"Rối như canh hẹ" khi triển khai giảm thuế VAT : Gỡ cách nào?

Cường Ngô |

Không thể phủ nhận rằng chính sách giảm thuế 2% giá trị gia tăng (VAT) sẽ giúp các doanh nghiệp, người dân giảm bớt một phần khó khăn về kinh tế, đồng thời tạo đà phục hồi trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc.

"Rối tơ vò" khi thực hiện giảm thuế VAT

Việc giảm thuế VAT được thực hiện theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội và Nghị định số 15 của Chính phủ ban hành ngày 28.1. Chính sách này áp dụng với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh không phân biệt phương pháp tính thuế khấu trừ hay tính tỉ lệ % trên doanh thu.

Đây là lần đầu tiên thuế VAT được giảm đồng bộ từ khâu nhập khẩu, sản xuất đến gia công, tiêu dùng, có tác dụng trực tiếp giúp người tiêu dùng mua sắm tiết kiệm và giúp kích thích tái đầu tư sản xuất kinh doanh với đầu vào của nguyên vật liệu hoặc tái mua thêm hàng hóa tiêu dùng.

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Phạm Quốc Việt - Giám đốc Công ty TNHH MACT Việt Nam (hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thuế, kế toán và pháp lý) cho hay, không thể phủ nhận rằng chính sách này sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp, người dân giảm bớt một phần khó khăn về kinh tế và đồng thời cũng tạo đà phục hồi trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, do Nghị định 15 mới có hiệu lực từ 1.2 nên trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp đang gặp phải hàng loạt vấn đề và lúng túng khi áp dụng.

Thứ nhất, doanh nghiệp không nắm rõ mặt hàng kinh doanh của mình có thuộc danh mục hàng hóa dịch vụ áp dụng Nghị định không. Đặc biệt, một số doanh nghiệp gặp vướng mắc trong việc tra cứu mã ngành kinh doanh của mình có thuộc "Phụ lục I- Danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT" hay không. Ngoài ra, việc tra cứu một số mã HS ở khâu nhập khẩu cũng gặp khó khăn.

Thứ hai, một số trường hợp dễ gây hiểu lầm trong vấn đề áp dụng thuế suất GTGT của nguyên vật liệu đầu vào và thuế GTGT của sản phẩm đầu ra, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất.

Cụ thể, nguyên vật liệu nhập khẩu của doanh nghiệp không được giảm thuế GTGT trong khi sản phẩm của doanh nghiệp lại được giảm thuế GTGT (do sản phẩm không thuộc Phụ lục I nêu trên) thì sản phẩm của doanh nghiệp đó có được hưởng giảm thuế GTGT hay không? Lý do là Nghị định 15 quy định việc giảm thuế áp dụng thống nhất từ khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.

Thứ ba, các hàng hóa được bàn giao và dịch vụ được hoàn thành trước thời điểm Nghị định 15 có hiệu lực (1.2.2022) nhưng chưa được xuất hóa đơn, do đối soát công nợ sau ngày 1.2.2022, do nghỉ lễ Tết hoặc các lý do khách quan khác, thì hàng hóa, dịch vụ đó có được giảm thuế GTGT xuống 8% hay không? Hiện vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về nội dung này.

Chị Nguyễn Thuý Nga - kế toán của một doanh nghiệp trong lĩnh vực sản phẩm nông nghiệp ở miền Nam cho biết, hiện doanh nghiệp của chị đang gặp khó khăn trong việc xác định mã sản phẩm áp dụng mức thuế.

Bởi, khi xuất hóa đơn hàng hóa ở khu vực miền Nam thì được áp mức thuế 8%, nhưng nếu mỗi khu vực, vùng miền có cách xác định mã sản phẩm khác nhau, nơi thì được áp 8%, nơi giữ nguyên 10%. Điều này khiến chị loay hoay suốt thời gian qua.

