuống cấp, cùng tai tiếng lôi kéo và “chặt chém”. Trong nhiều năm liền, ít ai còn nhớ đến Sầm Sơn với danh hiệu “điểm nghỉ mát lý tưởng nhất Đông Dương” lừng lẫy một thời.

Rất may mắn, trong hơn 5 năm trở lại đây, du khách đã chứng kiến một cuộc “ngược dòng” ngoạn mục của Sầm Sơn với sự quyết liệt chưa từng có trong việc thay đổi tư duy du lịch cũng như cách làm du lịch.

Chị Ngân (ở tỉnh Hà Giang) cho biết: “Gần 10 năm rồi gia đình tôi mới quay lại Sầm Sơn. Tôi khá bất ngờ về những thay đổi của điểm du lịch biển này. Không còn là bờ biển với quán xá lộn xộn mà tôi từng biết, Sầm Sơn giờ khang trang với hệ thống Hubway ven biển hiện đại, khách sạn 5 sao, công viên, quảng trường… văn minh, mới lạ. Dịch vụ du lịch cũng quy củ hơn rất nhiều”.

Góp phần lớn trong sự khởi sắc về du lịch của Sầm Sơn là sự đổ bộ của nhiều tập đoàn lớn.

Tháng 5.2014, Tập đoàn FLC chính thức khởi công dự án FLC Sam Son Beach & Golf Resort (FLC Sầm Sơn) tại vùng đầm lầy ven biển hoang vu. Chỉ sau một năm, diện mạo tổ hợp FLC đã hình thành. Kiến trúc biệt thự, khách sạn độc đáo cùng những tiện ích hiện đại của FLC vào thời điểm ra mắt nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của hàng triệu du khách.

Sau khi dự án của FLC chính thức đi vào hoạt động, hàng loạt dự án bất động sản du lịch, các khách sạn cao cấp mọc lên, biến biển Sầm Sơn trở thành một đại đô thị biển theo hướng hiện đại và văn minh. 5 năm trở lại đây, mỗi năm Sầm Sơn thu hút hàng triệu lượt khách tới nghỉ dưỡng.

Năm 2015, thời điểm diễn ra sự kiện năm du lịch quốc gia mà tỉnh đăng cai tổ chức, thành phố biển đón hơn 3 triệu lượt khách. Chỉ sau 4 năm, năm 2019, đô thị trọng điểm của du lịch Thanh Hóa đón được gần 5 triệu lượt khách, doanh thu đạt 4.600 tỉ đồng, tăng 25,68% so với cùng kỳ, tăng 2,22% so với kế hoạch năm.

Du lịch tại thành phố biển xứ Thanh chứng kiến nhiều sự thay đổi trong 5 năm qua, và một trong những điểm nhấn lớn nhất là sự có mặt của quần thể nghỉ dưỡng 5 sao đầu tiên này. "Ngoài việc góp phần thay đổi diện mạo du lịch địa phương, FLC Sầm Sơn cũng được hưởng lợi từ yếu tố này, tiếp tục thu hút giới đầu tư và du khách", đại diện doanh nghiệp cho hay.

FLC Sầm Sơn
FLC Sầm Sơn

Sau giai đoạn giãn cách, Sầm Sơn được biết là một trong những điểm du lịch phục hồi nhanh nhất sau ảnh hưởng của COVID – 19. Không khí biển thoáng đạt và vị trí gần Hà Nội tiếp tục là ưu thế để du khách về đây thưởng thức những ngày nắng ấm trong lành và phục hồi sức khỏe. Chỉ riêng trong dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 vừa qua, khu du lịch biển Sầm Sơn đón 305.700 lượt khách. Lượng khách tham quan, nghỉ dưỡng đang tiếp tục tăng dần trở lại trong hơn một tháng qua.

Riêng tại quần thể FLC Sầm Sơn, số liệu thống kê cho thấy vào dịp cao điểm quần thể có thể đón trung bình từ 1.000 - 2.000 lượt khách/ngày, trong đó tỉ lệ đặt phòng trong nhiều dịp cuối tuần đạt tới trên 90%. Với đà khởi sắc tích cực này, dự báo du lịch Sầm Sơn hoàn toàn có thể sớm “vượt bão” COVID-19 để tiếp tục giữ vững ngôi vị một trong những điểm đến hút khách bậc nhất Việt Nam trong thời gian tới.

Linh Linh
TIN LIÊN QUAN

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Những công trình cổ xưa nhất thế giới hút du khách

Vân Hoa |

Bên cạnh Những bức tượng bí ẩn ở Đảo Phục Sinh hay Đại kim tự tháp Giza, nhiều công trình kiến ​​trúc thế giới vẫn đứng vững sau nhiều thế kỷ, thậm chí hàng thiên niên kỷ.