Phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19: Nông nghiệp phải đạt kim ngạch xuất khẩu 40-41 tỉ USD

Vũ Long |

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cần phải tập trung hơn nữa khởi động lại nền kinh tế, phấn đấu GDP năm 2020 đạt mức tăng trưởng trên 5%. Theo đó, các ngành kinh tế phải tăng tốc để bù lại “quãng thời gian ngủ đông” do dịch bệnh. Ngành nông nghiệp được coi là trụ đỡ kinh tế sau dịch COVID-19, cần khởi động lại một cách mạnh mẽ, quyết liệt để có thể đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 40-41 tỉ USD, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP của cả nền kinh tế.

Lương thực, thực phẩm - 2 lĩnh vực trọng yếu phải thúc đẩy tăng trưởng

Trao đổi với PV Lao Động chiều 3.6, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Nông nghiệp với vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực, đồng thời cần phát huy vai trò nông nghiệp là trụ đỡ cho tăng trưởng của nền kinh tế. Sau đại dịch, 2 vấn đề cần được quan tâm thúc đẩy tăng trưởng là lương thực và thực phẩm.

“Về lương thực, đảm bảo mục tiêu sản xuất 43,5 triệu tấn lúa, vừa đảm bảo nhu cầu trong nước, vừa đáp ứng mục tiêu xuất khẩu. Về thực phẩm, tăng cường đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, tăng trưởng cây trồng với 20 triệu tấn rau, 13,5 triệu tấn củ, quả; 9,5 triệu tấn thủy sản; 5,8 triệu tấn thịt; 1,2 triệu tấn sữa; 14,6 tỉ quả trứng. Về mục tiêu xuất khẩu, phấn đấu đạt kim ngạch 40-41 tỉ USD” - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết

Những lĩnh vực của ngành nông nghiệp sẽ đóng vai trò then chốt đẩy mạnh tăng trưởng GDP nông nghiệp trong giai đoạn mới, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, là các lĩnh vực lâm nghiệp, trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi.

“Đây  là 4 trụ đỡ của ngành, đóng góp vào tăng trưởng GDP nông nghiệp nói riêng và GDP cả nước nói chung, mặc dù năm 2020 ngành nông nghiệp phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như dịch bệnh COVID-19, biến đổi khí hậu gây nhiều hình thái thiên tai như hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL và miền Trung, mưa đá, giông lốc tại nhiều tỉnh phía Bắc” - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Mới đây, tại Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch COVID-19, Bộ Trưởng Bộ NNPTNT - Nguyễn Xuân Cường khẳng định: Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp còn đối mặt với nhiều thách thức do dịch bệnh, thiên tai, do đó ngành nông nghiệp phải chuẩn bị các kịch bản để sẵn sàng tăng tốc sản xuất khi dịch bệnh được kiểm soát. Cần tập trung thúc đẩy sản xuất, khắc phục khó khăn, cung ứng thực phẩm trong mọi hoàn cảnh; tập trung các biện pháp khống chế dịch bệnh không để phát sinh, không để thực phẩm leo giá và đặc biệt, không để tình trạng trục lợi xảy ra. Chuẩn bị điều kiện tốt nhất để thúc đẩy sản xuất, tìm thị trường mới cho các mặt hàng xuất khẩu sau dịch bệnh được kiểm soát.

Những giải pháp 

Theo các chuyên gia kinh tế, dịch bệnh COVID-19 đã thay đổi khá nhiều các hình thức giao dịch thương mại và tư duy tiêu dùng. Các doanh nghiệp và các địa phương cũng đã xác định mục tiêu để điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho phù hợp từ quý II/2020.

Tại tỉnh Vĩnh Phúc, đến nay, đã có 1.329 cơ sở chế biến nông sản thực phẩm, trong đó có 25 doanh nghiệp sơ chế, chế biến nông sản thực phẩm và 1.304 cơ sở chế biến có quy mô nhỏ lẻ. Tỉ lệ cơ giới hóa trong làm đất trồng lúa đạt trên 90%, trong thu hoạch lúa đạt trên 70%. Từ việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, ngành nông nghiệp Vĩnh Phúc ngày càng phát triển, trong đó, ngành trồng trọt đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa.

