QLTT xử phạt kho mỹ phẩm giả sau phản ánh của Báo Lao Động

Nhóm PV |

Sau tuyến bài điều tra của Báo Lao Động phản ánh về kho mỹ phẩm giả ở quận Hà Đông và Thanh Trì, Hà Nội, lực lượng Quản lý thị trường đã vào cuộc kiểm tra và xác định hành vi giả mạo nhãn hiệu các thương hiệu và không xuất trình được hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của sản phẩm.

Ngày 20.1, dưới sự chỉ đạo của Cục QLTT thành phố Hà Nội, hai mũi tấn công của lực lượng QLTT đã tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý và đã phát hiện các vi phạm về hàng hoá.

Kiểm tra tại kho mỹ phẩm giả của Đại lý Long Thuỷ ở địa chỉ tổ 17 Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội, Đội QLTT số 11 phát hiện tại đây có nhiều sản phẩm mỹ phẩm như sữa rửa mặt, kem chống nắng, kem dưỡng ẩm... có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu các thương hiệu mỹ phẩm lớn của Hàn Quốc, Thái Lan.

Đồng thời tại đây có nhiều sản phẩm không xuất trình được hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của sản phẩm. Tại buổi kiểm tra, chính chủ hàng cũng thừa nhận đây là hàng giả, được đặt trôi nổi trên mạng rồi mang về bán.

"Số hàng này tôi nhập trôi nổi trên mạng, không biết kho ở đâu, nhiều sản phẩm giả mạo nhãn hiệu, không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ", chủ cửa hàng nói.

Hai mũi tấn công QLTT kiểm tra kho mỹ phẩm giả sau phản ánh của Lao Động
Hai mũi tấn công QLTT kiểm tra kho mỹ phẩm giả sau phản ánh của Lao Động. Ảnh: Thiều Trang

Trong buổi làm việc, khi các kiểm soát viên hỏi giá những mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài, chủ của hàng đều nói, do là sản phẩm giả mạo, nên giá rất rẻ.

Đơn cử, sữa rửa mặt Innisfree Green Tea, thuộc hãng Innisfree của Hàn Quốc, trên thị trường bán với giá hơn 300.000 đồng thì tại đây chỉ bán với giá 40.000 đồng; kem chống nắng Vichy có giá trên thị trường hơn 400.000 đồng, nhưng tại cửa hàng này chỉ là 50.000 đồng.

Theo kết quả kiểm đếm, thu giữ những sản phẩm vi phạm, trao đổi với Lao Động chiều 21.1, ông Nguyễn Minh Khoán - Đội trưởng Đội QLTT số 11 - cho biết, cửa hàng kinh doanh Long Thuỳ do ông Nguyễn Đình Thành làm chủ hộ kinh doanh.

Quá trình kiểm tra, lực lượng QLTT phát hiện cửa hàng kinh doanh hàng hóa là mỹ phẩm nhập lậu có giá trị hàng hóa 5.826.000 đồng. Với vi phạm này, lực lượng QLTT xử phạt 6 triệu đồng.

Lực lượng QLTT cũng phát hiện cửa hàng kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu có giá trị hàng hóa vi phạm là 1.200.000 đồng, xử phạt cho hành vi này là 6 triệu đồng. Tổng tiền phạt cho hai hành vi vi phạm là 12 triệu đồng.

Còn tại kho hàng có địa chỉ ở xóm Giếng (Yên Xá, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội), khi đội QLTT số 5 xuống kiểm tra, chủ kho đã tẩu tán số hàng hoá có dấu hiệu vi phạm đi nơi khác, tại kho cửa đóng then cài. Đội QLTT số 5 cho biết sẽ tiếp tục điều tra, xác minh để xử lý triệt để các vi phạm của kho hàng này.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Hai mũi tấn công QLTT kiểm tra kho mỹ phẩm giả sau phản ánh của Lao Động

Nhóm PV |

Sau tuyến bài điều tra của Báo Lao Động phản ánh về kho mỹ phẩm giả ở quận Hà Đông và huyện Thanh Trì (Hà Nội), ngày 20.1, dưới sự chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường (QLTT) Thành phố Hà Nội, hai mũi tấn công của lực lượng QLTT đã tiến hành kiểm tra, xác minh và xử lý các vi phạm về hàng hoá.

Hé lộ chiêu đổi date mỹ phẩm lừa dối người tiêu dùng

Nhóm PV |

Trong các ngành hàng đang bị làm giả, nguy hiểm nhất là những ngành hàng có liên quan trực tiếp đến sức khỏe như mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng... Thế nhưng, có những đơn vị gia công tạo thành "đế chế", hàng ngày tạo ra hàng nghìn sản phẩm, mỹ phẩm giả, nhái kém chất lượng.

Thâm nhập kho mỹ phẩm giả: Đủ cách làm phụ kiện tem, mã vạch rởm

Nhóm PV |

Tuy đều có vẻ ngoài bóng bẩy, đẹp đẽ, với những tính năng tác dụng thần kỳ, nhưng nhiều người không biết rằng những sản phẩm mỹ phẩm đang được bán rất nhiều trên các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Instagram... đều là mỹ phẩm giả, nhái.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Hai mũi tấn công QLTT kiểm tra kho mỹ phẩm giả sau phản ánh của Lao Động

Nhóm PV |

Sau tuyến bài điều tra của Báo Lao Động phản ánh về kho mỹ phẩm giả ở quận Hà Đông và huyện Thanh Trì (Hà Nội), ngày 20.1, dưới sự chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường (QLTT) Thành phố Hà Nội, hai mũi tấn công của lực lượng QLTT đã tiến hành kiểm tra, xác minh và xử lý các vi phạm về hàng hoá.

"Trùm gia công" mỹ phẩm giả hé lộ chiêu đổi date lừa dối người tiêu dùng

Nhóm PV |

Trong các ngành hàng đang bị làm giả, nguy hiểm nhất là những ngành hàng có liên quan trực tiếp đến sức khỏe như mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng... Thế nhưng, có những đơn vị gia công tạo thành "đế chế", hàng ngày tạo ra hàng nghìn sản phẩm, mỹ phẩm giả, nhái kém chất lượng.

Thâm nhập kho mỹ phẩm giả: Đủ cách làm phụ kiện tem, mã vạch rởm

Nhóm PV |

Tuy đều có vẻ ngoài bóng bẩy, đẹp đẽ, với những tính năng tác dụng thần kỳ, nhưng nhiều người không biết rằng những sản phẩm mỹ phẩm đang được bán rất nhiều trên các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Instagram... đều là mỹ phẩm giả, nhái.