Rộn ràng làng nghề vót tre làm đũa vào mùa Tết

NGUYÊN ANH |

Những ngày giáp Tết, đến ấp Xẻo Cui, xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang từ xa đã nghe những tiếng nói cười giòn giã của chị em phụ nữ làm nghề vót đũa tre.

Điêu luyện với từng thớ tre

Vừa chẻ nhỏ từng đoạn tre cho các chị em khác vót, tỉa bà Thị Lạt (gần 50 tuổi) vừa đon đả mời chúng tôi vào nhà. Bà Lạt đã có hơn 20 năm gắn bó với nghề truyền thống của gia đình.

Các sản phẩm làm từ tre hoàn toàn thủ công nhưng sản phẩm tạo ra lại đều tăm tắp. Nhìn bàn tay nhanh thoăn thoắt của những người vót tre mới thấy sự khéo tay, lành nghề của họ có thể “so kè” được với máy móc.

Chị Thị Ngọc được mọi người gọi vui là “đôi tay vàng” vót đũa tre của xóm, nở nụ cười vui vẻ cho biết, bí quyết để tạo nên danh tiếng sản phẩm đũa tre Xẻo Cui bền, đẹp, chất lượng thì ngoài khéo tay còn phải biết cách chọn mua tre nguyên liệu.

Tre Mạnh Tông già sẽ cho ra thành phẩm đũa tre chất lượng. Ảnh: Nguyên Anh
Tre Mạnh Tông già sẽ cho ra thành phẩm đũa tre chất lượng. Ảnh: Nguyên Anh

“Tre Mạnh Tông già 2-3 năm tuổi mới làm đũa được chứ tre non làm ra sản phẩm kém chất lượng lắm. Tre Mạnh Tông già có giá cao hơn các loại tre khác, dao động từ 80.000 đồng - 100.000 đồng/ 1 cây. Đôi đũa thành phẩm phải cứng, thẳng, không sần sùi và không bị mốc, thâm kim thì mới đạt”, chị Ngọc cho biết.

Chọn lọc kỹ ngay từ khâu nguyên liệu nhờ vậy mà đũa tre Xẻo Cui đã vang danh tiếng gần xa vì độ bóng, lên vân màu đỏ đẹp tự nhiên chứ không hề sử dụng hóa chất hay phẩm màu.

Khấm khá hơn nhờ cây tre

Cuối năm là mùa vót đũa, nhà nào cũng thay đũa mới để mong năm mới sung túc hơn, có bữa cơm ngon hơn nên nhu cầu sử dụng đũa tre cũng tăng cao. Đơn hàng Tết không chỉ tạo công ăn việc làm cho các chị em mà còn giúp họ có thu nhập khá, ăn Tết sung túc hơn.

Bà Lạt cho biết: “Mùa Tết, tôi bán khoảng 5.000 đôi đũa. Có khi khách đặt hàng nhiều, các chị em chia đơn hàng với nhau mỗi người một ít để kịp số lượng giao cho khách”.

Bà Lạt cũng tâm sự, nhà chỉ có 2 công đất trồng lúa nên hồi trước kinh tế gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc vào phần lời ít ỏi của vụ lúa. Nhưng nhờ nghề vót câu, vót đũa mà bất kỳ thời điểm nào trong năm cũng đều có công ăn việc làm, có thu nhập thường xuyên.

Chị em phụ nữ có thu nhập ổn định từ nghề vót đũa. Ảnh: Nguyên Anh
Chị em phụ nữ có thu nhập ổn định từ nghề vót đũa. Ảnh: Nguyên Anh

Trung bình mỗi ngày, bà Lạt vót từ 100 – 150 đôi đũa, trừ tất cả chỉ phí cũng còn lời hơn 100.000 đồng. Nguồn thu nhập ổn định đã phần nào trang trải các chi phí sinh hoạt trong gia đình.

Không chỉ bà Lạt mà các chị em khác là thành viên tổ phụ nữ vót câu, vót đũa ấp Xẻo Cui cũng phấn khởi đón Tết vì có nhiều đơn hàng.

Vẫn bám trụ với tre

Ngoài niềm vui có thu nhập cao trong mùa Tết này, chị Ngọc và những chị em khác cũng chia sẻ thêm, diện tích trồng tre Mạnh Tông đang bị thu hẹp nên việc tìm được tre nguyên liệu càng khan hiếm, nguyên liệu tre đầu vào tăng cao. Ngoài ra, tất cả các khâu đều làm thủ công nên người làm nghề phải mất nhiều thời gian và công sức lao động hơn.

Chị Ngọc cho biết: Mỗi cây tre chỉ lấy được một nửa từ đoạn giữa xuống gốc, vót ra khoảng 100 đôi đũa thành phẩm do vậy giá bán đũa tre ấp Xẻo Cui cũng cao hơn đũa tre ngoài thị trường.

Tuy nhiên chất lượng đã giúp tạo dựng uy tín với người sử dụng nên đũa tre Xẻo Cui được nhiều người đặt mua với số lượng lớn. Các chị em đều có việc làm và thu nhập thường xuyên hơn, nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo. Đây cũng chính là động lực để bản thân chị Ngọc cũng như hơn 20 chị em hội viên phụ nữ ấp Xẻo Cui tiếp tục bám trụ cây tre, giữ nghề vót đũa cha ông truyền lại.

Bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng cho biết, Xẻo Cui từng là ấp đặc biệt khó khăn nằm trong chương trình hỗ trợ của Chính phủ giai đoạn 2016 – 2020. Nơi đây có hơn 70% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhưng nhờ cần mẫn, giữ lửa với nghề thủ công truyền thống từ tre, trúc đã giúp cho lao động nữ có thu nhập ổn định.