"Việc không thống nhất trong cách áp dụng mã sản phẩm ảnh hưởng khá lớn đến doanh nghiệp đang hoạt động. Chúng tôi mong Bộ Tài chính sớm có thông tư hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp dễ tiếp cận, tra soát chính xác hơn, bảo đảm theo quy định của pháp luật", chị Nga nói.

Gỡ khó bằng cách nào?

Khi được hỏi, có nên giảm thuế VAT đồng loạt xuống còn 8% với tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ không?, ông Phạm Quốc Việt cho rằng, với các chính sách mới được ban hành, chắc chắn Chính phủ cũng đã tham khảo ý kiến của nhiều ban ngành và khảo sát các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, cũng như đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực đối với nền kinh tế trước khi đưa Chính sách vào thực hiện.

Do đó, chính sách đưa ra mới không giảm toàn bộ thuế GTGT của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ xuống 8%.

Nhiều hệ thống bán lẻ đã áp dụng giảm thuế suất VAT xuống còn 8%. Ảnh: Nguyên Đăng
Nhiều hệ thống bán lẻ đã áp dụng giảm thuế suất VAT xuống còn 8%. Ảnh: Nguyên Đăng

"Việc đưa chính sách mới vào cuộc sống sẽ có những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện. Do đó, việc đồng hành và hỗ trợ giải đáp vướng mắc từ cơ quan thuế trong quá trình thực thi là vô cùng cần thiết. Chính phủ cần đưa ra các hướng dẫn cụ thể để việc thực thi Chính sách được hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, các chế tài phạt được đưa ra do áp dụng không đúng chính sách, theo ông Việt "là cần thiết để chính sách được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nhằm đạt đến mục tiêu mà Chính phủ đã tính toán và hướng tới", ông Việt nói.

Vị này cũng khuyến nghị, ngành thuế cũng có thể tổ chức những buổi hội thảo cập nhật, tuyên truyền chính sách mới cho người nộp thuế và tiếp thu ý kiến vướng mắc của các doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh và người dân trong quá trình thực hiện chính sách để đưa ra các giải đáp và hướng dẫn cụ thể cần thiết. 

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Nhiều thắc mắc giảm thuế VAT: Vì sao không cần thông tư hướng dẫn?

CAO NGUYÊN |

Nghị định 15 của Chính phủ quy định giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) xuống còn 8% còn gặp nhiều thắc mắc trong quá trình thực thi. Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Tài chính nên sớm có văn bản hướng dẫn để doanh nghiệp, người dân và cơ quan thuế dễ dàng áp dụng.

Giảm thuế VAT 10% xuống 8%: Vẫn "rối như canh hẹ" khi áp dụng

Cường Ngô |

Không thể phủ nhận rằng chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ giúp các doanh nghiệp, người dân giảm bớt một phần khó khăn về kinh tế, đồng thời tạo đà phục hồi trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc.

Mua hàng ở đâu để được giảm thuế VAT?

ANH HUY |

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8% sẽ giúp người tiêu dùng giảm được chi phí chi tiêu. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên lựa chọn các mặt hàng để được hưởng ưu đãi này.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Nhiều thắc mắc giảm thuế VAT: Vì sao không cần thông tư hướng dẫn?

CAO NGUYÊN |

Nghị định 15 của Chính phủ quy định giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) xuống còn 8% còn gặp nhiều thắc mắc trong quá trình thực thi. Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Tài chính nên sớm có văn bản hướng dẫn để doanh nghiệp, người dân và cơ quan thuế dễ dàng áp dụng.

Giảm thuế VAT 10% xuống 8%: Vẫn "rối như canh hẹ" khi áp dụng

Cường Ngô |

Không thể phủ nhận rằng chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ giúp các doanh nghiệp, người dân giảm bớt một phần khó khăn về kinh tế, đồng thời tạo đà phục hồi trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc.

Mua hàng ở đâu để được giảm thuế VAT?

ANH HUY |

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8% sẽ giúp người tiêu dùng giảm được chi phí chi tiêu. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên lựa chọn các mặt hàng để được hưởng ưu đãi này.