Quảng Trị xây cảng cạn ở cửa khẩu, mục tiêu tạo “tam giác” để phát triển

HƯNG THƠ |

Tỉnh Quảng Trị đang nỗ lực để xây dựng cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo, băng chuyền than ở Cửa khẩu quốc tế La Lay, Cảng Mỹ Thủy ở biển và cảng cạn ở ngay Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo – tạo thành “tam giác” để phát triển bền vững.

Ngày 18.9, theo Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Quảng Trị, sau khi Quảng Trị cấp chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Hàng hải Vsico thực hiện dự án Khu cảng cạn Vsico Quảng Trị, hiện các bên liên quan đang lập quy hoạch chi tiết dự án.

“Sau khi cấp quyết định chủ trương đầu tư, sẽ còn các thủ tục như báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng... Hiện Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh đang phối hợp với chủ đầu tư các đơn vị liên quan hoàn tất các thủ tục để dự án sớm đi vào triển khai” – ông Trương Khắc Nghi – Phó Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh Quảng Trị, thông tin.

Theo lãnh đạo Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh, dự án Khu cảng cạn Vsico Quảng Trị triển khai gần Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị). Mục tiêu của dự án là đầu tư hệ thống kho, bãi, hạ tầng kỹ thuật và hệ thống thiết bị đáp ứng việc cung cấp các dịch vụ bốc dỡ hàng hóa, lưu kho bãi và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp liên quan đến vận tải, thông quan hàng hóa.

Dự án dự kiến sử dụng diện tích mặt đất là 85.782 m2, công suất thông qua cảng từ 50.000 -150.000 TEUs/năm. Tổng vốn đầu tư hơn 236,6 tỉ đồng, dự kiến quý I/2026 dự án đưa vào hoạt động.

Ông Lê Đức Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, việc xây dựng cảng cạn trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết để phục vụ lưu thông, trung chuyển hàng hóa trên tuyến Quốc lộ 9 đến cửa khẩu quốc tế giữa hai nước Việt Nam - Lào, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Theo ông Tiến, lâu nay, sau khi hàng hóa thông quan qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo thì được vận chuyển đi các cửa khẩu khác. Một khi tại cửa khẩu này có cảng, sẽ gom các loại hàng hóa lại, rồi vận chuyển về cảng biển ở tỉnh Quảng Trị để xuất đi thì địa phương sẽ thu được thuế, có nhiều việc làm cho người dân ở địa phương.

Cùng với cảng cạn, tỉnh Quảng Trị đang nỗ lực để xây dựng cao tốc từ Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo về để rút ngắn khoảng cách. Song song với đó, phía hạ tầng Cửa khẩu quốc tế La Lay đang dần hoàn thiện, và băng chuyền vận chuyển mặt hàng than ở đây cũng đang được đốc thúc để xây dựng cùng với Quốc lộ 15D. Đặc biệt, cảng Mỹ Thủy sắp hoàn thành giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng.

“Một khi các dự án hoàn thành, hàng hóa từ 2 cửa khẩu quốc tế sẽ theo cao tốc và Quốc lộ 15D đi về cảng Mỹ Thủy, tạo thành tam giác phát triển” – ông Lê Đức Tiến kỳ vọng.

Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Bộ Giao thông Vận tải có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 có Cảng cạn tại hành lang kinh tế Đường 9 diện tích từ 5 -10 ha. Ngày 14.6.2022, UBND tỉnh đã ban hành quyết định về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu xây dựng thị trấn Lao Bảo thuộc Khu kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo, trong đó điều chỉnh 7,68 ha đất thương mại dịch vụ cấp đô thị sang đất cảng cạn, đất giao thông đô thị 0,91 ha sang đất cảng cạn. Như vậy, dự án Cảng cạn Vsico Quảng Trị (8,5782 ha) phù hợp với quy hoạch xây dựng thị trấn Lao Bảo và Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

TPHCM thêm 7 cảng cạn để phát huy lợi thế 1.000km đường thủy

MINH QUÂN |

Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (gồm TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu) đảm trách thông quan khoảng 43% tổng khối lượng hàng và chiếm khoảng 72% tổng khối lượng hàng container thông qua cảng biển cả nước.

Cần Giờ xây cầu, cảng biển, khu đô thị nhằm đưa TPHCM tiến ra biển

MINH QUÂN |

TPHCM - Dự án cầu Cần Giờ, Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ tổng vốn gần 360.000 tỉ đồng sẽ triển khai trong các năm tới nhằm thực hiện mục tiêu đưa TPHCM tiến ra phía biển Đông.

Cần đến 42.000 tỉ đồng để đầu tư hệ thống cảng cạn

PHẠM ĐÔNG |

Theo quy hoạch, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng cạn đến năm 2030 khoảng từ 27,4 đến 42,38 nghìn tỉ đồng.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

TPHCM thêm 7 cảng cạn để phát huy lợi thế 1.000km đường thủy

MINH QUÂN |

Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (gồm TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu) đảm trách thông quan khoảng 43% tổng khối lượng hàng và chiếm khoảng 72% tổng khối lượng hàng container thông qua cảng biển cả nước.

Cần Giờ xây cầu, cảng biển, khu đô thị nhằm đưa TPHCM tiến ra biển

MINH QUÂN |

TPHCM - Dự án cầu Cần Giờ, Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ tổng vốn gần 360.000 tỉ đồng sẽ triển khai trong các năm tới nhằm thực hiện mục tiêu đưa TPHCM tiến ra phía biển Đông.

Cần đến 42.000 tỉ đồng để đầu tư hệ thống cảng cạn

PHẠM ĐÔNG |

Theo quy hoạch, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng cạn đến năm 2030 khoảng từ 27,4 đến 42,38 nghìn tỉ đồng.