Phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp, hiện đại, đa giá trị

Vũ Long |

Từ các mô hình tại Quảng Ninh, ngành thủy sản cần tạo cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư phát triển nuôi biển cả nước theo hướng công nghiệp, hiện đại, đa giá trị.

Định hướng nuôi biển của nước ta

Hiện nay, nuôi biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển, nhằm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển trong thế kỷ của biển và đại dương.

Để cụ thể hóa chiến lược này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1664/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nuôi biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đề án đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích nuôi biển đạt 280.000ha, sản lượng 850.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 0,8 - 1 tỉ USD. Đến 2030, diện tích nuôi biển đạt 300.000ha, sản lượng 1,45 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 - 2 tỉ USD.

Phát triển nuôi biển theo hướng hiện đại, giảm phát thải. Ảnh: Hoàng Mai
Phát triển nuôi biển theo hướng hiện đại, giảm phát thải. Ảnh: Hoàng Mai

Định hướng phát triển ngành nuôi biển của nước ta thời gian tới là phát triển nuôi biển công nghiệp với công nghệ tiên tiến, quy hoạch chặt chẽ, phương thức quản lý hiện đại.

Phát triển nuôi biển cả trong vùng ven bờ, trên vùng biển xa bờ, ngoài khơi xa và cả trên bờ, phát huy đa dạng sinh học của vùng nhiệt đới. Tích hợp nguồn lực kinh tế kỹ thuật các ngành dầu khí, đóng tàu, vận tải biển, cơ khí hệ sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững, hiện đại.

Theo ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NNPTNT), trong thời gian vừa qua, Chính phủ, Bộ NNPTNT đã ban hành một số chính sách, chương trình khuyến khích, thúc đẩy nuôi biển. Nhờ vậy, ngành công nghiệp nuôi biển đã bước đầu được hình thành ở Việt Nam như: Hạ tầng vùng sản xuất giống, vùng nuôi tập trung, công nghiệp phụ trợ (thức ăn, thiết bị nuôi, lồng bè, vật liệu mới), công nghiệp chế biến, phát triển thị trường tiêu thụ…

Tiềm năng, lợi thế cho việc phát triển nuôi biển của nước ta là có. Nhưng muốn bay xa, muốn tạo nên một hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ, chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn cần phải được tháo gỡ, đặc biệt là về công nghệ và cơ chế chính sách trong cấp phép giao mặt biển.

Phát huy mô hình nuôi biển đa giá trị tại Quảng Ninh

Chiều 25.3.2024, chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Minh Sơn - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Ninh - cho biết: Năm 2023, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh đạt 42.292ha; trong đó, nuôi nội địa đạt 32.092ha, nuôi biển đạt 10.200ha;

Tổng sản lượng thủy sản đạt 175.324,6 tấn, trong đó khai thác thủy sản đạt 81.608,5 tấn, nuôi trồng thủy sản đạt 93.716,1 tấn. Giá trị sản xuất đạt 6.943,9 triệu đồng, giá trị tăng thêm đạt 3.929,6 triệu đồng chiếm gần 50% giá trị ngành NNPTNT.

Cũng theo ông Nguyễn Minh Sơn, Quy hoạch 80/QĐ-TTg của tỉnh Quảng Ninh xác định: “Phát triển thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở phát huy lợi thế biển đảo; hoàn chỉnh hệ thống hậu cần nghề cá, nuôi biển chế biến đồng bộ, hiện đại, xây dựng Quảng Ninh trở thành Trung tâm thủy sản của miền Bắc”.

Phát triển thủy sản theo hướng “Giảm khai thác, tăng nuôi trồng, kết hợp hài hòa giữa phát triển thuỷ sản với các ngành nghề kinh tế khác”..., trong đó, tỉnh quy hoạch 50.001ha nuôi nội địa và 45.246ha nuôi biển chiếm khoảng 12% diện tích nuôi biển Quốc gia.

"Quảng Ninh có gần 4.000ha (trong số 13.400ha thu hút đầu tư) đang được các tổ chức doanh nghiệp, HTX khảo sát, nghiên cứu đầu tư tập trung tại 6 địa phương: Vân Đồn, Cẩm Phả, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái, Hạ Long.

Phát triển thủy sản theo hướng công nghệ cao hình thành chuỗi giá trị lấy doanh nghiệp là nòng cốt, kết nối với 8 cảng cá, 11 cụm công nghiệp chế biến thủy sản tại Quảng yên, Vân Đồn, Đầm Hà, Hải Hà, Cô Tô và Móng Cái" - ông Nguyễn Minh Sơn thông tin.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Quy hoạch 13ha ở vịnh Nha Trang để nuôi biển công nghệ cao

Hữu Long |

Khánh Hòa - Tại vịnh Nha Trang, vùng biển nuôi theo hướng công nghệ cao Tây Trí Nguyên với diện tích vùng nuôi khoảng 13ha, ưu tiên nuôi tôm hùm xanh, tôm hùm bông, cá bớp, cá chẽm, cá chim.

Phát triển biển bền vững, hướng đi nào đẩy mạnh nuôi biển tại Việt Nam

Phan Anh |

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) đã ban hành nhiều chính sách, chương trình để thúc đẩy nuôi biển phát triển. Nhờ vậy, một số bộ phận hỗ trợ ngành công nghiệp nuôi biển đã bước đầu được hình thành ở Việt Nam, tuy nhiên còn đối diện nhiều khó khăn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nhiều người dân ở TPHCM lại xếp hàng dài từ sáng sớm chờ mua vàng miếng SJC

NGỌC LÊ |

Sáng 10.6, hàng trăm người dân lại tiếp tục xếp hàng chờ đợi trước trụ sở Công ty TNHH MTV thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3 (TPHCM) để chờ mua vàng miếng.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Cháy nhà dân trong đêm, kịp thời giải cứu 5 người thoát ra ngoài an toàn

Nguyên Chân |

TPHCM - Đám cháy bắt đầu từ tầng 2 của một căn nhà 2 tầng ở Quận 10 rồi lan rộng, 5 người mắc kẹt bên trong kịp thời được giải cứu ra ngoài an toàn.

Quy hoạch 13ha ở vịnh Nha Trang để nuôi biển công nghệ cao

Hữu Long |

Khánh Hòa - Tại vịnh Nha Trang, vùng biển nuôi theo hướng công nghệ cao Tây Trí Nguyên với diện tích vùng nuôi khoảng 13ha, ưu tiên nuôi tôm hùm xanh, tôm hùm bông, cá bớp, cá chẽm, cá chim.

Phát triển biển bền vững, hướng đi nào đẩy mạnh nuôi biển tại Việt Nam

Phan Anh |

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) đã ban hành nhiều chính sách, chương trình để thúc đẩy nuôi biển phát triển. Nhờ vậy, một số bộ phận hỗ trợ ngành công nghiệp nuôi biển đã bước đầu được hình thành ở Việt Nam, tuy nhiên còn đối diện nhiều khó khăn.