Đũa tre được mang phơi đủ nắng mới giao cho khách. Ảnh: Nguyên Anh
Đũa tre được mang phơi đủ nắng mới giao cho khách. Ảnh: Nguyên Anh

“Năm 2013, Hội Liên hiệp phụ nữ xã đã thành lập tổ phụ nữ vót câu, vót đũa ấp Xẻo Cui. Hiện nay, Hội cũng đang đề nghị nguồn vốn hỗ trợ máy cưa để giúp các hộ gia đình đốn tre và cửa tre nhanh chóng, đỡ vất vả hơn”, bà Nguyệt thông tin.

Ngày nay, các sản phẩm thủ công truyền thống từ tre, trúc dường như đã ít dần trong đời sống sinh hoạt hiện đại, tuy nhiên, vẫn còn nhiều người mang tâm huyết muốn giữ gìn và phát huy nghề truyền thống vót đũa tre.

NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Gặp gỡ người nông dân liều mình vay hàng trăm triệu chế tạo máy vót đũa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Trải qua nhiều nghề ở nhiều nơi để kiếm sống, nhưng khó khăn vẫn liên tục đeo bám, cực chẳng đã, người đàn ông ở huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) quyết định về quê tìm kế “thoát nghèo”. Nhận thấy ở quê nhà nhiều tre, luồng, ông đã đi vay tiền, mày mò chế tạo máy vót đũa.

Trên 1.200 lao động ở Trà Vinh có thu nhập ổn định từ cây tre

HOÀNG LỘC |

Tại vùng nông thôn thuộc xã Hàm Giang, huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh), trên 1.200 lao động gắn bó với nghề tiểu thủ công nghiệp từ cây tre giúp họ có thu nhập ổn định.

Làng nghề đan đát hơn trăm tuổi “cháy hàng” dịp cuối năm

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Những ngày cuối năm, bà con làm nghề đan đát (một kiểu đan được sử dụng nhiều nhất khi đan các loại đồ đựng ở ĐBSCL) ở xã Minh Hòa, huyện Châu Thành (Kiên Giang) có khi phải sáng đèn cả đêm, tất bật luôn tay để kịp hoàn thành các đơn hàng giao cho khách.

3 người thoát nạn trong vụ cháy nhà cao tầng sáng 30 Tết ở Hà Nội

Tô Thế |

Đám cháy cháy bùng phát tại một ngôi nhà cao tầng trên phố Miếu Đầm (Hà Nội) sáng 30 Tết. Rất may không gây thương vong về người.

Sắm vàng ngày 30 Tết để xin vía phát tài cho năm mới

NGUYỄN LY - ANH TÚ |

TPHCM - Ngày 30 Tết, nhiều người vẫn đang hối hả để chuẩn bị đón Tết bên gia đình, và cũng có không ít người như một thói quen, đều đặn đến thời điểm này dành thời gian để đi mua vàng xin vía may mắn cho cả năm.

Hình nộm rồng trong ngôi đình cổ, sẵn sàng cho đốt lửa cầu may đêm giao thừa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Đã thành tục lệ của làng, hàng trăm năm nay, cứ đến ngày giáp Tết, người dân ở thôn Đồng Bồng, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung lại hò nhau lên núi chặt cây làm đóm, kết thành hình nộm rồng đặt ở sân đình. Đến thời khắc giao thừa thì châm lửa đốt để người dân lấy lửa mang về nhà cầu may đầu năm mới.

Những tuổi nào may mắn nhất năm Giáp Thìn 2024 dưới góc nhìn phong thủy?

AN AN - VŨ LINH |

Theo quan niệm dân gian "có thờ có thiêng có kiêng có lành", nhà nghiên cứu phong thủy Nguyễn Song Hà cũng đã có cuộc trò chuyện những ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 xung quanh những con giáp sẽ gặp nhiều vượng khí năm mới, đồng thời có những con giáp cần cẩn trọng.

Tiền vệ Hải Linh: Điều thích nhất ở Tết là có nhiều thời gian bên gia đình

NHÓM PV |

Sau khi để lại nhiều dấu ấn trong năm 2023, bóng đá nữ Việt Nam được kì vọng sẽ có nhiều sự thay đổi mới mẻ trong năm 2024. Góc nhìn thể thao số 149 có buổi trò chuyện với tiền vệ Trần Thị Hải Linh về câu chuyện của cô với hành trình vừa qua, cũng như những dự định, mục tiêu trong năm mới.

Gặp gỡ người nông dân liều mình vay hàng trăm triệu chế tạo máy vót đũa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Trải qua nhiều nghề ở nhiều nơi để kiếm sống, nhưng khó khăn vẫn liên tục đeo bám, cực chẳng đã, người đàn ông ở huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) quyết định về quê tìm kế “thoát nghèo”. Nhận thấy ở quê nhà nhiều tre, luồng, ông đã đi vay tiền, mày mò chế tạo máy vót đũa.

Trên 1.200 lao động ở Trà Vinh có thu nhập ổn định từ cây tre

HOÀNG LỘC |

Tại vùng nông thôn thuộc xã Hàm Giang, huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh), trên 1.200 lao động gắn bó với nghề tiểu thủ công nghiệp từ cây tre giúp họ có thu nhập ổn định.

Làng nghề đan đát hơn trăm tuổi “cháy hàng” dịp cuối năm

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Những ngày cuối năm, bà con làm nghề đan đát (một kiểu đan được sử dụng nhiều nhất khi đan các loại đồ đựng ở ĐBSCL) ở xã Minh Hòa, huyện Châu Thành (Kiên Giang) có khi phải sáng đèn cả đêm, tất bật luôn tay để kịp hoàn thành các đơn hàng giao cho khách.