TP.Hải Phòng cũng có nhiều địa phương tiêu biểu trong công tác chủ động đảm bảo sản xuất kinh doanh trong giai đoạn mới. Tiêu biểu như Hợp tác xã Dân Lập, xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) của anh Đinh Khắc Vấn làm giám đốc với 5 công nhân và 40 lao động trực tiếp. Tổng diện tích HTX Nuôi trồng thủy sản cá sạch Dân Lập là 28ha, với mức đầu tư trên 5 tỉ/năm. HTX đã chọn cá trắm đen, cá vược... là những loài cá tiêu thụ mạnh ở thị trường nội địa.

Theo ông Mai Kiều - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Thuận, để phát triển trồng trọt, ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh cơ cấu lại lĩnh vực trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, tập trung đối với các cây trồng lợi thế của tỉnh như thanh long và các loại nông sản hàng hóa có giá trị khác.

Còn theo Sở NNPTNT tỉnh Trà Vinh, vùng nguyên liệu dừa hữu cơ diện tích hơn 220ha của 202 hộ nông dân xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần (tỉnh Trà Vinh) vừa được công nhận đạt chuẩn quốc tế (Châu Âu - EU, Mỹ - USDA). Vùng nguyên liệu dừa hữu cơ này do Công ty cổ phần Chế biến dừa Á Châu bao tiêu đầu ra.

Bà Nguyễn Ngọc Hài, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Trà Vinh cho biết: Mô hình trồng dừa hữu cơ được liên kết khá chặt chẽ bởi nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà vườn.

“Toàn bộ diện tích dừa hữu cơ đạt chuẩn này đều được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm với mức giá cao hơn giá thị trường từ 10-15%. Hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến dừa Lương Quới đang triển khai xây dựng vùng nguyên liệu dừa hữu cơ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hiện nay, tỉnh Trà Vinh đang có hơn 23.000ha dừa trồng tập trung chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Tiểu Cần và Càng Long” - bà Hài cho hay.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Đại biểu Quốc hội ủng hộ tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

C.NGUYÊN- Đ.CHUNG - T.VƯƠNG |

Chiều 25.5, Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Tại thảo luận, đa số đại biểu đều đồng ý tiếp tục chính sách này với lý do sẽ giảm bớt khó khăn cho người nông dân, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa....

Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp: Nhiều đối tượng được hưởng lợi

Chung Nguyên Vương |

Việc mở rộng đối tượng và diện tích đất được miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp sẽ giúp người dân tiết kiệm được khoản tiền lớn, tạo thêm công ăn việc làm cho khu vực nông thôn, giúp người nông dân cải thiện cuộc sống, giảm bớt khó khăn, gắn bó với hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Giảm gánh nặng cho nông dân, tăng nguồn đầu tư cho nông nghiệp

VƯƠNG TRẦN - CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Hôm nay (25.5), tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV tiến hành thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Dự kiến, với số thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) được miễn khoảng 7.500 tỉ đồng/năm sẽ tiếp tục là hình thức hỗ trợ trực tiếp tới người nông dân, là nguồn đầu tư tài chính quan trọng trực tiếp cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

C.NGUYÊN- Đ.CHUNG - T.VƯƠNG |

Chiều 25.5, Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Tại thảo luận, đa số đại biểu đều đồng ý tiếp tục chính sách này với lý do sẽ giảm bớt khó khăn cho người nông dân, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa....

Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp: Nhiều đối tượng được hưởng lợi

Chung Nguyên Vương |

Việc mở rộng đối tượng và diện tích đất được miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp sẽ giúp người dân tiết kiệm được khoản tiền lớn, tạo thêm công ăn việc làm cho khu vực nông thôn, giúp người nông dân cải thiện cuộc sống, giảm bớt khó khăn, gắn bó với hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Giảm gánh nặng cho nông dân, tăng nguồn đầu tư cho nông nghiệp

VƯƠNG TRẦN - CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Hôm nay (25.5), tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV tiến hành thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Dự kiến, với số thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) được miễn khoảng 7.500 tỉ đồng/năm sẽ tiếp tục là hình thức hỗ trợ trực tiếp tới người nông dân, là nguồn đầu tư tài chính quan trọng trực tiếp cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.