Phát trực tiếp tiền mặt cho dân nghèo - đề xuất táo bạo nhất mùa COVID-19

Hương Nguyễn |

Chuyên gia kinh tế đưa ra đề xuất khá táo bạo là cần nhanh chóng hỗ trợ trực tiếp tiền mặt cho người yếu thế đang khốn khổ trong đại dịch COVID-19.

Lý giải cho đề xuất trên, TS Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV cho rằng, hiện các giải pháp giãn, hoãn thuế nợ vay... là cần nhưng chưa đủ và quá chậm.

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp, đời sống của người dân, nhất là người nghèo, lao động tự do trở nên rất khó khăn. Qua kinh nghiệm các nước đang phát triển và thực tế tại Việt Nam, việc hỗ trợ tiền mặt đối với người dân cần được ưu tiên thực hiện bởi 5 lý do chính.

Thứ nhất, đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân lao động, trong đó nhu cầu trang trải chi phí sinh hoạt là cấp thiết.

Trong khi đó, những người dân này vẫn phải trang trải các khoản chi phí, nghĩa vụ nợ (chi phí sinh hoạt, tiền thuê nhà, tiền khám chữa bệnh....), tạo sức ép tài chính và tâm lý rất lớn đối với người dân. Do đó, việc hỗ trợ tiền mặt để duy trì cuộc sống là một yêu cầu cấp thiết đối với người dân lúc này.

TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế
TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế đưa ra những giải pháp mới để hỗ trợ người dân mùa COVID-19.

Theo Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2021, có 12,8 triệu lao động chính thức bị tác động tiêu cực, trong đó 557 nghìn lao động (chiếm 4,35%) bị mất việc làm; 4,1 triệu lao động tạm nghỉ việc (chiếm 32%); 4,3 triệu lao động bị cắt giảm giờ làm hoặc phải nghỉ giãn việc (34,1%); và 8,5 triệu lao động bị giảm thu nhập (66,4%). Cùng đó, khoảng 29,3 triệu lao động tự do bị mất việc làm bởi giãn cách.

Thứ hai, hỗ trợ tiền mặt có tác động tức thời, góp phần kích cầu tiêu dùng. Khác với các biện pháp hỗ trợ kinh tế khác như giảm thuế, phí, tạm dừng đóng bảo hiểm... có độ trễ khi triển khai, việc phát tiền mặt (nếu được triển khai tốt) có tác động gần như tức thì khi người dân sử dụng tiền để trang trải chi phí sinh hoạt cho bản thân và gia đình.

Thứ ba, hỗ trợ tiền mặt là 1 trong những biện pháp phổ biến được nhiều quốc gia triển khai nhằm giúp người dân đối phó với tác động của dịch bệnh. Bên cạnh việc triển khai các biện pháp hỗ trợ tài khóa và tiền tệ; nhiều quốc gia như Mỹ, Châu Âu, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan, Nigeria, Peru, Sri Lanka, Togo... phát tiền mặt cho người dân, nhất là trong năm 2020 và đợt dịch bùng phát gần đây.

Thứ tư, hỗ trợ tiền mặt sẽ giúp người dân yên tâm chấp hành các biện pháp giãn cách xã hội, đảm bảo an dân và an sinh. Việc được hỗ trợ tiền mặt sẽ giúp người dân yên tâm hơn về nguồn tài chính. Từ đó, làm giảm sức ép phải ra ngoài kiếm sống. Bên cạnh đó, việc phát tiền mặt cũng có ý nghĩa to lớn đối với các đối tượng yếu thế (người nghèo, người tàn tật, người mất khả năng lao động...), vốn là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch bệnh.

Thứ năm, hỗ trợ tiền mặt gây ra ít tác động phụ so với các biện pháp tiền tệ và tài khóa khác. So với các biện pháp hỗ trợ như giảm lãi suất, cho vay ưu đãi, giảm thuế..., phát tiền mặt với quy mô hợp lý (mức chi tiêu trung bình của hộ dân), thời gian phù hợp (trong thời gian giãn cách xã hội) và đúng đối tượng (những người thu nhập trung bình và thấp) sẽ ít gây tác động tiêu cực khiến cho tiền hỗ trợ chảy vào các kênh đầu tư rủi ro như chứng khoán, bất động sản; thậm chí, còn góp phần gây nên tình trạng bong bóng tài sản và tăng áp lực lạm phát.

Hương Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tiền chảy vào bất động sản và chứng khoán

Hương Nguyễn |

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, kể từ đầu năm 2021, đại dịch COVID-19 khiến triển vọng kinh tế khó khăn, mặt bằng lãi suất huy động ngân hàng giảm, nhiều doanh nghiệp, người dân có nguồn tiền nhưng thiếu cơ hội mở rộng sản xuất, kinh doanh nên gia tăng đầu tư chứng khoán, bất động sản.

Bất chấp COVID-19, sếp ngân hàng ngỡ ngàng doanh số giao dịch tăng gấp đôi

Lan Hương |

Dịch COVID-19 bùng phát khiến không ít ngân hàng buộc phải đóng cửa nhiều phòng giao dịch. Nhưng điều bất ngờ, trái với lo lắng ban đầu của các ngân hàng, số lượng giao dịch ngân hàng tăng gấp đôi trong thời gian giãn cách qua các kênh online.

“Ngân hàng giảm lãi suất cho có mùa COVID-19, chẳng đáng gì hết trơn!”

Lan Hương |

“Mức giảm lãi suất chỉ mang tính động viên cho có, giống như mang dầu gió xoa cho người bị thương hàn. Nhiều doanh nghiệp không có niềm tin, ngân hàng đã không biết lo cho người bạn của mình khi gặp nạn. Người ta bảo khi gặp nạn mới biết ai là bạn” - ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng) cho biết.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tiền chảy vào bất động sản và chứng khoán

Hương Nguyễn |

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, kể từ đầu năm 2021, đại dịch COVID-19 khiến triển vọng kinh tế khó khăn, mặt bằng lãi suất huy động ngân hàng giảm, nhiều doanh nghiệp, người dân có nguồn tiền nhưng thiếu cơ hội mở rộng sản xuất, kinh doanh nên gia tăng đầu tư chứng khoán, bất động sản.

Bất chấp COVID-19, sếp ngân hàng ngỡ ngàng doanh số giao dịch tăng gấp đôi

Lan Hương |

Dịch COVID-19 bùng phát khiến không ít ngân hàng buộc phải đóng cửa nhiều phòng giao dịch. Nhưng điều bất ngờ, trái với lo lắng ban đầu của các ngân hàng, số lượng giao dịch ngân hàng tăng gấp đôi trong thời gian giãn cách qua các kênh online.

“Ngân hàng giảm lãi suất cho có mùa COVID-19, chẳng đáng gì hết trơn!”

Lan Hương |

“Mức giảm lãi suất chỉ mang tính động viên cho có, giống như mang dầu gió xoa cho người bị thương hàn. Nhiều doanh nghiệp không có niềm tin, ngân hàng đã không biết lo cho người bạn của mình khi gặp nạn. Người ta bảo khi gặp nạn mới biết ai là bạn” - ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng) cho biết.